Cựu giám đốc điều hành Prada qua đời ở tuổi 81
Mối lương duyên giữa Franco Fieramosca và Prada đã không thể dứt khi ông được mời về thương hiệu đến 2 lần.
Mới đây, Footwear New s đưa tin Franco Fieramosca – cựu giám đốc điều hành Gucci, Prada – qua đời do biến chứng liên quan đến bệnh gan. Ông từng hợp tác nhiều thương hiệu hàng đầu thế giới và được xem như “thế lực lớn” trong ngành kinh doanh giày dép.
“Giày dép là niềm đam mê của ông ấy. Công việc là cuộc sống của ông ấy. Ông yêu công việc của mình rất nhiều”, Cristina Fieramosca – vợ ông – chia sẻ.
Cristina và Franco Fieramosca khi ở Italy. Ảnh: Courtesy Image.
Được nhiều nhà mốt trọng dụng
Fieramosca sinh ra và lớn lên ở Italy. Sự nghiệp của ông bắt đầu vào năm 1960 tại công ty giày Bally của Thụy Sĩ. Sau khi tập trung nghiên cứu tất cả khía cạnh của sản xuất, công ty điều ông đến Mỹ vào năm 1973. Ông đã rời Bally để làm việc cho hãng cao cấp khác – Ferragamo.
Năm 1983, ông gia nhập Cole Haan với vai trò phó giám đốc phụ trách giày nữ. Đến năm 1992, ông nhận vị trí tư vấn phát triển sản phẩm tại Gucci. Cùng thời điểm, ông ra mắt dòng giày dép của riêng mình – Fieramosca & Co.
Tại Gucci, Fieramosca đã gặp Cristina (vợ ông) và mối quan hệ đối tác lẫn cá nhân hình thành từ đó.
“Gucci thuê Franco vì họ muốn bán buôn giày dép ở Mỹ. Dawn Mello đã xem một bài báo về ông ấy trên tờ Footwear News và gọi để phỏng vấn. Đó là tháng 7/1992. Franco được giới thiệu đến bộ phận giày. Chúng tôi đã làm việc cật lực. Ông ấy thực sự thay đổi công việc kinh doanh tại Gucci. Vài năm sau, công ty bán được một triệu đôi giày”, Cristina nhớ lại.
Domenico De Sole – cựu chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Gucci và hiện là chủ tịch Tom Ford – cho biết Fieramosca có “kiến thức đáng kinh ngạc” về giày dép.
Video đang HOT
Hình ảnh hiếm hoi của Fieramosca. Ảnh: FN.
Brian Blake – cựu chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Gucci, hiện là giám đốc điều hành Tom Ford – cũng thừa nhận Fieramosca đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng Gucci sang Mỹ.
“Giày là khái niệm mới đối với tôi khi đó. Franco có tất cả mối liên hệ và hiểu rõ cần làm gì. Ông ấy là chìa khóa”, Blake nói.
Fieramosca đã dành 5 năm để mở rộng Gucci tại các cửa hàng bách hóa và nhà bán lẻ độc lập ở Mỹ nhưng vẫn điều hành tốt thương hiệu của riêng mình.
“Đó là nơi duy nhất tôi có thể làm bất cứ điều gì mình muốn. Tôi thấy rõ sự tự do khi đó”, ông chia sẻ sau khi chấm dứt việc sản xuất dòng giày dép của mình vào năm 2006.
Mối duyên khó dứt với Prada
Đến năm 1997, ông dường như trở thành tín đồ “cuồng” Prada. Giám đốc điều hành Patrizio Bertelli đã gặp Fieramosca, đề nghị ông vào vị trí liên kết giữa bộ phận sáng tạo và bán hàng vào năm 1998.
Năm 2004, Fieramosca từ giã Prada. Trong vài tháng, ông làm dự án tự do cho Polo Ralph Lauren. Tuy nhiên, sau chưa đầy một năm, Bertelli đã mời ông trở lại công ty với điều kiện có thể sống và làm việc chủ yếu ở Mỹ, bỏ qua lịch trình công tác xuyên Đại Tây Dương vất vả.
Fieramosca được nhiều người trong ngành quý mến. Ảnh: FN.
Sau “mối tình” kéo dài 10 năm với Prada và 48 năm trong ngành giày dép, Fieramosca chính thức giải nghệ vào năm 2008.
Suốt quá trình cống hiến cho ngành thời trang, ông được quý mến bởi tính cách hiền lành, tốt bụng, chu đáo.
Ron Frasch – đối tác điều hành Castanea Partners – bày tỏ: “Chúng tôi giữ liên lạc trong nhiều năm và có vẻ như ông ấy là người luôn dẫn đầu. Tôi may mắn được biết người bạn này trong nhiều năm. Tôi thực sự nể sáng kiến kinh doanh của ông ấy. Fieramosca rất đam mê giày dép. Ông sẽ được nhớ đến”.
John Ascher – cựu giám đốc điều hành Ralph Lauren – đã gọi Fieramosca là người đàn ông có gu thẩm mỹ tuyệt vời và phong cách đáng kinh ngạc.
“Ông ấy rất công bằng, luôn thể hiện sự quan tâm đến những người mình làm việc cùng. Fieramosca luôn công nhận mọi người vì sự chăm chỉ và đóng góp của họ”, Ascher nói.
Gucci bán đồ in hình Doraemon vào dịp Tết
Mẫu túi xách đắt nhất trong bộ sưu tập Doraemon x Gucci có giá 5.800 USD.
Mới đây, Gucci bắt tay với Fujiko-Pro sáng tạo nên bộ sưu tập gồm quần áo, phụ kiện in hình Doraemon ngộ nghĩnh.
Các thiết kế này được ra mắt vào dịp kỷ niệm 50 năm ngày chú mèo máy nổi tiếng được ra đời, đồng thời phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2021. Vì thế, màu sắc chủ đạo của bộ sưu tập hầu hết là đỏ, trắng...
Loạt trang phục hiện được mở đặt trước trên trang chủ của Gucci ở một số nước như Anh, Mỹ, Nhật Bản... Bộ sưu tập chính thức lên kệ từ tháng 1 đến tháng 3 năm sau. Giá dao động 198-5.800 USD tùy sản phẩm.
Trang phục hàng hiệu với hình in Doraemon dễ thương. Ảnh: Gucci .
Theo Nylon , giám đốc sáng tạo Alessandro Michele chia sẻ: "Những năm 70 thực sự là thời kỳ vàng son của thương hiệu Gucci. Tôi muốn quay trở lại thời gian ấy bởi đó chính là lúc hạt giống của sự thay đổi được gieo xuống".
Được phát hành vào năm 1970, Doraemon trở thành nhân vật hoạt hình phù hợp để xuất hiện trong bộ sưu tập mang màu hoài cổ của thương hiệu Italy. Ngoài ra, việc đưa chú mèo máy lên các thiết kế đắt đỏ chính là cách trang trọng để kỷ niệm 50 năm ngày nhân vật này ra đời.
Loạt phụ kiện trong bộ sưu tập Doraemon x Gucci. Ảnh: Gucci .
Trước các thiết kế trên, dân mạng để lại nhiều ý kiến.
Tài khoản @MeshForce : "Tôi rất yêu thích Doraemon và Gucci nhưng tôi không chắc màn kết hợp này thành công. Dường như một số nhà thiết kế quá bận rộn và bối rối khi sáng tạo".
Người dùng @FxndTaha nhận xét: "Tôi không thích Gucci của bây giờ. Tuy vậy, tôi thực sự muốn sở hữu một chiếc áo phông hàng hiệu in hình Doraemon".
Từ nhân viên ngân hàng đến blogger thời trang kiếm triệu USD/năm Anny Fan có tài khoản mạng xã hội thu hút hơn 5 triệu lượt theo dõi nhờ gu ăn mặc sành điệu. Những người có ảnh hưởng lớn đến giới trẻ Trung Quốc thường thu nhập khoảng 8 triệu USD/năm. Con số này trở thành một trong những yếu tố quan trọng giúp công việc blogger được yêu thích, theo WWD. Có tài...