Cựu giám đốc công ty công trình giao thông Đồng Tháp tham ô
Lợi dụng chức vụ giám đốc công ty, Phạm Văn Dũng đã chỉ đạo cho cán bộ tạm ứng 1,5 tỷ đồng của công ty để tiêu xài cá nhân. Ngoài ra, Dũng còn lập chứng từ và hàng chục hợp đồng kinh tế khống để chiếm đoạt số tiền nợ công ty.
Ngày 7/5, Tòa Phúc thẩm, TAND Tối cao tại TPHCM đã chấp nhận một phần kháng nghị, tuyên bị cáo Lương Quốc Trung (54 tuổi, nguyên là kế toán trưởng công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông Đồng Tháp) từ 1 năm 6 tháng tù treo chuyển thành tù giam về tội “Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Tuyên y án sơ thẩm, 2 năm 24 ngày tù đối với bị cáo Phạm Văn Dũng (52 tuổi, nguyên giám đốc công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông Đồng Tháp), 1 năm tù đối với bị cáo Lê Phi Hùng (67 tuổi, nguyên cán bộ trợ lý vật tư công ty), cùng về tội “Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Bị cáo Nguyễn Thành Long (47 tuổi, nguyên đội trưởng đội xây dựng cơ bản đường 1) 2 năm tù giam về tội “Tham ô tài sản”.
Theo hồ sơ vụ án, Phạm Văn Dũng giữ chức giám đốc công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông Đồng Tháp, Lương Quốc Trung là kế toán trưởng công ty. Trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2004, Phạm Văn Dũng đã tạm ứng công ty số tiền hơn 1,5 tỷ đồng để tiêu xài.
Các bị cáo tại tòa phúc thẩm
Dũng đã thanh toán số tiền 453 triệu đồng. Để hợp thức hóa số tiền còn lại, Dũng đã chỉ đạo Lê Phi Hùng và Lương Quốc Trung lập chứng từ và 18 hợp đồng kinh tế khống có giá trị 615 triệu đồng và 3% giá trị hợp đồng để hạ nợ tiền tạm ứng 667 triệu đồng, còn lại 405 triệu đồng đến nay chưa có chứng từ thanh toán và còn treo nợ công ty.
Năm 2003, Công ty công trình giao thông Đồng Tháp phân công Nguyễn Thành Long làm chỉ huy trưởng công trình tuyến dân cư Rạch Mã Trường, thuộc huyện Thanh Bình, Đồng Tháp. Long thỏa thỏa thuận nhận chuyển nhượng hơn 3 ha đất của người dân nhưng báo lại với công ty là mua đất mặt bằng. Sau khi nhận đất, Long lấy đất mặt sang lấp công trình, đồng thời làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất sang tên mình.
Sau bản án sơ thẩm ngày 22/8/2013 của TAND tỉnh Đồng Tháp, VKSND Tối cao đã có kháng nghị lên Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM. Theo đó, VKSND Tối cao cho rằng, hành vi của Dũng và Hùng đã phạm tội “Tham ô tài sản” số tiền 615 triệu đồng. Xem xét tội, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” đối với bị cáo Phạm Văn Dũng.
Video đang HOT
Việc TAND tỉnh Đồng Tháp xét xử Dũng, Hùng theo tội “Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” là không đúng quy định pháp luật. Bên cạnh đó, bị cáo Trung bị kết tội như bản án sơ thẩm là không nghiêm. Việc Long được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng hơn 3 ha đất là không có căn cứ. Do đó, VKSND Tối cao đã kháng nghị hủy bản án sơ thẩm. Phía bị cáo Long cũng làm đơn kháng cáo.
Tuy nhiên, tại phiên tòa Phúc thẩm ngày 7/5, qua các chứng cứ, tài liệu thu thập được, cùng lời khai của các bị cáo, HĐXX quyết định chấp nhận một phần kháng nghị, tăng án tù treo trở thành tù giam đối với Lương Quốc Trung, bác những phần kháng nghị còn lại cũng như kháng cáo của bị cáo Long.
Quốc Anh – Công Quang
Theo Dantri
Đại gia Lê Ân thắng kiện UBND Bà Rịa Vũng Tàu
Đại gia Lê Ân thắng kiện UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về 1,2 ha đất trồng hoa màu tại phường 3, TP. Vũng Tàu. Dù là bên kháng cáo, nhưng 2 lần liên tiếp phía UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng lại vắng mặt tại tòa phúc thẩm.
Ngày 6/5, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án, tuyên y án sơ thẩm vụ án hành chính giữa ông Lê Ân (77 tuổi, ngụ Bà Rịa - Vũng Tàu) và UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Theo hồ sơ vụ án, ông Lê Ân khởi kiện quyết định hành chính số 2581/QĐ-UB ngày 21/5/2004 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Ông Nguyễn Văn Điển, cha của bà Nguyễn Thị Vịnh canh tác sử dụng diện tích hơn 1,2 ha tại đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.3, TP. Vũng Tàu. Năm 1967, ông Điển cho gia đình bà Lê Thị Cường mượn diện tích đất này canh tác trồng cây ngắn ngày.
Năm 1976, ông Điển đòi lại diện tích đất này thì gia đình bà Cường trả lại hơn 0,7 ha, diện tích còn lại bà Cường hứa khi nào thu hoạch xong sẽ trả.
Năm 1992 họ tộc bà Vịnh lập tờ thỏa thuận chuyển nhượng hoa lợi và quyền sử dụng đất hơn 1,2 ha cho ông Lê Ân, hợp đồng có công chứng. Bà Vịnh đã giao cho ông Ân hơn 0,7 ha đất, diện tích còn lại bà Cường giao cho ông Ân khi đã thu hoa lợi xong, nhưng bà không trả như đã hứa.
Đại gia Lê Ân sau phiên tòa phúc thẩm
Quyết định số 59/QĐ-UBT ngày 18/01/1993 của UBND TP. Vũng Tàu quyết định bà Cường có trách nhiệm giao trả hơn 0,4 ha đất cho bà Vịnh.
Quyết định số 71/QĐ-UBT ngày 17/1/1994 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã quyết định chấp nhận việc thỏa thuận phân chia lô đất theo tỷ lệ 3/7. Bà Cường được quyền sử dụng 3 phần; bà Vịnh được quyền sử dụng 7 phần. Không đồng ý, bà Vịnh khiếu nại.
Ngày 21/5/2004, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ra quyết định số 2851: thu hồi, hủy bỏ, thay thế quyết định số 71. Khi này ông Lê Ân đang chấp hành hình phạt tù nên không biết, không nhận quyết định này. Khi thực hiện việc thi hành án bồi thường dân sự có liên quan đến 1,2 ha đất tại đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, thì ông Ân mới biết quyết định số 2851.
Ông Ân cho rằng, "quyết định hành chính số 2851 là quyết định hành chính chính trái pháp luật, đã gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của ông Ân". Ông đã có nhiều đơn khiếu nại gửi UBND tỉnh yêu cầu giải quyết xem xét theo quy định của pháp luật nhưng phía ủy ban tỉnh vẫn chưa thực hiện.
Việc sang nhượng hoa màu và quyền sử dụng đất giữa ông Ân và họ tộc bà Vịnh là hợp pháp, có công chứng. Khi vụ án hình sự xảy ra tại ngân hàng thương mại cổ phần Vũng Tàu (gọi tắt là VCSB), các cơ quan tiến hành tố tụng công nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của ông Ân với hơn 1,2 ha tại đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa.
Công văn số 340 ngày 16/3/1995 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã trả lời bà Vịnh với nội dung: quyết định số 71 là đúng đắn, hợp tình, hợp lý. Đây là kết luận cuối cùng của UBND tỉnh về vấn đề này.
Ngày 10/5/1998, bà Nguyễn Thị Vịnh khởi kiện quyết định số 71 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ra TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có quyết định hủy quyết định số 71/QĐ-UBT ngày 17/1/1994 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ngay sau đó, phía UBND tỉnh và bà Lê Thị Cường đã có đơn kháng cáo. Bản án hành chính phúc thẩm số 06 ngày 2/8/1999 của TAND Tối cao tại TPHCM đã bác yêu cầu kháng cáo, tuyên y án sơ thẩm.
Tuy nhiên, ngày 28/3/2000, Ủy ban Thẩm phán TAND Tối cao đã hủy toàn bộ bản án phúc thẩm, đình chỉ giải quyết vụ án trên. Bên cạnh đó cũng nêu rõ, quyết định số 71 /QĐ-UBT ngày 17/1/1994 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là quyết định của cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo và là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng có hiệu lực thi hành.
Tuy nhiên, ngày 21/5/2004, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ra quyết định nêu rõ, thu hồi, hủy bỏ, thay thế quyết định số 71/QĐ-UBT ngày 17/1/1994 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc giải quyết tranh chấp đất giữa bà Lê Thị Cường và bà Nguyễn Thị Vịnh; công nhận cho hộ bà Lê Thị Cường được tiếp tục sử dụng lô đất có diện tích hơn 0,4 ha.
Năm 2005, không đồng ý với quyết định 2581, ông Lê Ân khởi kiện quyết định hành chính này của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Sau đó, TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Lê Ân, tuyên hủy quyết định 2581. Tuy nhiên, ngày 30/12/2013, phía UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm với lý do là ông Lê Ân không có quyền khởi kiện.
Dù là bên kháng cáo nhưng phía UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lại vắng mặt 2 lần liên tiếp tại phiên tòa phúc thẩm. Chính vì lẽ đó, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHC đã quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm, tuyên y án sơ thẩm. Theo đó, phần thắng kiện thuộc về ông Lê Ân.
Công Quang - Quốc Anh
Theo Dantri
Đòi tiền "cảm ơn" bằng cách cưỡng đoạt xe Phiên xét xử phúc thẩm hôm qua (5-5), TAND TP Hà Nội đã quyết định bác đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của Nguyễn Thanh Hải (SN 1976, trú ở phường Cự Khối, Long Biên, Hà Nội), đồng thời giữ nguyên mức án 24 tháng tù giam về tội "Cưỡng đoạt tài sản". Trước đó (ngày 17-1), bị cáo này đã...