Cựu giám đốc CIA cảnh báo nguy cơ IS tấn công Mỹ, châu Âu
Một cuộc tấn công của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) nhằm phương Tây chỉ là vấn đề thời gian, chứ không phải chuyện có chắc chắn hay không, có ý định hay không, cựu giám đốc CIA, Tướng Michael Hayden, cảnh báo.
Cựu giám đốc CIA, Tướng Michael Hayden.
Trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Mỹ CNN ngày 24/8, Tướng Hayden cho hay ông dự đoán rằng IS sẽ âm mưu thực hiện một cuộc tấn công nhằm vào các mục tiêu tại Mỹ hoặc châu Âu.
“IS là một tổ chức địa phương rất mạnh, và có thể là một tổ chức khủng bố khu vực mạnh nhất”, ông Hayden nói. “Nhưng đó cũng là tổ chức có các tham vọng toàn cầu và có các công cụ”.
Hiện vẫn còn những ý kiến khác nhau trong cộng đồng tình báo về việc liệu IS hiện có khả năng tấn công phương Tây hay không.
Cuộc tranh luận đã trở thành tâm điểm chú ý hồi tuần trước sau khi nhóm phiến quân Hồi giáo dòng Sunni hành quyết nhà báo Mỹ James Foley để trả đũa cho các cuộc không kích tại Iraq – một hành động mà cựu phó giám đốc CIA Michael Morell gọi là “vụ tấn công khủng bố đầu tiên của IS nhằm vào Mỹ”.
“Tổ chức đó đã bày tỏ ý định. Không có cách thức mạnh mẽ nào khác nhằm chứng tỏ các khả năng của chúng trong cộng đồng thánh chiến hơn là một cuộc tấn công thành công nhằm vào phương Tây”, Tướng Hayden cảnh báo.
Quân đội Mỹ đã tiến hành các cuộc không kích có mục tiêu rõ ràng nhằm ngăn chặn đà tiến của IS trong khu vực. Chính quyền Obama ban đầu nói rằng các cuộc không kích được tiến hành để bảo vệ các nhân viên Mỹ tại lãnh sứ quán ở thành phố Irbil (Iraq) và ngăn ngừa nạn diệt chủng người Yazidi, một nhóm thiểu số tại Iraq.
Sứ mệnh đó dường như đã được mở rộng – các cuộc không kích tiếp tục tấn công các mục tiêu IS gần Irbil và đập Mosul hôm 24/8, Bộ chỉ huy trung tâm của Mỹ cho biết trong một thông cáo báo chí.
Phần lớn các cuộc không kích của Mỹ đã được tiến hành nhằm hỗ trợ các lực lượng Iraq gần con đập chiến lược, vốn rơi vào sự kiểm soát của IS trong một thời gian ngắn trước khi bị lược lượng Iraq và Mỹ chiếm lại.
Video đang HOT
Hôm 19/8, IS đã tung ra một đoạn video dài 5 phút quay cảnh một phần tử của nhóm này hành quyết nhà báo Mỹ James Foley, người bị bắt cóc tại Syria hồi năm 2012.
Mỹ cho biết video là thật và đang điều tra hình sự vụ việc này.
An Bình
Tổng hợp
Theo Dantri
Vụ chặt đầu nhà báo Foley đẩy TT Obama vào bài toán khó
Chính phủ Mỹ đang đối diện bài toán khó: có nên hợp tác với chính phủ Tổng thống Syria để tiêu diệt quân khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) hay không trong khi các quan chức quân sự Mỹ đều "thề" phải tiêu diệt bằng được lực lượng này.
Nạn nhân Syria chết vì vũ khí hóa học
Theo báo Independent (Anh), Mỹ sẽ có thể phải công khai hoặc bí mật kết hợp với Tổng thống Bashar al-Assad của Syria, một đối thủ mà Mỹ muốn lật đổ.
Theo báo trên, Mỹ đã lặng lẽ giúp chính phủ Assad đánh IS ở Syria, bằng cách nhờ tình báo Đức BND cung cấp tin tình báo vị trí chính xác trụ sở chỉ huy của các thủ lĩnh IS.
Điều này lý giải vì sao máy bay và pháo binh Syria đôi lúc đánh trúng các vị trí của chỉ huy phiến quân IS.
Quân IS đang từ những sào huyệt của chúng ở miền đông để tiến đánh miền tây Syria, tạo ra viễn cảnh Mỹ can thiệp quân sự chặn đường tiến quân của chúng.
Các chính khách Mỹ-Anh đều nói chắc nịch: sẽ không hợp tác với chế độ Assad để "xử" kẻ thù chung.
Phó cố vấn Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ (NSC) Ben Rhodes nói: "Chúng tôi đồng ý bất kỳ chiến lược nào để đối phó với IS đều là phải tiến hành ở cả hai bên biên giới Iraq và Syria".
Ông cũng tin tưởng chính phủ mới ở Iraq sẽ giúp Mỹ tập hợp được một liên minh chống IS. Nhưng Rhodes bác bỏ khả năng Mỹ kết hợp với chế độ Assad.
Nhưng những ngày qua, IS phô trương quyền lực ở miền bắc Syria, như vụ cắt đầu nhà báo Mỹ James Foley hôm 20.8, tấn công các thành phố, làng mạc ở miền bắc, gồm tấn công căn cứ không quân Taqba ở tỉnh Raqqa đang do một tiểu đoàn Syria bảo vệ. Nếu họ thất thủ thì IS sẽ xông đến Hama, thành phố lớn hàng thứ tư của Syria.
Syria có nhiều cơ hội để IS mở rộng lãnh thổ hơn so với Iraq, vì tổ chức này nhận được sự ủng hộ của nhánh Hồi giáo Sunni vốn chiếm 60% dân Syria, so với 20% tín đồ dòng này ở Iraq.
Nhà nước Hồi giáo được thành lập từ ngày 29.6 hiện đã chiếm hầu hết các khu vực phía đông Syria và bắc Iraq vốn có tổng cộng 4 triệu dân.
Các quan chức Mỹ thừa nhận 93 cuộc không kích ở Iraq đã chặn được đà tiến quân của IS trong hơn 10 ngày qua, nhưng sẽ không thể giải quyết dứt điểm cánh Hồi giáo thánh chiến Jihad này được. Họ nói phải có đánh nhau trên bộ tại Syria thì mới đập tan được IS.
Hiện chưa có kết luận Mỹ sẽ cần phải làm gì, khi chính phủ Mỹ vẫn còn đang thảo luận các phương án.
Ngày 22.8, Lầu Năm Góc nhấn mạnh: chưa quyết có mở rộng cuộc không kích đang tiến hành ở Iraq sang Syria. Người phát ngôn là phó đô đốc John Kirby nói với các nhà báo: "Tôi không dám liều cầm đèn chạy trước ô-tô, nói về kế hoạch chưa có hoặc các quyết định chưa ban hành".
Nhưng tại Anh, nhiều cựu chính khách kêu gọi Anh phối hợp với Mỹ không kích IS ở Syria. Chính phủ Thủ tướng David Cameron chịu sức ép "sửa" mối quan hệ với Tổng thống Assad, người được cho là nắm chìa khóa đánh bại IS.
Ngoại trưởng Anh Philip Hammond nói chuyện Anh liên minh quân sự với Tổng thống Assad là "không thực tế, nhạy cảm hoặc vô dụng", và Anh chỉ có thể là một phần trong một liên minh quốc tế do Mỹ dẫn đầu, phối hợp với Iraq để đánh IS ở Iraq.
Dù vậy, cựu Ngoại trưởng Anh Malcolm Rifkind nói với báo Independent: chỉ có thể đánh bại IS nếu tấn công lực lượng này ở cả Syria và Iraq: "Ông không thể cho phép chúng bị đánh tại bắc Iraq rồi chúng lại có hậu cứ an toàn ở Syria".
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gerald Howarth nói: "Dù chế độ Assad là những kẻ đáng buồn nôn, có lẽ chúng ta vẫn nên có quan hệ với họ, nhằm đối phó với những kẻ đáng tởm hơn".
Cựu tổng tư lệnh quân đội Anh Dannatt nói: điều quan trọng là Anh lập cầu ngoại giao với lãnh đạo Syria: "Người xưa đã nói kẻ thù của kẻ thù của bạn là bạn của bạn. Tôi nghĩ đã đến lúc phải có suy nghĩ này trong mối quan hệ của chúng ta với Assad. Nên đối thoại với ông ta. Vì nếu có chuyện vào không phận Syria để đánh IS, thì phải có sự thông qua của chế độ Assad".
Cựu đại sứ Anh ở Mỹ, ông Christopher Meyer viết trên báo điện tử Huffington Post, rằng có thể viện lý do IS đe dọa sự ổn định của Trung Đông để biện hộ cho cuộc đối thoại với Tổng thống Assad: "Việc nổi dậy chống Assad nhân danh nền dân chủ đã dẫn thẳng đến việc IS được lập. Chúng ta dù muốn hay không, phải liên kết với Assad để đánh IS".
Tổng thống Assad của Syria
Vấn đề khác là làm sao vô hiệu hóa được sự ủng hộ IS của 20 triệu tín đồ dòng Sunni sống giữa Damascus với Baghdad. Rất khó, khi đã có chuyện các tay súng Hồi giáo dòng Shiite bắn hàng chục người Sunni tại làng nọ ở bắc Baghdad, giết chết 68 người trong vụ tấn công bạo lực nhất trong năm nay.
Ngày 21.8, khi được hỏi liệu Mỹ sẽ can thiệp quân sự vào Syria, gồm không kích, khi chủ tịch Hội đồng liên quân Mỹ, tướng Martin Dempsey nói ông không thể dự báo khả năng Mỹ làm việc này, nhưng Mỹ rất lo ngại IS có thể "sống trường thọ" nếu chúng có một hậu cứ lớn ở Syria.
Ông cũng nói đến khả năng chia sẻ tin tình báo với Syria, đối thủ của IS, dù "đó là những người mà chúng ta chẳng ưa. Ở Trung Đông, luôn xảy ra những điều kỳ quặc như thế".
Cùng ngày, cựu tướng Mỹ John Allen từng chỉ huy cuộc chiến ở Afghanistan từ năm 2011 đến năm 2013, kêu gọi Tổng thống Barack Obama "mau chóng" gây sức ép lên toàn bộ "trung tâm thần kinh" IS, bẻ gãy nó và hủy diệt từng mảnh của nó". Ông cũng nói nên tấn công IS cả ở Syria và ở Iraq.
Theo Xaluan
Mỹ không loại trừ khả năng đưa quân đội trở lại Iraq Với việc cho rằng tổ chức Nhà nước Hồi giáo nguy hiểm hơn nhiều so với Al-Qaeda, nhà Trắng đang tìm sự ủng hộ trong nước để được cho phép sử dụng quân sự không giới hạn, chống lại các phần từ Hồi giáo dòng Sunni ở Iraq và Syria. Vào hôm 22/8, chính quyền Obama đã lên tiếng cho rằng việc IS...