Cựu Giám đốc CDC Khánh Hòa nhận tội sau khi nghe VKS đề nghị mức án
Sau khi nghe VKS nêu quan điểm và đề nghị mức án, cựu Giám đốc CDC tỉnh Khánh Hòa Huỳnh Văn Dõng bất ngờ xin thay đổi lời khai, nhận tội về các cáo buộc sai phạm trong đấu thầu mua trang thiết bị y tế phòng chống Covid-19.
Sáng 10/4, VKS tỉnh Khánh Hòa đọc bản luận tội, đề nghị mức án đối với ông Huỳnh Văn Dõng, cựu Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Khánh Hòa và 5 bị cáo khác cùng về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Các bị cáo tại phiên xử liên quan sai phạm tại CDC tỉnh Khánh Hòa, sáng 10/4. Ảnh: Xuân Ngọc.
Cựu Giám đốc CDC tỉnh thay đổi lời khai
Sau khi nêu quan điểm vụ án, VKS đề nghị tòa tuyên phạt ông Huỳnh Văn Dõng mức án 5 – 6 năm tù. Đối với Trần Quốc Huy (cựu Trưởng phòng Tổ chức – Hành chính, CDC Khánh Hòa), Nguyễn Trường Giang (cựu Tổng Giám đốc Công ty TNHH Phát triển Công nghệ ứng dụng Việt Nam – VNDAT) và Nguyễn Thị Thúy (Giám đốc phòng dự án) đều bị VKS đề nghị cùng mức án 2,5 – 3 năm tù.
Còn bị cáo Cao Văn Cường, chủ hộ kinh doanh cơ sở Phong Phú và Phan Phương Ngọc, cựu nhân viên khoa Dược – Vật tư y tế CDC Khánh Hòa cùng mức án 1-1,5 năm tù, cho hưởng án treo.
Về trách nhiệm dân sự, VKS đề nghị tòa tuyên Công ty CP Dược phẩm Tường Khuê phải bồi thường 1,9 tỷ đồng mà doanh nghiệp này hưởng lợi bất chính trong các gói thầu cung cấp thiết bị y tế cho CDC Khánh Hòa.
Theo VKS, khi còn đương nhiệm Giám đốc CDC tỉnh, bị cáo Dõng còn là Tổ trưởng Tổ chuyên gia đấu thầu của đơn vị. Bị cáo chịu trách nhiệm toàn bộ công tác mua sắm trang thiết bị y tế phòng chống Covid-19, ký phê duyệt toàn bộ quyết định để tổ chức thực hiện các gói thầu. Tuy nhiên, cựu Giám đốc CDC tỉnh đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu, không đảm bảo khách quan, minh bạch trong đấu thầu, gây thất thoát ngân sách Nhà nước.
Đại diện VKS đọc bản luận tội, đề nghị mức án đối với các bị cáo, sáng 10/4. Ảnh: Xuân Ngọc.
Tại tòa, bị cáo không thành khẩn khai báo, quanh co chối tội và đổ lỗi cho cấp dưới nên VKS đề nghị mức án cao nhất so với các bị cáo khác. Đối với bị cáo Huy có vai trò là Trưởng phòng Tổ chức Hành chính, nhưng can thiệp vào công tác đấu thầu, gây thiệt hại ngân sách Nhà nước.
Tuy nhiên, sau khi nghe VKS đề nghị mức án, bị cáo Huỳnh Văn Dõng bất ngờ nhận hết tội về mình, trái ngược thái độ chối tội và đổ lỗi cho cấp dưới như trong phiên xử trước.
Bị cáo Dõng giãi bày, trong phần xét hỏi (ngày 9/4), bản thân quá xúc động, đã có những lời khai không đúng nên hôm nay xin được khai lại. Cụ thể, bị cáo khai, với tư cách là người đứng đầu đơn vị, bị cáo xin chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với những sai phạm tại CDC tỉnh, không đổ lỗi cho ai về các sai phạm. Bị cáo đồng ý cáo buộc của VKS, không có ý tranh luận, mong được HĐXX giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo và các nhân viên cấp dưới.
Video đang HOT
Sai phạm tại CDC tỉnh gây thiệt hại gần 16 tỷ đồng
Giai đoạn năm 2020 – 2021, CDC tỉnh Khánh Hòa tổ chức mua sắm trang thiết bị, kit test để phục vụ công tác phòng chống Covid-19, bằng hình thức đấu thầu. Quá trình thực hiện, các bị cáo trên đã vi phạm quy định của pháp luật về Luật Đấu thầu, gây hậu quả nghiêm trọng, dẫn đến thất thoát ngân sách Nhà nước gần 16 tỷ đồng.
Quá trình tổ chức đấu thầu, mua sắm hàng hóa vật tư y tế phòng chống Covi-19, ông Dõng và Huy đã thông đồng với Thúy và Giang làm trái quy định pháp luật để Công ty VNDAT trúng 5 gói thầu cung cấp các bộ hóa chất chiết tách IVD (bao gồm cả kit xét nghiệm kèm theo), có tổng giá trị hơn 14 tỷ đồng.
Bị cáo Huỳnh Văn Dõng xin thay đổi lời khai, nhận tội sau khi nghe VKS đề nghị mức án. Ảnh: Xuân Ngọc.
Hành vi này của các bị cáo đã giúp Công ty VNDAT thu lợi hơn 350% giá vốn, gây thiệt hại cho nhà nước gần 10 tỷ đồng.
Ngoài ra, Trần Quốc Huy cũng nhận gần 2 tỷ đồng “cám ơn” của Công ty VNDAT, rồi mang về trụ sở CDC tỉnh đưa cho Huỳnh Văn Dõng. Bị cáo Dõng sau đó cho Huy 30 triệu đồng và kế toán CDC Khánh Hòa 50 triệu đồng, số tiền còn lại cựu giám đốc CDC Khánh Hòa quản lý, sử dụng cá nhân.
Đối với cơ sở Phong Phú do Cao Văn Cường làm chủ hộ kinh doanh đã sử dụng thông tin, hồ sơ giả mạo để tham gia đấu thầu. Tuy nhiên, CDC tỉnh đã xét trúng 37 gói thầu cho cơ sở này với tổng giá trị hơn 17 tỷ đồng, gây thất thoát ngân sách Nhà nước hơn 4,1 tỷ đồng.
Tương tự, CDC tỉnh Khánh Hòa đã phê duyệt cho Công ty cổ phần Dược phẩm Tường Khuê tại TP Đà Nẵng, trúng 21 gói thầu cung cấp hàng hóa, vật tư chống dịch, tổng giá trị hơn 19 tỷ đồng. CDC tỉnh bị xác định đã can thiệp, “tạo điều kiện” trái pháp luật để Công ty Tường Khuê trúng thầu, hưởng lợi bất hợp pháp, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước gần 1,9 tỷ đồng.
Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh bị đề nghị từ 9 đến 10 năm tù
Đại diện Viện kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Đỗ Anh Dũng (Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh) từ 9 đến 10 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Cùng tội danh, con ruột bị cáo Dũng là bị cáo Đỗ Hoàng Việt (Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh) bị đề nghị từ 5 đến 6 năm tù.
Sau 3 ngày TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng và 14 bị cáo đồng phạm trong vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" với tổng số tiền 8.600 tỷ đồng, chiều 21/3, đại diện Viện kiểm sát đã luận tội các bị cáo và nêu quan điểm giải quyết vụ án.
Theo đại diện Viện kiểm sát, quá trình xét xử công khai tại phiên tòa, bị cáo Đỗ Anh Dũng cùng 14 bị cáo đồng phạm đều thành khẩn nhận tội như cáo trạng đã nêu.
Bị cáo Đỗ Anh Dũng (hàng trên).
Theo đó, năm 2021, Tập đoàn Tân Hoàng Minh gặp khó khăn trong việc huy động vốn nên bị cáo Đỗ Anh Dũng đã chỉ đạo bị cáo Đỗ Hoàng Việt (con trai bị cáo Dũng) tìm phương án giải quyết nguồn vốn. Đỗ Hoàng Việt đề xuất phương án và thống nhất để ba công ty con của Tập đoàn Tân Hoàng Minh là Công ty Ngôi Sao Việt, Công ty Soleil và Công ty Cung Điện Mùa Đông phát hành trái phiếu huy động dòng tiền của nhân dân. Các bị cáo ký các hợp đồng giả cách chuyển nhượng trái phiếu, chạy dòng tiền khống để phát hành 9 gói trái phiếu.
Đại diện Viện kiểm sát xác định, hành vi của các bị cáo rất nguy hiểm cho xã hội, xâm hại tài sản của nhiều nhà đầu tư nên cần có hình phạt nghiêm khắc, tương xứng với hành vi phạm tội của các bị cáo mới đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Bị cáo Đỗ Anh Dũng giữ vai trò chỉ đạo trong vụ án nên phải chịu trách nhiệm cao nhất.
Bị cáo Đỗ Hoàng Việt (con ruột bị cáo Đỗ Anh Dũng).
Về số tiền hơn 8.600 tỷ đồng mà Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã chiếm đoạt của hơn 6.600 nhà đầu tư, là bị hại trong vụ án này, đại diện Viện kiểm sát xác định, quá trình điều tra, cơ quan điều tra đã truy thu toàn bộ số tiền trên. Đối với đề nghị của các bị hại đòi quyền lợi, đại diện Viện kiểm sát nhận thấy, có căn cứ chấp nhận hoàn trả cho các bị hại số tiền gốc.
Đối với tiền lãi theo hợp đồng mà các bị hại đã ký hợp đồng mua trái phiếu của Tập đoàn Tân Hoàng Minh, đại diện Viện kiểm sát cho rằng, 9 gói trái phiếu Tân Hoàng Minh phát hành là vi phạm pháp luật nên đề nghị Hội đồng xét xử tuyên giao dịch này vô hiệu.
Phiên tòa xét xử bị cáo Đỗ Anh Dũng và đồng phạm.
Mức án đại diện Viện kiểm sát đề nghị đối với 15 bị cáo về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản":
1. Đỗ Anh Dũng từ 9 - 10 năm tù.
2. Đỗ Hoàng Việt từ 5 - 6 năm tù.
3. Lê Văn Thịnh (Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh) từ 4 - 5 năm tù
4. Hoàng Quyết Chiến (Quyền Phó Giám đốc Trung tâm Tài chính - Kế toán, kiêm Giám đốc Ban Tài chính - Kế toán Tập đoàn Tân Hoàng Minh) từ 4 - 5 năm tù.
5. Lê Thị Mai (Phó Giám đốc Ban Nguồn vốn Tập đoàn Tân Hoàng Minh) từ 36 - 42 tháng tù.
6. Vũ Lê Vân Anh (Phó Giám đốc Ban Nguồn vốn Tập đoàn Tân Hoàng Minh) từ 36 - 42 tháng tù.
Đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa.
7. Nguyễn Văn Khẩn (Phó Trưởng phòng Ngân sách Trung tâm Tài chính - Kế toán Tập đoàn Tân Hoàng Minh) từ 30 - 36 tháng tù.
8. Trần Hồng Sơn (Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh) từ 30 - 36 tháng tù.
9. Nguyễn Khoa Đức (Trợ lý Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh, Giám đốc Công ty Cung điện Mùa Đông) từ 30 - 36 tháng tù.
10. Phùng Thế Tính (Giám đốc Trung tâm Tài chính - Kế toán, kiêm Giám đốc Ban Tài chính - Kế toán Tập đoàn Tân Hoàng Minh) từ 30 - 36 tháng tù.
11. Nguyễn Mạnh Hùng (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Ngôi Sao Việt) từ 30 - 36 tháng tù.
12. Bùi Thị Ngọc Lân (Giám đốc Công ty Kiểm toán và Kế toán Nam Việt Chi nhánh phía Bắc) từ 30 - 36 tháng tù.
13. Lê Văn Dò (Tổng Giám đốc Công ty Kiểm toán và Kế toán Hà Nội) từ 30 - 36 tháng tù.
14. Phan Anh Hùng (nguyên Phó Giám đốc Công ty Kiểm toán và Kế toán Hà Nội, Chi nhánh Sài Gòn) từ 24 - 30 tháng tù.
15. Nguyễn Thị Hải (Phó Tổng Giám đốc Công ty Kiểm toán và Kế toán Hà Nội) từ 24 - 30 tháng tù.
Điểm lại những tình tiết trước khi VKS đề nghị án với bị cáo Trương Mỹ Lan VKS sẽ luận tội bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm. Trong khi các bị cáo đều thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội và mong được xem xét khi tòa lượng hình, thì bà Trương Mỹ Lan vẫn một mực phủ nhận tội trạng. Ngày 19/3, sau gần nửa tháng xét hỏi, VKS sẽ tiến hành đề nghị mức...