Cựu Giám đốc CDC Hà Nội: Vì lương tâm của bác sĩ, vì dịch bệnh cấp bách nên khó tránh sai sót
Sau 2 ngày xét xử, trước khi bước vào nghị án, Hội đồng xét xử sơ thẩm TAND TP.Hà Nội cho các bị cáo trong vụ nâng khống giá máy xét nghiệm Covid-19 được nói lời sau cùng.
Cựu Giám đốc nói không vụ lợi
Nói lời sau cùng, cựu Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP.Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm trình bày, qua quá trình xét xử đa thay ro van đe, voi vai tro la Giam đoc CDC Hà Nội, bị cáo chiu trach nhiem chinh.
Ông Nguyễn Nhật Cảm nói mình va cac bi cao con lai la nguoi lam cong an luong, khong vi loi ich vu loi.
Cựu Giám đốc CDC Hà Nội mong Hội đồng xét xử xem xet giam nhe cho bi cao va cac can bo CDC Ha Noi.
Ông Cảm cũng khang đinh khong co đong co muc đích nao, chi mong muon co đuoc may xet nghiem đat chat luong nham phuc vu muc đich phong, chong dich Covid-19.
Khi nói lời sau cùng, bị cáo Nguyễn Nhật Cảm nói không vụ lợi, mong được hưởng khoan hồng. Vào sáng cùng ngày, Viện Kiểm sát đề nghị tòa tuyên bị cáo này từ 10 đến 11 năm tù
“Bị cáo khẳng định, vi ap luc thoi gian, vi luong tam trach nhiem cua mot bac sĩ, va trong tinh hinh dich benh cap bach cung kho tranh khoi nhung sai sot…” – bị cáo Cảm nói.
Với các bị cáo còn lại, khi được nói lời sau cùng, tất cả đều thừa nhận hành vi phạm tội, thể hiện thái độ hối hận, mong Hội đồng xét xử xem xét bối cảnh vụ án để được nhận khoan hồng từ pháp luật.
Trở lại diễn biến trước đó, Viện Kiểm sát nhận định, Chính phủ, các Bộ, ngành, chính quyền các cấp và toàn thể xã hội đã nỗ lực và tập trung các nguồn lực để phòng chống dịch với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, chấp nhận hy sinh lợi ích kinh tế để đảm bảo sức khỏe, tính mạng cho người dân.
Tuy nhiên, các bị cáo lại gian lận, thông đồng với các đối tượng bên ngoài để nâng khống giá trị gói thầu. Hành vi này làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của các lực lượng y bác sỹ và các cá nhân, đơn vị đang trực tiếp phòng chống dịch, gây bức xúc trong dư luận.
Viện Kiểm sát cho rằng, bị cáo Nguyễn Nhật Cảm giữ vai trò chủ mưu, cầm đầu xuyên suốt vụ án nâng giá máy xét nghiệm Covid-19 nên cần áp dụng hình phạt cao nhất.
Video đang HOT
Các bị cáo còn lại trong vụ án đều thừa nhận hành vi phạm tội.
Từ đầu năm 2020, CDC Hà Nội đã mua một số hệ thống Realtime PCR tự động nhằm đáp ứng nhu cầu xét nghiệm phòng chống dịch COVID-19. Do thời gian gấp nên việc mua sắm này được CDC Hà Nội thực hiện theo phương thức chỉ định thầu.
Hệ thống máy xét nghiệm Realtime PCR phòng chống COVID-19 khi nhập về Việt Nam giá khoảng hơn 2 tỉ đồng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhập khẩu, phân phối mua bán lòng vòng với nhau và CDC Hà Nội đã mua với giá hơn 7 tỉ đồng, gấp 3 lần giá nhập.
Sai phạm xảy ra khi CDC Hà Nội mua sắm trang thiết bị y tế phòng chống dịch COVID-19, tại gói thầu số 15 với số tiền là 9,54 tỉ đồng. VKS cáo buộc sai phạm của các bị cáo, trong đó có ông Nguyễn Nhật Cảm (cựu Giám đốc CDC Hà Nội) tại gói thầu số 15, gây thiệt hại cho Nhà nước là hơn 5 tỉ đồng.
Viện Kiểm sát khẳng định có sự thông đồng
Sau khi Viện Kiểm sát đề nghị mức án, các luật sư bào chữa tiến hành tranh luận. Theo nữ luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Vũ Hà Thanh – cựu Trưởng phòng Tài chính kế toán CDC Hà Nội, bà bày tỏ quan điểm, cho rằng bản luận tội của VKS không khác gì cáo trạng, nghe rất xót xa, hoàn toàn không thể hiện được những gì đã diễn ra ở phiên xét xử đầu tiên.
Viện Kiểm sát khẳng định các bị cáo đã thông đồng với nhau ngay từ đầu.
Nữ luật sư bào chữa dẫn lại nhận định của Viện Kiểm sát nói các bị cáo ở CDC Hà Nội đã lợi dụng dịch, “móc nối từ bên ngoài nâng khống giá thiết bị” và nhận định không có điều này.
Trong các vấn đề được đưa ra, một số ý kiến cho rằng không có sự bàn bạc, thống nhất giữa ông Nguyễn Nhật Cảm và các bị cáo còn lại trong CDC Hà Nội.
Đối đáp lại, Viện Kiểm sát cho rằng, ở vụ án này, các bị cáo đều hoạt động trong một tổ chức, phối hợp hoạt động chặt chẽ với nhau.
Mỗi bộ phận chức năng thực hiện một việc nhất định và hướng đến mục đích chung là chỉ định thầu theo quy định. Tuy nhiên, các bị cáo đều thừa nhận có vi phạm trong việc chỉ định thầu.
Mặc dù các bị cáo không thể hiện sự bàn bạc về giá cả, nhưng các bị cáo biết rằng quá trình thực hiện phải thực hiện theo quy định của pháp luật; một khâu sai là cả quy trình sai nên dẫn đến hậu quả sai phạm.
Viện Kiểm sát xác định, hành vi của các bị cáo để lại hậu quả chung, gây thiệt hại cho Nhà nước, vì vậy các bị cáo cùng tiếp nhận ý chí với ông Nguyễn Nhật Cảm, đây là dấu hiệu của hành vi đồng phạm.
“Các tài liệu điều tra và lời khai của các bị cáo đều thể hiện sự gặp gỡ, bàn bạc, thống nhất giá”, đại diện Viện Kiểm sát nói.
Theo vị đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố tại tòa, Nguyễn Thanh Tuyền (nhân viên Công ty TNHH Thiết bị y tế Phương Đông) đã chỉ đạo nhân viên làm 3 báo giá, trong đó có 2 báo giá giả mạo.
Nguyễn Ngọc Nhất (nhân viên Công ty TNHH Phát triển khoa học Vitech) và Tuyền khai nhận có chi % cho Nguyễn Nhật Cảm. Bản thân cựu Giám đốc CDC Hà Nội cũng có nói Nhất có hứa chi % cho bị cáo nhưng không nhớ giá trị…
Đại diện Viện Kiểm sát cũng đối đáp, khẳng định các bị cáo đã thông đồng ngay từ đầu, khi có sự bàn bạc giữa bị cáo Cảm và bị cáo Tuyền về giá mua máy xét nghiệm, ấn định giá ngay từ đầu và tiếp tục khẳng định đây là động cơ vụ lợi…
Sau tranh tụng, Hội đồng xét xử bước vào nghị án, 15h chiều mai (12/12) sẽ tuyên án sơ thẩm.
Cựu giám đốc CDC Hà Nội: 'Bị cáo nhận toàn bộ trách nhiệm'
Cựu giám đốc CDC Hà Nội nói do áp lực về việc phải sớm có thiết bị phòng, chống dịch Covid-19 nên bị cáo tự ý chọn thầu dù biết vi phạm pháp luật.
Sáng 10/12, TAND Hà Nội xét xử ông Nguyễn Nhật Cảm (cựu Giám đốc CDC Hà Nội) cùng 9 bị cáo khác về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Cáo trạng cáo buộc bị cáo Nguyễn Nhật Cảm với vai trò Giám đốc Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Hà Nội đã lợi dụng tình trạng dịch bệnh, vì động cơ vụ lợi đã thỏa thuận, ấn định mức giá gói thầu là 9,54 tỷ đồng trước khi chỉ định thầu. So với giá trị thực của thiết bị, việc nâng giá của ông Cảm và đồng phạm đã gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 5 tỷ đồng.
Bị cáo Nguyễn Nhật Cảm. Ảnh: Hải Nam.
Trả lời thẩm vấn, cựu giám đốc CDC Hà Nội khai khoảng cuối tháng 1, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, yêu cầu CDC Hà Nội phải khẩn trương đề xuất các thiết bị phòng, chống dịch.
"Thời điểm đó, CDC Hà Nội đã tích cực tìm kiếm thiết bị nhưng đến đầu tháng 2 vẫn chưa tìm ra máy móc cũng như nơi cung cấp", ông Cảm nói do áp lực về việc phải sớm đề xuất thiết bị phòng, chống dịch nên bị cáo tự ý chọn thầu dù biết vi phạm quy định pháp luật.
"Bị cáo nhận toàn bộ trách nhiệm", cựu giám đốc CDC Hà Nội nói.
Kể lại quá trình tìm mua thiết bị xét nghiệm Covid-19, ông Cảm cho biết đã nhờ bị cáo Nguyễn Ngọc Nhất (nhân viên Công ty TNHH phát triển khoa học Vitech) giới thiệu các mẫu máy.
"Nhất chào hàng tôi 3 mẫu máy và bị cáo chọn loại xuất xứ từ Ý. Nhưng sau khi kiểm tra, bị cáo nhận thấy loại máy này tốn quá nhiều thời gian để đồng bộ nên không duyệt", cựu giám đốc CDC Hà Nội khai.
Sau đó, ông Cảm liên hệ với bị cáo Nguyễn Thanh Tuyền (nhân viên Công ty TNHH thiết bị y tế Phương Đông) khi biết công ty này có hệ thống máy xét nghiệm đáp ứng yêu cầu phòng dịch. Nhưng sau buổi gặp đó, ông Cảm cho biết Công ty thiết bị y tế Phương Đông từ chối bán máy cho CDC Hà Nội mà không rõ lý do.
"Bị cáo chưa từng nghe đến việc ăn chia tiền", bị cáo Nguyễn Nhật Cảm khai trước tòa.
Bị cáo Nguyễn Ngọc Nhất. Ảnh: Hải Nam.
Còn Nguyễn Ngọc Nhất phản bác kết luận của cơ quan tố tụng về việc bị cáo thỏa thuận chi cho ông Cảm 15% giá trị gói thầu. Ngoài ra, Nhất cũng cho rằng anh ta không bàn bạc nâng giá thiết bị xét nghiệm.
Nhất khai sau khi CDC Hà Nội từ chối mua thiết bị mà anh ta chào hàng, bị cáo đã hẹn gặp riêng Tuyền.
"Bị cáo thống nhất với Tuyền sẽ bán hệ thống xét nghiệm Realtime PCR tự động cho CDC Hà Nội với giá 7 tỷ. Để đúng quy định, bị cáo thuê pháp nhân của Công ty vật tư khoa học và thương mại Việt Nam - MST và bị cáo Đào Thế Vinh (Giám đốc Công ty MST) đại diện để đấu thầu", Nhất nói.
Chiều nay, HĐXX tiếp tục xét hỏi các bị cáo liên quan vụ án.
Theo cáo trạng, máy xét nghiệm khi nhập về Việt Nam có giá hơn 2 tỷ đồng. Nhưng các bị can đã thống nhất nâng giá nhập khẩu, sau đó mua bán lòng vòng để CDC Hà Nội mua với giá cao gấp nhiều lần.
VKS xác định các thiết bị y tế được mua với giá tổng cộng hơn 4 tỷ, nhưng các bị can đã nâng khống lên trên 9 tỷ, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 5 tỷ.
Bộ Công an tiếp tục điều tra 18 gói thầu bị CDC Hà Nội 'thổi giá' Ngoài nâng khống máy xét nghiệm COVID-19, CDC Hà Nội tiếp tục bị Bộ Công an điều tra thêm 18 gói thầu mua sắm thiết bị, vật tư khác. VKSND Tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố ông Nguyễn Nhật Cảm, cựu Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội) cùng 9 bị can khác về...