Cứu đồng đội bằng cách ’shock điện’ trong Warface
Ngoài việc cứu chữa, người chơi còn có thể tương trợ lẫn nhau rất nhiều trong game như giúp trèo tường hoặc đỡ người khi ngã.
Trong game ngoài việc sử dụng súng thì người chơi còn có thể dùng lá chắn chống bạo động để che chắn và bảo vệ cho bản thân cùng đồng đội hay dùng máy tạo nhịp tim có thể tạo ra những cú shock điện làm vực dậy đồng đội đã bị thương nặng, khiến anh ta có thể tiếp tục chiến đấu. 4 lớp nhân vật với những khả năng khác biệt khi kết hợp lại sẽ đem lại hiệu quả rất cao trên chiến trường, từ các chiến thuật tác chiến tới việc co cụm phòng thủ.
Hệ thống thành tích của Warface cũng có những xét duyệt đặc biệt như tính điểm bằng số lần người chơi dứt điểm bằng dao, hay tiêu diệt đối phương theo hình thức “móc lốp”, tức là không giáp mặt giao chiến với kẻ thù.
Giống như hầu hết các game bắn súng trực tuyến sắp ra mắt, Warface cũng chủ yếu hướng vào tính năng PvE giống như trong chế độ nhiều người chơi của Battlefield hay Call of Duty. Hãng sản xuất còn tiết lộ rằng game thủ có thể tùy chỉnh các loại vũ khí của bản thân.
Video đang HOT
Hãng Tencent sẽ khởi động đợt thử nghiệm Closed Beta của game vào 15/9 tới.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Nhật Bản: Sức mạnh của niềm tin
Nếu như chính phủ và truyền thông Nhật làm chúng tôi ngạc nhiên một thì con người Nhật với sự bình tĩnh, cảm thông, tương trợ lẫn nhau để cùng trải qua những ngày khó khăn lịch sử này làm chúng tôi ngạc nhiên, cảm động hơn rất nhiều lần và tự hỏi chúng tôi có thể làm gì giúp họ?
Một phân xưởng làm cơm nắm (có chút nhân ở giữa, bọc trong rong biển) đang làm việc ngày đêm, bởi vì " ngoài kia có rất nhiều người đang ở trung tâm tị nạn không có gì ăn, chúng tôi phải làm nhanh hơn nữa để giúp họ". Sản phẩm được giảm giá mạnh, thậm chí cho không. Và những hàng người dài rất dài xếp hàng để chờ phát thức ăn và luôn miệng "Xin lỗi vì đã làm phiền ông/bà" khi nhận được đồ ăn, nước uống. Thậm chí xếp hàng mà không nhận được đồ ăn và thức uống, họ vẫn cúi gập người xin lỗi.
Một trường học giữa ngổn ngang đổ nát vẫn tổ chức lễ tốt nghiệp cho các em học sinh cấp I. Cả học sinh, thầy giáo và phụ huynh đều lau nước mắt. Lễ tốt nghiệp rất đơn sơ. Trong một gian lớp học, học sinh ngồi bệt dưới đất chờ gọi đến tên mình để lên nhận giấy chứng nhận. Người mẹ trẻ cúi rạp mình để cảm ơn thầy dù trong khó khăn thế vẫn tổ chức một buổi lễ tốt nghiệp cho các em và sẽ là một kỷ niệm sâu sắc trong lòng các em. Nước mắt và những câu văn dài dòng hoa mỹ của người Nhật dùng để cảm ơn trong tình huống trang trọng bỗng trở nên thật ý nghĩa và sâu sắc.
Ở Tokyo, người ta vẫn xếp hàng dài ra tận ngoài phố để chờ được lên tàu dù điều đó đồng nghĩa có thể họ sẽ phải chờ tới ba chuyến tiếp theo. Ở các cửa hàng bán lẻ, người bán hàng xin lỗi vì đã hết hàng, do phần nhiều hàng phải chuyển về các tỉnh thành cần trợ giúp. Những câu xin lỗi và cảm ơn ngày thường nghe đến nhàm tai, những ngày này trở thành công cụ đắc lực giúp mọi người thể hiện sự cảm thông, trân trọng lẫn nhau và cùng nhắc nhau hướng về những điều tốt đẹp.
Một bác sĩ Nhật, người từng sang Việt Nam ba tháng tình nguyện, dành hàng giờ để tư vấn cho vợ chồng chúng tôi đang chuẩn bị sinh con đầu lòng làm thế nào để an toàn nhất. Anh nói anh không phải chuyên ngành về phóng xạ nhưng may mắn chúng ta có tivi và các chuyên gia, chỉ cần các bạn làm thế này, thế này.
Người Nhật bình tĩnh xếp hàng chờ kiểm tra phóng xạ (Ảnh: AFP)
Đáng lo ngại nhất là những người đang phải làm nhiệm vụ trong khu vực nguy hiểm, nhưng ngay cả với họ cũng vẫn có thể bảo hộ được kia mà. Niềm tin của anh vào chính phủ làm chúng tôi cảm động và xấu hổ. Buổi sáng, các bác sĩ như anh sẽ phải dậy sớm hơn một giờ để tới bệnh viện do một số tuyến tàu đã cắt. Nụ cười và sự quan tâm chăm sóc với bệnh nhân vẫn không hề sút giảm. Khi chúng tôi nói nhiều sứ quán đang khuyên người dân của mình di tản xuống phía nam của Nhật, anh khuyên chúng tôi nếu coi như đi du lịch thì không thành vấn đề, nhưng không cần thiết phải xáo trộn cuộc sống như vậy.
Một người bạn lớn tuổi khác của chúng tôi cười khà khà khi nghe chúng tôi tâm sự. Ông từng làm giám đốc chi nhánh một công ty bảo hiểm Nhật tại Việt Nam và ông thật sự không cảm thấy lo lắng sau khi đọc báo, xem tivi. Bà chủ nhà nhất định bắt chúng tôi cầm mấy gói mì dự trữ. Một chủ nhà nơi bạn tôi ở, sau hai ngày bị tắc ở Chiba, lúc về rẽ qua siêu thị mua thực phẩm dự trữ và tiện thể mua một túi to đồ cho những người khách nước ngoài thuê nhà vì "sợ các em không hiểu tivi tiếng Nhật".
Người Nhật đang dạy chúng tôi một điều rằng trong mọi khó khăn ta phải có niềm tin. Và chính niềm tin của người Nhật sẽ đưa Nhật thoát ra khỏi thảm họa này một cách kỳ diệu. Niềm tin của họ có sức lay động toàn thế giới và tôi viết bài này để chia sẻ với bạn niềm tin ấy, để mong bạn chung tay giúp đỡ người Nhật củng cố niềm tin vào con người, rằng chúng ta đang làm tất cả những gì chúng ta có thể. Việc còn lại là nguyện cầu nữa thôi.
Chúng ta có thể giúp đỡ Nhật Bản như thế nào đây? Đầu tiên là tránh truyền miệng những tin tức không chính xác, bịa đặt gây hoang mang. Sau là ở hành động. Ai cũng nghĩ nước Nhật giàu hơn chúng ta nhiều, giúp thế nào cho được. Nhưng chỉ một ví dụ thôi, một nắm cơm hay một chai nước giá gốc tương đương 10.000 đồng và với 100.000 đồng bạn có thể giúp một người sống sót thêm 1-2 ngày.
VGT(Theo Tuổi Trẻ)
Cảnh sát chống bạo động khống chế kẻ dọa tự thiêu Sau 4 tiếng cố thủ trong vòng vây của hơn 100 cảnh sát, kẻ tưới đẫm xăng dọa tự thiêu đã thúc thủ trước hơi cay của lực lượng chống bạo động. Trưa 5/9, tại hiện trường ở hẻm 158 đường Tạ Uyên (quận 11, TP HCM) một thanh niên tên Nghiêm Vĩnh Huy (32 tuổi) cầm dao, tẩm xăng đầy người dọa...