Cựu độc tài Argentina Jorge Videla bị kết tội bắt cóc trẻ em
Cựu độc tài Argentina Jorge Videla đã phải nhận một bản án 50 năm tù giam vì tội đánh cắp trẻ sơ sinh có hệ thống dưới chế độ độc tài quân sự ở nước này.
Ngày 5/7, cựu độc tài ở Argentina Jorge Videla đã phải nhận một bản án 50 năm tù giam vì tội đánh cắp trẻ sơ sinh của những người phụ nữ mang thai bị chính quyền quân sự của ông bắt cóc trong một kế hoạch tổ chức có hệ thống
Jorge Videla (trái) và Reynaldo Bignone (phải) đã bị kết tội đánh cắp trẻ em cùng với 6 cựu nhân viên quân sự khác.
Jorge Videla, 86 tuổi đã từng là Tổng thống Argentina giai đoạn 1976-1981. Ông này đang chịu án tù chung thân về tội vi phạm nhân quyền. Đến giờ, Videla lại bị tòa án hình sự kết tội “đánh cắp và bắt cóc” 20 đứa trẻ.
Bên cạnh đó, nhà độc tài cuối cùng của Argentina – Reynaldo Bignone, 84 tuổi, cũng bị kết án 15 năm với cùng một tội danh với Videla.
Reynaldo Bignone vốn đã phải chịu một án tù chung thân cho tội ác chống lại loài người, bao gồm cả việc thành lập một trung tâm tra tấn trong bệnh viện khi đang diễn ra cuộc đảo chính nhằm đưa quân đội lên nắm quyền.
Phiên toà xét xử kéo dài này đã bắt đầu vào tháng 2 năm 2011 để làm rõ vụ việc khoảng 400 trẻ sơ sinh bị bắt trộm. Tổng cộng có 11 người đàn ông bị toà án kết tội, phạt tù.
Video đang HOT
Cựu độc tài quân sự Jorge Videla đã từng phủ nhận việc ra lệnh đánh cắp các đứa bé. Ông đã nhiều lần bị tổ chức nhân quyền lên án vì sự tàn nhẫn của mình.
Một số trẻ em đã sinh ra trong tình trạng bị giam cầm, trong khi đó, nhiều trẻ em khác đã bị bắt cóc khi tuổi đời còn rất nhỏ cùng với cha mẹ của chúng. Những đứa trẻ sơ sinh này thường được nuôi trong các gia đình đồng minh chính trị, liên quan đến chế độ độc tài.
Trước thông tin về bản án dành cho Videla, hàng trăm người dân đã tụ tập bên ngoài tòa án ở thủ đô Buenos Aires để ăn mừng.
“Đó là một ngày lịch sử” – Taty Almeyda, thành viên nhóm nhân quyền “Những người mẹ của Plaza de Maya” cho hay. Đây là nhóm được thành lập bởi những người phụ nữ có con cái bị bắt cóc dưới chế độ độc tài.
Ước tính quân đội chính phủ Argentina thời kỳ độc tài từ năm 1976 tới năm 1983 đã bắt giữ, tra tấn hoặc sát hại hơn 30.000 người bất đồng quan điểm chính trị trong cuộc chiến tranh bẩn thỉu.
Một số nhà lãnh đạo quân sự và chính trị vốn đã bị nghi ngờ có liên quan tới kế hoạch có hệ thống nhằm bắt cóc những đứa con của những tù nhân bất đồng quan điểm chính trị.
Juan García, người đã bị bán với giá thấp vào một trại trẻ mồ côi năm 1976 sau khi cha của ông, một thành viên của nhóm du kích Montoneros bị ám sát, đã chia sẻ với tờ Daily Telegraph rằng: “Chúng tôi sẽ tiếp tục cuộc đấu tranh cho công lý.”
Theo GDVN
Tổng thống Assad: "Tôi vẫn đứng vững là nhờ vào người dân Syria!"
Tổng thống Syria Assad cho rằng, ông vẫn còn đứng vững là nhờ vào sự ủng hộ của người dân nước này, bất chấp nhiều kẻ thù đang bủa vây quanh ông.
Trong một cuộc phỏng vấn được công bố vào ngày 5/7, Tổng thống Syria Bashar al-Assad cho biết, ông sẽ bị lật đổ từ lâu giống như vị vua cuối cùng của Iran nếu người dân không ủng hộ ông.
Tổng thống Syria Bashar al-Assad tin tưởng vào sự ủng hộ của người dân.
"Tất cả mọi người đều đang suy đoán rằng tôi sẽ bị lật đổ chỉ trong một thời gian. Nhưng tất cả họ đã tính nhầm" - ông Assad nói với tờ Cumhuriyet Thổ Nhĩ Kỳ.Ông cho biết, Syria - nơi cuộc nổi dậy ban đầu chống lại 42 năm cầm quyền của gia đình Assad bắt đầu từ tháng 3/2011, đã bị tấn công từ các chiến binh Hồi giáo từ các nước Ả Rập và bị đe dọa trước mối quan hệ căng thẳng với phương Tây và sự thù địch của Thổ Nhĩ Kỳ.
"Trò chơi nhằm mục tiêu vào Syria lớn hơn nhiều so với những gì chúng tôi nghĩ" - ông Assad nói - "Mục đích là để gây rối loạn Syria hoặc kích động một cuộc nội chiến. Cuộc chiến chống khủng bố sẽ tiếp tục đối mặt với điều này. Và chúng ta sẽ đánh bại khủng bố."
Ông cho rằng, hầu hết 23 triệu người Syria đứng về phía ông trong cuộc đấu tranh: "Đại đa số người dân nghĩ giống tôi về vấn đề này."
Assad coi mình hoàn toàn trái ngược với vị vua cuối cùng của Iran, người bị lật đổ trong cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979.
"Ông ấy đã lãnh đạo đất nước quan trọng nhất trong khu vực, đã có một quân đội mạnh mẽ và được hỗ trợ bởi các nước bên ngoài. Vì vậy, ông ta có thể đứng lên chống lại người dân hay sao? Không, điều đó là không thể" - Tổng thống Assad nói.
"Nếu tôi ở trong tình trạng tương tự, nếu tôi không có những người ủng hộ thì tôi không thể chống lại và tôi sẽ bị lật đổ. Nhưng vì sao tôi vẫn đứng vững?"
Nhà lãnh đạo 46 tuổi này chia sẻ: "Chúng tôi đang tiến hành chiến tranh chống các nhóm khủng bố, chứ không phải là người dân. Và việc sẽ tiến hành chiến tranh là bởi chúng tôi phải bảo vệ chính mình và những người dân của đất nước."
Trước đó, cuối tuần qua, một hội nghị quốc tế tại Geneva đã thông qua đề xuất về một cuộc chuyển đổi chính trị ở Syria, nhưng Nga phủ nhận kế hoạch cho Tổng thống Assad tị nạn chính trị mà phương Tây yêu cầu.
Những người bất đồng chính kiến Syria và các nhà lãnh đạo phương Tây nói rằng hơn 15.000 người đã bị thiệt mạng trong cuộc xung đột, nhiều người khác bị thương hoặc bị tra tấn.
Trong khi đó, các quan chức Syria nói rằng lực lượng của họ đã có vài ngàn người thiệt mạng trong cuộc chiến.
Tổng thống Assad còn chế giễu những quan điểm cho rằng người dân Syria muốn ông ra đi. "Nhìn vào thực tế có thể thấy, Mỹ là kẻ thù của tôi, toàn bộ phương Tây là kẻ thù của tôi, các nước trong khu vực là kẻ thù của tôi".
Tổng thống Syria nhấn mạnh: "Tôi vẫn còn đứng vững là nhờ vào người dân Syria! Tại sao tôi lại phải giết họ khi họ luôn sát cánh bên cạnh tôi?"
Theo GDVN
Ngoại trưởng Mỹ Clinton lần đầu tiên thăm Lào Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã bắt đầu chuyến thăm 8 quốc gia bao gồm Pháp, Nhật Bản, Mông Cổ, Việt Nam, Lào, Campuchia, Ai Cập và Israel từ ngày 5/7, chuyến thăm tới Lào là một cú đột phá. Ngày 5/7, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã bắt đầu chuyến thăm 8 quốc gia, trong đó bao gồm chuyến thăm tới Lào...