Cứu đô thị ô nhiễm: Cần Luật Không khí sạch
Theo khảo sát, nồng độ bụi biến động theo hoạt động giao thông, tăng rõ rệt từ 7-8h và 18-19h, thấp nhất vào giữa trưa 13-14h và ban đêm 23h-1h.
Đăng kiểm viên Trung tâm Đăng kiểm 29-06V Hà Nội chuẩn bị kiểm tra khí thải xe ô tô.
Vấn đề ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn sẽ là một trong những chủ đề của Diễn đàn Liên Chính phủ về GTVT bền vững môi trường khu vực châu Á lần thứ 12 sắp tới tại Hà Nội.
Chỉ số ô nhiễm vượt báo động đỏ
Thời gian gần đây, người dân ở một số khu vực tại Hà Nội cảm nhận rõ ràng về mức độ ô nhiễm không khí nặng nề, có những thời điểm mức độ ô nhiễm vượt báo động đỏ. Trong đó, ngày 29 và 30/9, hệ thống quan trắc không khí AirVisual quốc tế (và hệ thống quan trắc không khí độc lập PAMAir) ghi nhận một số điểm ở Hà Nội có chỉ số ô nhiễm hơn 200 AQI, vượt qua mức báo động đỏ, gây nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.
Theo ông Vũ Đăng Định, người phát ngôn UBND TP Hà Nội, có hàng loạt nguồn gây ô nhiễm không khí gồm: Khí xả thải từ ôtô, xe máy; bếp than tổ ong, đốt củi; xây dựng, phá dỡ các công trình; vận chuyển vật liệu; mùi hôi thối từ hệ thống thoát nước chưa được xử lý; mùi từ các trại chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Bên cạnh đó là việc người dân vùng nông thôn đốt rơm rạ, rác; thu gom rác thải chưa tốt; ô nhiễm ao hồ lâu năm; bùn thải chưa được xử lý; khói bụi từ các cơ sở sản xuất trên địa bàn và một số tỉnh lân cận; tác động của khí hậu và thời tiết chuyển mùa.
Báo cáo của Bộ TN&MT đầu tháng 10/2019 cho biết, môi trường không khí tại các đô thị chịu ảnh hưởng tổng hợp từ rất nhiều nguồn thải, gồm cả nguồn tại chỗ và phát tán đến từ hoạt động dân sinh, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, GTVT.
Video đang HOT
“Những nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm như: Số lượng phương tiện tham gia giao thông quá lớn nhưng chưa kiểm soát được khí thải; hoạt động xây dựng tại các khu đô thị; thu gom, vận chuyển, xử lý, đốt chất thải sinh hoạt, sử dụng than tổ ong, bụi mịn do đốt nhiên liệu hóa thạch trong các ngành công nghiệp nặng phát tán đến đô thị”, báo cáo của Bộ TN&MT nêu.
Ông Mai Trọng Thái, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội cho biết, quan trắc môi trường thời gian qua cho thấy diễn biến nồng độ bụi tại Thủ đô biến động theo hoạt động giao thông. “Vào giờ cao điểm buổi sáng, phương tiện tham gia giao thông nhiều, lượng phát thải ra cũng gây ô nhiễm không khí cao. Lượng bụi tăng cao rõ rệt vào khoảng thời gian từ 7-8h và 18-19h, giảm xuống thấp nhất vào giữa trưa 13-14h và ban đêm 23h-1h. Ô nhiễm bụi mịn PM2.5 ở Hà Nội chủ yếu tập trung ở những trục đường mật độ giao thông lớn như: Minh Khai, Phạm Văn Đồng… Nồng độ bụi tăng cao có tính tức thời, tại một thời điểm cụ thể, không phải suốt 24 giờ”, ông Thái cho biết.
Đề cập nguyên nhân từ phương tiện GTVT, ông Trần Ánh Dương, Vụ trưởng Vụ Môi trường (Bộ GTVT) cho biết, Hà Nội và TP HCM hiện là hai đô thị tập trung nhiều nhất xe máy, ô tô đang lưu hành và cũng là hai thành phố có mức độ ô nhiễm không khí cao nhất.
“Những xe ô tô được phép tham gia giao thông đều được kiểm soát khí thải định kỳ, với tiêu chuẩn phát thải tương đương với các nước trong khu vực ASEAN. Còn với mô tô, xe gắn máy hiện mới chỉ kiểm soát khí thải đối với xe sản xuất mới, chưa kiểm soát định kỳ sau khi xe được cấp biển số lưu hành. Tình trạng gia tăng ô nhiễm không khí tại Hà Nội và TP HCM có nguyên nhân do tập trung nhiều xe máy, ô tô, dẫn đến lượng phát thải tăng”, ông Dương nói.
Hiện chưa có quy định kiểm soát định kỳ khí thải đối với mô tô, xe gắn máy đang lưu hành. Ảnh: T.T
Theo lãnh đạo Vụ Môi trường, việc kiểm soát khí thải phương tiện GTĐB đang được thực hiện từ khâu sản xuất và nhập khẩu phương tiện mới và kiểm soát trong quá trình lưu hành đối với xe ô tô, xe cơ giới đường bộ.
Một trong những giải pháp quan trọng là từ năm 2020 bắt đầu nâng cao hơn tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô tham gia giao thông được sản xuất từ sau năm 2008; năm 2021 áp dụng với xe sản xuất trong giai đoạn 1999 – 2008. Bên cạnh đó, từ năm 2022, xe ô tô sản xuất mới phải đạt tiêu chuẩn khí thải EURO 5 mới được bán ra thị trường, đưa vào lưu thông.
“Bộ GTVT đã đưa đề xuất quy định kiểm soát khí thải đối xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật GTĐB, nhằm kiểm soát, giảm thiểu ô nhiễm từ xe máy, nhất là tại các thành phố lớn”, ông Trần Ánh Dương cho biết.
“Bộ GTVT đang triển khai công tác bảo vệ môi trường theo các quy định của luật chuyên ngành GTVT, công ước quốc tế và các nghị quyết, chương trình hành động chung về bảo vệ môi trường. Phương tiện GTVT chỉ là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, vì vậy về lâu dài cần có Luật Không khí sạch để có hành lang pháp lý tổng thể bảo vệ môi trường không khí”, ông Dương cho biết thêm.
Được biết, năm 2017, tại hội thảo “Ô nhiễm không khí tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” do Văn phòng Quốc hội tổ chức, khá nhiều ý kiến đề xuất xây dựng Luật Không khí sạch để kiểm soát chất lượng không khí tốt hơn. Khi có luật này, các bộ, ngành có kế hoạch quản lý không khí tốt hơn; các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nào thải ra nhiều khí thải phải trả tiền để khôi phục, làm sạch không khí. Vấn đề kiểm soát phát thải tàu bay, hạn chế ô nhiễm từ công nghiệp hàng không tại các đô thị có sân bay gần trung tâm cũng được đặt ra.
Theo GDTĐ
Sống 'khổ' ở Hà Nội
"Ô nhiễm" đó là một từ khóa phổ biến đang dồn dập xuất hiện ở Hà Nội. Sự dồn dập này không hẳn nằm trong hội thoại của người dân mà nằm ở những vấn đề môi trường đang hiện hữu từng ngày.
Đầu tiên, vụ cháy ở nhà máy Rạng Đông khiến những cư dân ở gần khu vực này phải đứng trước một lựa chọn đi hay ở.
Tác hại của thủy ngân chưa kịp vơi thì ứng dụng giám sát chất lượng không khí AirVisual lại khiến Hà Nội lao đao khi chỉ số IQAir trở thành điều lo lắng trong mỗi ngày thức dậy của người dân thủ đô. Điều này gắn liền với từ khóa "bụi mịn". Nhưng "bụi mịn" hay ứng dụng nêu trên dù đáng lo ngại thì vẫn là những sự lo ngại lửng lơ. Bởi nó ở đâu đó ngoài không khí, không mùi, không vị và không thể sờ vào được.
Sự bàng quan của ai đó lại được cung cấp bởi một thực tế sinh động hơn, hiện hữu hơn "nước được cho là sạch". Được cho là bởi từ trước tới nay, trong phát ngôn lẫn nhiều văn bản hành chính, các cư dân luôn được cung cấp nước sạch và phải trả tiền cho điều đó.
Sau rất nhiều lời kêu ca, than vãn, người ta mới tìm ra nguồn cơn của mùi trong nước là do nhiễm dầu thải từ đầu nguồn, được nhà máy vận chuyển đến từng nhà thông qua đường nước sạch.
Người dân khu chung cư HH Linh Đàm (Hoàng Mai, Hà Nội) xếp hàng lấy nước sạch từ xe téc. Ảnh: CTV
Người dân ở các vùng chịu ảnh hưởng bởi nguồn nước, đặc biệt là những người lớn tuổi những ngày này được lặp lại một chuyện họ tưởng đã là quá khứ: Xếp hàng chờ nước. Rồng rắn đợi chờ. Trẻ con thậm chí cũng được bố mẹ hô hào tham gia vào công cuộc đưa nước sạch về nhà.
"Hà Nội - Paris: Có biên giới nào cho ô nhiễm không khí", đó là tên một buổi tọa đàm vừa diễn ra ở Hà Nội. Các chuyên gia, diễn giả đến từ cả ta và Paris đều có những đánh giá, phân tích chuyện môi trường, ô nhiễm từ quá khứ đến hiện tại, từ nguy cơ đến những khả năng hiện hữu. Cũng giống như Việt Nam ngày nay, thành phố hoa lệ nước Pháp đã từng lo ngại về vấn đề này, chỉ có điều chưa nghiêm trọng như những gì đang diễn ra. Họ ứng phó với điều đó bằng cách nào? Họ xây dựng những không gian xanh, họ hạn chế xe hơi, nhường đường cho xe đạp và người đi bộ.
Cuối cùng, họ đã có một thành phố không bị bụi mịn đe dọa. Và những người đứng đầu thành phố vẫn chưa buông bỏ nỗ lực tiếp tục làm cho thành phố này tiếp tục trong sạch hơn.
Cũng tại buổi tọa đàm, bà Lê Thanh Thủy (Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội) đưa đến câu chuyện giữa chính quyền và người dân. Trong khi chính quyền đã và đang hành động, cụ thể là chính quyền đã khuyến cáo việc đốt rơm rạ hay sử dụng bếp tổ ong thế nhưng vẫn chưa thay đổi.
Từ đó bà nêu quan điểm: Chính người dân cũng không thực hiện cam kết của mình.
Với điều này không cần nhiều sự kiểm chứng, bởi sự cam kết của người dân đối với môi trường là có thật. Đốt rơm rạ hay bếp tổ ong chỉ là một dẫn chứng điển hình, góp phần cho sự ô nhiễm của Hà Nội chắc chắn có đóng góp không hề nhỏ của người dân.
Hà Nội những ngày này đã se se lạnh, một tiết trời điển hình của mùa thu. Nhưng chắc chắn rằng mùa thu nay cũng là một mùa thu đặc biệt của những người cư ngụ ở Hà thành. Bởi hình như trong hơi gió có bụi mịn về theo...
VIẾT THỊNH
Theo PLO
Chất lượng không khí những ngày cuối tuần cải thiện đáng kể Số liệu về chỉ số chất lượng không khí tại các trạm quan trắc trong tuần (từ 29/9 đến 5/10) do Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội công bố cho thấy, chất lượng không khí trên địa bàn Thủ đô trong những ngày cuối tuần cải thiện đáng kể. Chỉ số chất lượng không khí tại tất cả các trạm quan...