Cựu đô đốc Nguyễn Văn Hiến xin hưởng án treo
Toà án Quân sự Trung ương xét kháng cáo xin được cải tạo không giam giữ hoặc hưởng án treo của cựu thứ trưởng Quốc phòng, cựu đô đốc Nguyễn Văn Hiến, ngày 10/12.
Như ông Hiến, ông Bùi Như Thiềm, cựu trưởng phòng Kinh tế Quân chủng Hải quân và ông Bùi Văn Nga, cựu giám đốc Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ và du lịch biển đảo Hải Thành, kháng cáo xin được giảm nhẹ hình phạt hoặc xin hưởng án treo. Tuy nhiên, hai bị cáo Thiềm, Nga vắng mặt tại phiên phúc thẩm với lý do sức khỏe không đảm bảo.
Bị cáo Phạm Văn Diệt, cựu tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Đức Bình, kháng cáo xin xem xét lại tội danh và xin giảm nhẹ hình phạt, hủy bỏ hình phạt bổ sung.
Bị cáo Nguyễn Văn Hiến tại phiên xét xử sáng 10/12. Ảnh: Xuân Hoa
Ông Đinh Ngọc Hệ (Út “Trọc”), cựu phó tổng giám đốc Tổng Công ty Thái Sơn và Trần Trọng Tuấn, cựu phó giám đốc, Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ và du lịch biển đảo Hải Thành, kháng cáo kêu oan.
Ông Đoàn Mạnh Thảo, cựu Trưởng phòng Tài chính Quân chủng Hải quân, kháng cáo xin xem xét một số nội dung oan sai và xin giảm nhẹ hình phạt.
Trong 8 người bị xét xử sơ thẩm, duy nhất bà Vũ Thị Hoan, cựu giám đốc Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Yên Khánh, không kháng cáo, chấp nhận án 7 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
7 doanh nghiệp trong vai trò người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có kháng cáo gồm: Công ty CP Yên Khánh – Hải Thành; Công ty CP BOT cầu Việt Trì; Công ty CP xăng dầu Thái Sơn, Bộ Q.P; Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV); Công ty TNHH BOT và BT quốc lộ 20; Công ty CP tập đoàn Yên Khánh và Công ty TNHH một thành viên dịch vụ du lịch biển đảo Hải Thành.
Video đang HOT
Bị cáo Đinh Ngọc Hệ tại phiên xét xử sáng 10/12. Ảnh: Xuân Hoa
Tại phiên sơ thẩm ngày 21/5, Tòa án quân sự Quân chủng Hải quân tuyên phạt ông Nguyễn Văn Hiến 4 năm tù về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Bị cáo Đinh Ngọc Hệ 20 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản . Bị cáo Bùi Như Thiềm lĩnh 9 năm tù về tội Vi phạm các quy định về quản lý đất đai . Các bị cáo còn lại bị phạt 4-15 năm tù.
Bản án sơ thẩm thể hiện, đầu năm 2006, hơn 6.700 m2 đất quốc phòng trên đường Tôn Đức Thắng (TP HCM) được Quân chủng Hải quân chủ trương đưa vào làm kinh tế, đảm bảo đúng quy định pháp luật và có lợi cho Quân chủng.
Quá trình thực hiện, các bị cáo Thiềm, Nga và Thảo đã đề xuất với Thường vụ Đảng ủy Bộ tư lệnh Hải Quân và trực tiếp thực hiện các phương án chuyển đổi mục đích sử dụng ba khu đất trên thành đất kinh tế, trái với quy định quản lý đất đai. Ba khu đất đều bị mang góp vốn trái quy định, trái chỉ đạo của Bộ trưởng Quốc phòng. Riêng khu đất số 7-9 Tôn Đức Thắng bị ông Hệ và đồng phạm lừa chiếm, mang thế chấp ngân hàng tới nay vẫn còn dư nợ hơn 540 tỷ đồng.
Ông Hiến, khi đó là Tư lệnh Quân chủng Hải quân thiếu trách nhiệm trong việc quản lý đất quốc phòng, không kiểm tra việc thực hiện của các đơn vị liên quan dẫn đến việc bị đối tác đưa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đi thế chấp, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển nhượng cho bên thứ ba.
Hành vi của ông Hiến cùng các bị cáo khiến Quân chủng Hải quân mất quyền sử dụng ba khu đất trong thời gian 49 năm, gây thất thoát cho ngân sách Nhà nước 939 tỷ đồng, bản án sơ thẩm cáo buộc.
Xài bằng cấp giả, cà vẹt giả, đừng tưởng không... đi tù
Vụ án liên quan 600 tấm bằng Anh văn giả của Trường đại học Đông Đô mới đây đã đặt ra vấn đề pháp lý: người sử dụng giấy tờ giả có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không?
Thực tế trong quá trình xét xử của ngành tòa án đã có nhiều vụ tòa tuyên án đối với người sử dụng giấy tờ giả.
Tự "nâng cấp" bằng lái xe giả, bị phạt án treo
Mới đây, TAND huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) đã tuyên mức án treo cho Chu Nhân Minh vì sử dụng bằng lái xe giả. Theo hồ sơ vụ án, ngày 23-6-2019 Phòng CSGT Công an tỉnh Tuyên Quang kiểm tra hành chính đối với ôtô do Chu Nhân Minh điều khiển đi qua địa bàn tỉnh.
Sau khi Minh xuất trình giấy phép lái xe, tổ công tác kiểm tra thấy có dấu hiệu đây là bằng lái xe giả. Sau khi đưa đi giám định, kết quả cho thấy bằng lái xe của Minh đúng là bằng giả.
Quá trình điều tra, Minh khai từng học và được cấp bằng lái xe hạng B2 nhưng không có điều kiện để học tiếp nâng hạng bằng lái. Minh lên mạng thấy có người rao bán bằng lái nên đã đặt mua bằng lái xe hạng C với giá 3 triệu đồng.
Sau đó, Minh bị khởi tố tội "sư dung con dâu hoạc tai liẹu gia cua co quan, tô chưc".
Quá trình điều tra, Minh thành khẩn khai báo và thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội nên hội đồng xét xử đã tuyên mức án 6 năm tù nhưng cho hưởng án treo.
Lộ "cà vẹt" dỏm khi mang đi cầm đồ
Một vụ án khá hi hữu khác xảy ra ở tỉnh Thái Bình, người phạm tội là ông Nguyễn Long Định.
Theo hồ sơ vụ án, ông Định la giam đôc một cong ty TNHH gô my nghẹ co tru sơ tai xa An Đông (huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình). Ông Định có mua chiêc xe bán tải với giá 885 triệu đồng. Để có tiền mua xe, ông Định đã thế chấp xe cho một ngân hàng để vay 700 triệu. Sau khi thế chấp, ngân hàng đã giữ giấy đăng ký xe (cà vẹt) và cấp cho ông Định bản sao giấy đăng ký xe này để lưu thông trên đường.
Sau khi ký thế chấp vay tiền, một người bạn đã đưa cho ông Định một "cà vẹt" của chính chiếc xe đó nhưng ở dạng bản chính mang tên chủ sở hữu là Định. Người này dặn ông Định là "cà vẹt" này "chỉ dùng để đi lại".
Tuy nhiên, do cần tiền làm ăn và trả nợ, ông Định đã mang cả xe và "cà vẹt" dỏm đếm tiệm cầm đồ T. để cầm cố vay 650 triệu đồng với lãi suất 2.000 đồng/triệu/ngày, thời hạn vay là một tháng.
Tuy nhiên, quá thời hạn vẫn chưa có tiền để trả cho tiệm cầm đồ nên ông Định khất nợ và kéo dài thời gian vay, đồng thời tiếp tục trả lãi hằng tháng cho tiệm cầm đồ. Trả nợ được một thời gian, khi số tiền nợ chỉ còn hơn 100 triệu đồng thì sự việc vỡ lở khá hi hữu.
Một ngày nọ, cơ quan công an nhận được một nguồn tin tố giác tội phạm về việc chủ tiệm cầm đồ T. làm ăn bất minh nên điều tra, xác minh. Qua đó, cơ quan công an thu giữ nhiều sổ sách cùng các giấy tờ của tiệm cầm đồ này. Kiểm tra các giấy tờ thu giữ được, cơ quan công an phát hiện "cà vẹt" ôtô của ông Định là giả.
Khi bị triệu tập đến cơ quan công an làm việc, ông Định thừa nhận đã sử dụng "cà vẹt" giả này để đi đường nhưng do kẹt tiền nên mới đem cầm. Việc vay tiền của tiệm cầm đồ T. (và cả vay ngân hàng), ông Định đều trả lãi đúng hạn chứ không có mục đích chiếm đoạt số tiền này.
Qua điều tra, cơ quan công an cũng nhận thấy việc vay ở ngân hàng và tiệm cầm đồ T. đều được ông Định trả lãi và gốc đầy đủ như lời khai nhận.
Tại phiên tòa xét xử, ông Định tỏ ra ăn năn hối cải và mong được hưởng mức án nhẹ nhất để còn lo làm ăn trả nợ. Do đó, TAND huyện Quỳnh Phụ đã tuyên ông Định mức án 1 năm tù nhưng cho hưởng án treo về tội "sư dung con dâu hoạc tai liẹu gia cua co quan, tô chưc".
Theo luật sư Nguyễn Thành Công (Đoàn luật sư TP.HCM), thực tế hiện nay không thiếu những lời mời chào làm giấy tờ giả công khai từ thẻ căn cước công dân, bằng lái, bằng cử nhân... đến các loại chứng chỉ. Do có nhu cầu của người mua nên sẽ có người bán và ngược lại. Và đương nhiên cả người làm lẫn người sử dụng giấy tờ giả đều bị xử lý.
Bởi vậy, dù bất cứ mục đích sử dụng bằng giả, giấy tờ giả là gì cũng đều vi phạm pháp luật. Nhẹ thì bị xử phạt hành chính, nặng thì bị xử lý hình sự.
Sờ bé gái 2 lần: 18 tháng tù Bị cáo dâm ô và rủ bé gái "Anh thích em, tối nay xuống bụi tre, anh cho 100 ngàn" kháng cáo xin giảm án nhưng không được chấp nhận. Sáng 26-11, TAND tỉnh Phú Yên xử phúc thẩm đối Lê Văn Lấn (sinh năm 1978, trú thị xã Đông Hòa, Phú Yên) về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi...