Cựu đô đốc Mỹ: Ấn Độ-Thái Bình Dương cần đoàn kết đối phó sự bành trướng của Trung Quốc
Một cựu đô đốc hải quân Mỹ cho rằng các quốc gia Ấn Độ-Thái Bình Dương cần đoàn kết để đối phó được với tham vọng bành trướng của Trung Quốc, nhấn mạnh rằng hành động quân sự hóa Biển Đông của Bắc Kinh là “thách thức địa chiến lược lớn nhất trong khu vực”.
Cựu đô đốc Mỹ James Stavridis (Ảnh: Taiwan News)
Trong bài phát biểu tại một sự kiện tổ chức tại Đài Loan ngày 30/8 nhằm thúc đẩy một khu vực Ấn Độ -Thái Bình Dương cởi mở và tự do, cựu đô đốc hải quân Mỹ James Stavridis, cũng là một cựu chỉ huy NATO, cho rằng các nước trong khu vực cần đồng lòng để chống lại các hoạt động mở rộng quân sự của Trung Quốc. Tuy nhiên, thay vì tiếp cận vấn đề này theo cách thức quyết liệt, ông Stavridis cho rằng các quốc gia này nên hành động theo phương án ngoại giao và tính toán một cách thông minh.
Cựu đô đốc Mỹ cho rằng việc Trung Quốc bồi đắp phi pháp và quân sự hóa các đảo nhân tạo ở Biển Đông đã tạo nên “thách thức địa chiến lược lớn nhất trong khu vực” và gây ra rủi ro rất lớn về những cuộc xung đột lẫn nhau.
“Điều đó không có nghĩa là chúng ta sẽ đều hướng về phương án chiến tranh”, ông Stavridis nói, nhấn mạnh các quốc gia có đồng quan điểm với Mỹ bao gồm Nhật Bản, Australia, New Zealand, Pháp, Anh, nên hợp tác với nhau tạo nên “mặt trận” nhằm đối phó với Bắc Kinh. Trước đó, các quốc gia này cũng đã điều tàu và máy bay tới Biển Đông thực hiện nhiệm vụ tuần tra bảo đảm tự do hàng hải.
“Nếu chúng ta thành lập được “mặt trận” đủ mạnh, tôi tin rằng Trung Quốc sẽ sẵn lòng đàm phán để tìm ra giải pháp ngoại giao”, cựu đô đốc nhấn mạnh rằng phương pháp này sẽ cần thời gian và lòng kiên nhẫn.
Ông cho rằng thông qua đối thoại, ngoại giao, các biện pháp kinh tế, hợp tác lẫn nhau, các nước Ấn Độ -Thái Bình Dương có thể đảm bảo đảm bảo một khu vực tự do và mở cửa nhưng không cần dùng tới vũ lực.
Video đang HOT
Ông Stavridis cũng nói thêm rằng Đài Loan là một đối tác, một người bạn của Mỹ dù 2 bên không có quan hệ ngoại giao chính thức.
Theo chính sách “Một Trung Quốc”, Bắc Kinh coi Đài Loan là một tỉnh thuộc đại lục và cảnh báo có thể sử dụng biện pháp quân sự nếu cần để kiểm soát hoàn đảo.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hợp tác với hòn đảo trong nhiều lĩnh vực, trong đó có quân sự và vũ khí, một động thái khiến Trung Quốc nổi giận.
Đức Hoàng
Theo Dantri/ SCMP
Tướng NATO: Ấn Độ - Thái Bình Dương cần hành động chung để đối phó TQ
Cựu tư lệnh NATO kêu gọi các nước Ấn Độ - Thái Bình Dương cần "hành động chung" để đối phó với một Trung Quốc đang tăng cường sức mạnh hải quân và bành trướng quân sự.
Tại diễn đàn về Ấn Độ - Thái Bình Dương, tổ chức tại Đài Loan ngày 30/8, cựu đô đốc hải quân Mỹ James Stavridis nhấn mạnh khu vực đang đứng trước nhiều thách thức từ sự trỗi dậy của hải quân Trung Quốc.
Theo cựu tổng tư lệnh tối cao bộ chỉ huy châu Âu của NATO, những công trình đảo nhân tạo và nỗ lực quân sự hóa trái phép của Trung Quốc trên Biển Đông chính là "thách thức địa chính trị lớn nhất trong khu vực".
Ông cũng cảnh báo Biển Đông đã trở thành điểm nóng an ninh với rủi ro xung đột cao nhất toàn khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, theo South China Morning Post.
"Điều này không có nghĩa rằng số phận đã an bài và chúng ta phải lao vào chiến tranh", ông nói thêm.
Chiến khu miền Nam Trung Quốc tung hình ảnh tập trận vào đầu tháng 8. Ảnh: SCMP.
Ông Stavridis cho rằng các bên không nên có hành động hung hăng nhằm chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc, thay vào đó nên lựa chọn những phương án ngoại giao khôn khéo.
Theo ông, các nước có cùng lập trường về tự do hàng hải như Anh, Australia, New Zealand, Pháp và Nhật Bản cần "hành động tập thể" dể tạo nên một "mặt trận thống nhất" nhằm đối phó với Trung Quốc.
Washington có thễ hỗ trợ các bên vượt qua những thách thức tại châu Á. Tuy nhiên, theo vị cựu đô đốc, vai trò dẫn đầu đối phó với các mối đe dọa trong khu vực, từ chương trình hạt nhân Triều Tiên đến sự bành trướng quân sự của Trung Quốc, không nhất thiết phải luôn do Mỹ đảm đương.
Stavridis xem tranh chấp tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông là bằng chứng cho lập luận của ông. Những xung đột chủ quyền tại quần đảo không leo thang vì Trung Quốc nhìn thấy rõ "mặt trận thống nhất" của Mỹ và Nhật Bản về vấn đề này.
"Nếu chúng ta duy trì một mặt trận thống nhất, tôi tin rầng sau một khoảng thời gian Trung Quốc sẽ thiện chí hơn trong đàm phán về một giải pháp ngoại giao (cho vấn đề Biển Đông)", cựu đô đốc nhận định.
Theo ông, quá trình thuyết phục này sẽ đòi hỏi nhiều thời gian và sự kiên nhẫn, thông qua nhiều kênh đối thoại, ngoại giao, kinh tế và hợp tác công tư.
Ông James Stavridis, cựu đô đốc hải quân Mỹ, phát biểu tại diễn đàn về Ấn Độ - Thái Bình Dương tại Đài Loan. Ảnh: Taiwan News.
Phát biểu tại sự kiện ngày 30/8, ông Stavridis cũng không quên nhấn mạnh Đài Loan là đồng minh quan trọng của Mỹ trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Ông cho rằng Đài Loan và Mỹ có thể tiếp tục tăng cường hợp tác trong các chiến dịch nhân đạo, đồng thời thắt chặt hơn nữa quan hệ kinh tế.
Trung Quốc luôn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ và đang đẩy mạnh chiến dịch chống lại tuyên bố độc lập của hòn đảo này. Bắc Kinh đã yêu cầu nhiều công ty nước ngoài chú thích Đài Loan thuộc Trung Quốc trên trang điện tử chính thức, đồng thời ngăn chặn Đài Loan tham gia nhiều diễn đàn quốc tế.
Trung Quốc cũng nỗ lực giảm số nước công nhận Đài Loan là một quốc gia độc lập.
Thanh Danh
Theo Zing
Đối mặt với nguy hiểm, Trung Quốc ồ ạt đưa quân ra nước ngoài? Trung Quốc sẽ xây dựng căn cứ quân sự nước ngoài đầu tiên của họ ở Afghanistan dành cho hàng trăm binh sĩ đang làm nhiệm vụ huấn luyện chống khủng bố ở khu vực biên giới Tân Cương, phía tây nước này, các nguồn tin cho hay. Lực lượng Trung Quốc ở căn cứ nước ngoài mới được cho là sẽ có...