Cứu điểm hay chấp nhận “luật chơi”
Năm nào cũng nghe tin về những thí sinh đạt điểm cao mà vẫn không lọt được vào cửa những trường đại học Top trên. Tiếc thật nhưng “luật chơi” là “luật chơi”, đã chọn thi vào các trường danh tiếng đó là các thí sinh phải chấp nhận cạnh tranh nghiệt ngã hơn nhiều.
Đại học Y Hà Nội
Quy luật cạnh tranh
Có nhiều đánh giá về đề thi trái ngược nhau, người nói dễ có cái lý của mình thì người khác khác cũng có nhận định và phân tích riêng rằng trong cái dễ vẫn có cái khó…Nhưng giữa các bên vẫn có điểm chung, đó là: Không nên vì bất kỳ lý do nào mà dẫn tới đào tạo tràn lan, nhất là trong ngành Y.
“Tôi là một giáo viên, tôi đánh giá đề thi năm nay không hay, sự phân loại học sinh tốp trên không có, đặc biệt là môn Hoá. Tôi đồng tình với ý kiến là không cứu điểm 27,5 vì các trường khác thì sao? Đừng để điều này trở thành tiền lệ xấu, sau này lại phải sửa sai” – Khách: Lenamanh@gmail.com.vn
“Em là một thí sinh thi đại học năm nay. Có người cho rằng đề dễ, theo em, ý kiến này hoàn toàn đúng. Thế nhưng chưa chắc đề dễ mà đã được điểm cao hết đâu ạ. Dù không phân loại được thí sinh theo mức độ cao – thấp, nhưng lại có thể phân loại theo tiêu chí cẩn thận hay không. Em thấy có nhiều bạn học giỏi nhưng chủ quan, trình bày không tốt, cho rằng đề dễ nên không cẩn thận, như vậy điểm không như mong muốn cũng là điều dễ hiểu. Ngược lại những người nắm chắc kiến thức, trình bày cẩn thận, không chủ quan với mọi câu hỏi – người đó sẽ được điểm cao. Theo cá nhân em, bất kỳ 1 ngành nghề nào cũng cần những người cẩn thận, cẩn trọng chứ giỏi thôi thì chưa đủ. Em cũng rất khâm phục nhưng bạn đạt 26, 27 điểm – để học được như vậy quả là nỗ lực không nhỏ. Nhưng ở đâu cũng có quy luật đào thải của nó, không thể trách như thế là vô lý được, dù đành rằng có thể khó chấp nhận. Chúng em trong những ngày chờ điểm chuẩn, điểm sàn cũng lo lắng, cũng hồi hộp chứ ạ. Nhưng nếu không thể đỗ vào trường mà mình mong muốn thì cũng đành phải chấp nhận mà tìm kiếm cho mình một lối rẽ khác, phải không ạ. Em thấy 28 điểm mà trường đưa ra cũng là hợp lý rồi! Ngành Y có đặc thù của riêng nó, để trở thành một bác sĩ, đâu chỉ có giỏi là được!!!” - Phương: o0o_chjpp00h_o0o@yahoo.com.vn
“Cháu cũng thi ĐH Y HN và được 27,5 điểm. Mặc dù nghe tin này xong có hơi buồn, nhưng phải chấp nhận thui vì có nhiều bạn xuất sắc hơn mình. Cháu chỉ băn khoăn là số lượng tuyển thẳng quá nhiều, nên chúng cháu mới không có cơ hội. Nhưng không sao, đằng nào sự cũng đã rồi và cháu hài lòng về những gì mình đã cố gắng. Nếu có lần sau thi lại, chắc chúng cháu phải cố gắng hơn nữa để được 29-30 điểm…” – Tran Minh Hieu: minhhieu25795@yahoo.com.vn
“Em năm nay cũng thi ĐH Y HN được 27 điểm, nhưng chắc là bị trượt rồi. Nếu học ngoài ngân sách thì chắc chắn là nhiều gia đình e ngại vì kinh phí quá đắt đỏ, nhất là với ngành Y. May mắn là em còn khối A Quân y, nhưng với những bạn khác không có nó thì ấm ức lắm. Tuy nhiên cũng không nên vì thế mà chọn cách đào tạo tràn lan, điều đó có thể dẫn đến giảm chất lượng, đào tạo chưa đến nơi đến chốn…. Mà cũng có thể các bạn 27,5 đã giỏi rồi nhưng chưa đỗ được thì họ sẽ càng nỗ lực hơn nữa, năm sau thi lại hoặc là cố gắng hơn ở giảng đường bây giờ để vượt lên” – Tùng: maths_ndt94@yahoo.com.vn
Video đang HOT
Thủ khoa ĐH Y Hà Nội 2013 Nguyễn Hữu Tiến (ảnh: Quang Phong)
Lửa thử vàng
Có thể thấy trong khi đa số những người tạm cho là “ngoài cuộc” (phụ huynh học sinh, các thí sinh tương lai…) muốn cứu điểm cho các thí sinh đã đỗ cao, thì đa phần những người trong cuộc (giáo viên, thí sinh vừa dự thi) vẫn nhấn mạnh mong muốn: vàng thật không sợ thử lửa!
“Theo ý kiến cá nhân, tôi nghĩ rằng từ trước đến nay việc ĐH Y HN lấy điểm cao là điều hiển nhiên ai cũng biết. Cùng với đó là điểm đầu vào không giống nhau giữa từng khoa. Trước khi thi các sĩ tử cũng đã biết đến điều này và cũng đã biết là tỷ lệ chọi cao kèm theo nguy cơ điểm thi cao nhưng vẫn trượt là điều có thể xảy ra. Vì thế Khoa Bác sĩ Đa khoa năm nay của trường Y HN lấy 28 điểm trở lên là điều dễ biết vì có rất nhiều em học và thi rất xuất sắc để đạt trên 28 điểm. Bác sĩ là ngành không thể đào tạo tràn lan và rất tốn kém, nên không thể lấy bừa bãi, tăng số lượng nhiều lên được. Các em dưới 28 điểm có thể đăng ký nguyện vọng 2 vào trường Y khác. Đã thi Y thì các em phải biết chấp nhận thôi… Dù sao cũng chúc mừng các em đạt điểm cao như thế, chắc không nhiều em có thể làm bài được như vậy. Tôi tin các em sẽ thành ông trong cuộc sống, dù không phải là với tư cách bác sĩ đa khoa” – Lê An: anbe301@gmail.com
“Kính gửi trường Đại học Y Hà Nội! Quý Thầy đã rất tốt khi đề xuất Bộ tăng chỉ tiêu để các em điểm cao được học Đại học Y HN, nhưng thật tình theo em thấy, không phải chỉ có học Y mới cần người giỏi, mà các ngành khoa học khác vẫn cần học sinh giỏi mà… Mong đừng để quá tải giảng đường, đừng để quá tải nơi thực tập rồi cuối cùng các thầy lại phải đổ lỗi vì năm nay bộ giao nhiều chỉ tiêu quá. Em nhận thấy đề năm nay quá dễ nên không phân loại chính xác được học sinh. Hầu hết những học sinh có tốt nghiệp THPT hạng trung bình khá đều có kết quả thi đại học khá giỏi, việc này lý giải thế nào. “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Còn vấn đề học sinh giỏi quốc gia thì theo em là đừng nên bàn thêm nữa vì các em đã được ghi nhận rồi, đừng quá lời gây sự xáo trộn về nhận định học sinh giỏi, các em sẽ buồn. Đây cũng là ý kiến của một người Thầy” – Thu: thuthuy@yahoo.com
“Tôi bản thân là 1 bác sĩ, công tác được hơn 1 năm. Tôi thấy đào tạo được 1 BS ra trường rất tốn kém và đi kèm với chất lượng không thể “xuê xoa” được. Cả nước có 8 trường ĐH Y thì cả 8 trường đều lấy điểm rất cao, các bạn học ở trường Y nào đi chăng nữa thì cách mà các bạn học là chính chứ không phụ thuộc học trường nào. Cũng như các bạn học phổ thông thôi, kiến thức chung hết. Ở đây tôi muốn nói các bạn đạt được 26 điểm trở lên là rất giỏi, nhưng tôi thấy có lẽ các bạn lại chưa có tư duy chọn trường cho đúng, nên bây giờ trượt cũng là 1 điều đáng tiếc. Nhưng chỉ tiêu đào tạo để có đội ngũ cán bộ y tế chỉ có thế, nên phải chấp nhận thôi. Tại sao các bạn không chọn các trường khác để thật chắc chân, còn nếu vẫn yêu quý ĐH Y HN thì sang năm lại thi tiếp, có sao đâu, rất chắc chắn!” – Lê Anh Huy: leanhhuy87@gmail.com
Chúng tôi chợt nhớ tới trường hợp Thủ khoa của chính trường ĐH Y HN này – bạn Nguyễn Hữu Tiến đã rất xuất sắc vượt nghèo khó vươn lên trong học tập để thi đỗ với số điểm rất cao… nhưng lệnh nhập ngũ vẫn đang đợi bạn đó…
Theo Dantri
Lật phần chìm "tảng băng trôi" tệ nạn
Dư luận hoan nghênh động thái mạnh của UBND TPHCM yêu cầu UBND quận Bình Thạnh xem xét tạm đình chỉ công tác đối với chủ tịch UBND các phường có liên quan đến việc để xảy ra tệ nạn. Mặt khác vẫn âu lo lại "giơ cao đánh khẽ", "đầu voi, đuôi chuột"...
(minh họa: Ngọc Diệp)
Tảng băng trôi
Tệ nạn XH từ lâu, theo phản ánh từ hàng triệu tai mắt quần chúng nhân dân, mỗi khi xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng thì cũng chỉ mới là bề nổi của tảng băng trôi mà thôi. Điều dư luận mong muốn là lật được "phần chìm" rất lớn ẩn chứa nhiều nguy cơ, nhưng để làm được điều đó có lẽ cần có những động thái mạnh mẽ hơn nữa, mà trước hết là trong công tác cán bộ:
"Tất cả các vấn nạn xã hội tại địa phương như: mại dâm, ma túy, cờ bạc, ghi đề, rượu chè, bảo kê, đòi nợ mướn... đều không qua khỏi cặp mắt của: tổ trưởng dân phố, công an khu vực, phó và trưởng công an phường... Nhưng hàng ngày các tệ nạn này vẫn đã và đang tiếp diễn... bình thường, đôi khi còn rộ lên và bùng phát mạnh nữa. Có sự tiếp tay nào chăng??? Hay do các chú, các bác cán bộ của chúng ta được &'trợ cấp' thêm hàng tháng bằng... phong bì bí mật để làm ngơ, đề không nghe, không thấy, không biết??? Mấy cái nhà hàng bia ôm kia tôi chắc chắn đã được thông báo trước khi có kiểm tra hết rồi, chỉ bắt được mấy con tép thôi. Những chuyện sờ sờ ra đó, làm gì mà dân không biết chứ!" - Em gái quê: emgaique@yahoo.com.vn
"Quá đúng, bởi người phải chịu trách nhiệm chính là họ. Là cán bộ quản lý địa bàn mà không biết chỉ đạo các cấp dưới, để xảy ra nhiều diễn biến phức tạp, ảnh hưởng xấu tới lòng tin của nhân dân thì phải bị xử lý nghiêm. Trong tay họ có đầy đủ các ban ngành chức trách, từ công an tới tư pháp... mà vẫn để tệ nạn xảy ra trên địa bàn mình quản lý thì rõ ràng cho thấy sự yếu kém của cán bộ rồi. Phải xử nghiêm và truy trách nhiệm cụ thể. Đã lâu không thấy TPHCM ghi điểm, nay mới có lệnh mạnh tay như vậy thật đáng hoan nghênh. Nhân rộng được cách làm này ra cả nước thì tốt quá" - Hoang Son: hoangson121788@gmai.com
"Tôi nghĩ Sở CA cũng phải đình chỉ các lãnh đạo CA phường, xã nơi xảy ra các tệ nạn XH như mại dâm, cờ bạc... Không thể nói là không biết, cũng không thể nói là buông lỏng quản lý vì cán bộ chức trách của cả cơ quan này đều có vi phạm hoặc không hoàn thành nhiệm vụ..." - Nguyễn Hùng: antonhung13@gmail.com
"Kính gởi ông Chủ Tịch UBND TP HCM! Việc xây nhà trái phép không phải chỉ xảy ra gần đây, mà vẫn có từ trước đến nay. Cứ theo hệ thống có tổ chức, giá cả &'chung chi' đầy đủ thì xây nhà... thoải mái. Nếu ông muốn biết giá cả mỗi căn &'chung chi' bao nhiêu thì cứ hỏi các chủ nhà là rõ hết, còn không &'chung chi' thì đừng hòng làm được cái móng nền nhà (địa phương cho xe ủi ngay). Hôm nay ông chỉ thị giải tỏa các nhà đang xây trái phép này, còn những cái đã xây trước đây và dân đã vào ở thì giải quyết thế nào? Số tiền tham nhũng của các cán bộ xã phường để làm ngơ cho những căn nhà này mọc lên có quyết định thu hồi đầy đủ, nộp lại cho nhà nước được không?" - Nguyễn Hồng Việt: viet7101954@yahoo.com.vn
(minh họa: Ngọc Diệp)
Nói và Làm
"Bức xúc" là 2 từ được dân phản ánh hàng ngày, hàng giờ bởi tệ nạn gần như đụng tới đâu là phát hiện ra ở đó không ít thì nhiều, khiến bầu không khí cuộc sống vốn còn nhiều khó khăn của đa số người dân đã ô nhiễm càng thêm... khó thở. Hay tin TPHCM có chỉ thị mạnh tay như vậy, cư dân những nơi khác càng ao ước, chờ mong. Nhưng thực tế về khoảng cách giữa lời nói với việc làm xưa nay vẫn là trở ngại chính dẫn tới tình trạng "đầu voi, đuôi chuột", "bắt cóc bỏ đĩa" khiến tệ nạn càng thêm "biến tướng tinh vi, phức tạp".
"Dân chúng tôi muốn nhờ báo Dân trí giúp phản ánh rất nhiều nỗi bức xúc về các vấn nạn trong xã hội, vì các cán bộ quản lý chắc còn mải lo những chuyện đại sự... Nhưng những việc tiểu sự thế này có thể coi như giặc nội xâm vì dẫn tới mất lòng tin của dân vào các cấp chính quyền. Cụ thể như tình trạng chơi bời trác táng tại KHU TÊN LỬA, QUẬN BÌNH TÂN TPHCM mà các báo đã phản ánh trước đây thì sao? Đã xử lý ra sao, hay qua rồi... lại thôi? Dân bức xúc lắm, mong xử lý trách nhiệm cả các cán bộ cấp quận liên quan tới việc cấp phép kinh doanh, quản lý địa bàn... Mong báo Dân trí tiếp tục góp phần tích cực thổi bùng ngọn lửa thiêu cháy các tệ nạn xã hội đang gây nhức nhối trong dân lâu nay. Xin cảm ơn!" - Nguyễn Tấn Khoa: nguyenkhoa445@gmail.com
"Xây dựng trái phép là đề tài muôn thủa rồi, nhưng chỉ chừng nào báo chí &'la làng' thì UBND các tỉnh thành mới yêu cầu phạt, kỷ luật... để răn đe. Nhưng xây dựng trái phép và lấn chiếm đất công vẫn diễn ra hàng ngày?" - Minhnv1964: minhnv1964@gmail.com
"Chủ tịch quyết rất có lý nhưng trên thực tế thì nói là 1 chuyện, làm là 1 chuyện khác. Mời các vị chức năng chạy 1 vòng Bình Thạnh xem thử coi có bị mấy em xe tay ga rượt theo không là biết... Tình trạng mại dâm ở Bình Thạnh là hết thuốc trị rồi, năm nào cũng nghe nói chiến dịch này nọ, mà mại dâm thì... ngày càng phình ra" - Bảy lé: ngagevn@yahoo.com
"Tôi quê ở Đồ Sơn, suốt ngày đi lại và sinh sống đều gặp gái mại dâm. Khách lạ có khi không biết, chứ chúng tôi người bản địa nhìn là biết ngay. Giá ông Dương Anh Điền ở Hải Phòng cũng tuyên bố như ông Lê Hoàng Quân thì hay biết bao nhiêu. Con em chúng tôi sinh sống ở đây chịu ảnh hưởng lớn lắm, biết sau này các cháu sẽ ra sao?" - Nguyễn Đức Trường: suthuthach@gmail.com
"Thời gian qua báo chí đề cập nhiều nơi về tệ nạn mại dâm, sao không thấy soi tệ nạn này ở Nghệ An và Hà Tĩnh nhỉ?" - Nguyen: nguyenthuong142hn@yahoo.com
"Chủ tịch TPHCM mà về làm cho Hà Tĩnh với thì hay biết mấy, cụ thể là ở 2 xã Kỳ Phong - Kỳ Anh, Cẩm Minh - Cẩm Xuyên" - Tiếng dân:Nguyenthucchinh77@gmail.com
"Nói được phải làm được vì đây là câu chuyện muôn thủa rồi, dẹp hôm trước hôm sau lại đâu vào đấy???" - Người qua đường: hoanggia8899@yahoo.com
Không có việc gì quá khó, chỉ có điều đa số cán bộ của ta thường lại khá là giỏi món chuyền bóng sang chân đối phương. Bởi thế Nguyen Hung Dung hungdung@yahoo.com.vn mới phải thêm lần nữa nêu rõ:
"Cả nước mà làm được như vậy thì chắc không có chủ tịch phường nào dám để tệ nạn hoành hành. Để trị thì dễ ợt, nhưng họ có làm hay không thôi!!!" - Nguyen Hung Dung: hungdung@yahoo.com.vn
Theo Dantri
"Khử trùng" lại môi trường ngành Y "Thật là xót xa, đau lòng quá. Ngành Y tế cần kiểm điểm lại, tại sao gần đây có quá nhiều chuyện thương tâm như vậy...? Ngành Y tế nên thanh lọc lại bộ máy y bác sỹ, môi trường luôn được khử trùng diệt vi khuẩn mà sao .... Buồn quá!" - Dung: hoabachthao1597@yahoo.com. (ảnh minh họa) Nỗi ám ảnh vaccine Không...