Cựu danh thủ Phạm Huỳnh Tam Lang đã qua đời
Cựu danh thủ Phạm Huỳnh Tam Lang đã qua đời tại Bệnh viện Chợ Rẫy vào sáng nay (2-6), thọ 72 tuổi (sinh ngày 14-2-1942).
Chị Hồng (vợ HLV Tam Lang) cho biết, sáng 2-6 trong khi vệ sinh cá nhân thì cựu danh thủ Tam Lang nói rằng cảm thấy khó chịu trong người, rất mệt. Nói xong không được bao lâu, ông qụy xuống đất. Ngay lập tức, người nhà đã gọi xe cấp cứu đưa ông vào bệnh viện Chợ Rẫy.
Khi ấy, bác sĩ cho biết bệnh nhân đã mất trên đường đến bệnh viện. Ông mất vì đột quỵ.
Cựu danh thủ Phạm Huỳnh Tam Lang (giữa) nhận giải thưởng “Vinh danh Fair Play” 2012 của báo Pháp Luật TP.HCM.
Được biết, cựu danh thủ Phạm Huỳnh Tam Lang đã chống chọi với nhiều bệnh tật trong một thời gian dài như bệnh thấp khớp, tim mạch…
Cựu danh thủ Phạm Huỳnh Tam Lang sinh ngày 14-2-1942 tại Gò Công trong gia đình có đông anh em trai nhưng chỉ có ông theo nghiệp đá bóng. Ông trưởng thành từ bóng đá học đường và trở nên nổi tiếng với vị trí trung vệ trong màu áo trường Petrus Ký (nay là trường THPT Lê Hồng Phong).
Video đang HOT
Năm 1965, ông được gọi vào đội tuyển bóng đá miền nam VN. Tài năng và đức độ của ông đã thật sự chinh phục các thế hệ đàn anh cùng thời, và cũng chính vì lẽ đó mà ông được bầu làm thủ quân đội tuyển miền nam VN đoạt chức vô địch giải bóng đá Merdeka vào năm 1966 tại Malaysia. Ông cũng là cầu thủ VN đầu tiên được chọn vào đội hình Các ngôi sao châu Á năm 1967.
Sau ngày thống nhất đất nước, ông khoác áo Cảng Sài Gòn (từ năm 1975). Chơi được vài năm thì ông giải nghệ và theo học các lớp HLV từ thấp đến cao trước lúc đi tu nghiệp bóng đá tại CHDC Đức vào đầu thập niên 80 (cùng học với HLV Lưu Mộng Hùng và Trần Minh Đức).
Trở về nước, ông đảm nhiệm cương vị HLV trưởng đội Cảng Sài Gòn, một đội bóng nổi tiếng với lối đá kỹ thuật nhỏ nhuyễn, chinh phục trọn vẹn tình cảm của người hâm mộ từ Bắc chí Nam. Dưới sự dẫn dắt của ông, Cảng Sài Gòn đoạt chức quốc gia vào năm 1986, 1993, 1994 và 2002. Sau chức vô địch quốc gia 2002, Cảng Sài Gòn rớt hạng. HLV Tam Lang góp công đưa CLB này đoạt chức vô địch Giải hạng nhất vào năm 2003 để quay trở lại hạng chuyên nghiệp rồi tuyên bố giải nghệ.
Với những đóng góp xuất sắc cho bóng đá thành phố, ông được vinh dự kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam thuở còn dẫn dắt Cảng Sài Gòn.
Theo VNE
Cựu danh thủ Phạm Huỳnh Tam Lang qua đời
Sau thời gian dài chống chọi với bệnh tật, cựu HLV của Cảng Sài Gòn trút hơi thở cuối cùng sáng nay tại Bệnh viện Chợ Rẫy, hưởng thọ 72 tuổi.
Cựu danh thủ Phạm Huỳnh Tam Lang bị viêm đa khớp gần 10 năm nay. Ảnh: Lê Phương.
Thi hài của HLV Phạm Huỳnh Tam Lang được bảo quản tại phòng lạnh của bệnh viện Chợ Rẫy, chờ gia đình bàn bạc để chọn ngày giờ khâm niệm và đặt nơi quàn.
Trước đó, vào ngày 14/2, Chi hội cựu cầu thủ TP.HCM đã tổ chức một buổi lễ sinh nhật tuổi 72 cho thần tượng Phạm Huỳnh Tam Lang rất sôi nổi và cảm động trên sân Tao Đàn. Ông bị bệnh viêm đa khớp đã lâu, mỗi bước đi của ông khó nhọc, đôi tay của ông co quắp chỉ còn cử động có hai ngón giơ lên vẫy chào anh em ngồi trên khán đài với nụ cười rất tươi.
Phạm Huỳnh Tam Lang sinh ngày 14 tháng 2 năm 1942 tại Gò Công, Tiền Giang, Việt Nam. Cha ông là liệt sĩ chống Pháp, hy sinh năm 1945. Khi còn là học sinh, ông thi đấu cho đội tuyển của trường Trung học Petrus Ký (nay là trường Lê Hồng Phong).
Năm 1957, lúc mới 15 tuổi, ông vào thi đấu ở đội Ngôi Sao Chợ Lớn. Bóng đá đã tạo ra số phận và sự nghiệp của Phạm Huỳnh Tam Lang. Năm 1960, khi 18 tuổi, Tam Lang được gọi vào đội tuyển miền Nam. Ông sớm chiếm được vị trí trong đội hình chính thức và dần giữ vai thủ quân của đội tuyển miền Nam.
Trong sự nghiệp cầu thủ, có lẽ ít ai có được hạnh phúc và vinh dự trong nghề nghiệp như người con của vùng đất Gò Công (Tiền Giang) Ngoài cúp vô địch Merdeka 1966, ông còn đoạt được nhiều huy chương khác ở SEA Games trong vai trò cầu thủ rồi HLV.
Dẫn dắt đội Cảng Sài Gòn trong vai trò "thuyền trưởng", ông góp công lớn mang về cho đội bốn chức vô địch (1986, 1993-1994, 1997, 2001-2002) cùng hai danh hiệu vô địch Cúp quốc gia (1992, 2000), đó là chưa kể đến hàng chục ngôi vô địch ở các giải bóng đá khu vực phía Nam...
Năm 2003, sau khi đội bóng Cảng Sài Gòn bị xuống hạng, Phạm Huỳnh Tam Lang cũng chính thức giã từ sự nghiệp huấn luyện viên, kết thúc 28 năm nắm đội Cảng Sài Gòn. Ông đã tạo ra một thời kỳ lịch sử quan trọng của đội bóng này.
Sau khi rời Cảng Sài Gòn, Phạm Huỳnh Tam Lang được mời về với Câu lạc bộ bóng đá Thành Phố Hồ Chí Minh của ông bầu Quách Thành Lai đóng tại trung tâm Thành Long. Tại đây ông tập trung chủ yếu vào công tác xây dựng đội bóng trẻ đúng như mong muốn nhiều năm.
Đội Câu lạc bộ bóng đá Thành Phố Hồ Chí Minh chơi khá thành công tại giải hạng nhì và nhanh chóng giành xuất thăng hạng, nhưng do lực lượng quá mỏng, và thiếu kinh nghiệm, đội phải trở lại giành hạng nhì chỉ sau một mùa bóng.
Ông Tam Lang đã được AFC trao kỷ niệm chương vì sự cống hiến trong suốt 50 năm với bóng đá Việt Nam và khu vực châu Á.
Năm 2013, Phạm Huỳnh Tam Lang được nhận nhận giải "Vinh danh Fair Play" do báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh trao tặng. Đây là giải thưởng nhằm tôn vinh những cá nhân tiêu biểu thể hiện tinh thần Fair Play trong giai đoạn trước khi giải thưởng này hình thành.
Theo VNE
Bỏ đá bóng, cầu thủ V-League lấn sân làm mỹ phẩm Sau khi bị Kiên Giang nợ tiền lót tay, trung vệ Lưu Ngọc Hùng mạnh dạn chia tay sân cỏ để tìm hướng đi mới cho mình. Ngọc Hùng - Bảo Trân hạnh phúc với cậu con trai đầu lòng. Ảnh: NH. Trước khi đến với bóng đá chuyên nghiệp, Lưu Ngọc Hùng từng học khoa Cơ tin Đại học Kỹ thuật Công...