Cựu danh thủ Đỗ Khải: Tôi nhớ bóng đá lắm
Kể từ lúc chia tay sự nghiệp quần đùi áo số năm 2001, cựu danh thủ Đỗ Khải vẫn luôn gìn giữ trân trọng những kỷ niệm về sự nghiệp bóng đã đã qua trong trái tim.
Đỗ Khải từng là lá chắn thép của tuyển Việt Nam. Ảnh: ST.
Đầu những năm 1990, những đội bóng như Cảng Sài Gòn, Hải quan, Công an TP HCM xuất hiện lứa cầu thủ trẻ thế hệ “7X đời đầu” chất lượng và Đỗ Khải là một nhân tố trong đó cùng với Trần Minh Chiến, Lê Huỳnh Đức, Võ Hoàng Bửu, Nguyễn Phúc Nguyên Chương, Hứa Hiền Vinh… Chơi vị trí libero ở hàng phòng ngự, Đỗ Khải xử lý tình huống thông minh, tranh cướp bóng hợp lý nhưng không thô bạo được giới chuyên môn đánh giá cao và người hâm mộ thích thú. Bên cạnh đó, anh còn được chú ý nhiều hơn khi là con trai của cựu danh thủ Đỗ Cẩu lừng lẫy của bóng đá Sài Gòn.
Vào đội tuyển năm 1994 lúc mới 20 tuổi, nhưng phải đến Tiger Cup 1996, Đỗ Khải mới nổi lên và trở thành một chốt chặn quan trọng trong hàng phòng thủ của tuyển Việt Nam. Tại SEA Games 20 năm 1999, cái tên Đỗ Khải hợp cùng Trần Công Minh, Nguyễn Đức Thắng, Phạm Như Thuần, Mai Tiến Dũng biến hàng phòng ngự Việt Nam thành “lá chắn thép” số một Đông Nam Á… Đỗ Khải chia sẻ: “Nếu kể về những kỷ niệm đã qua, có lẽ nói cả ngày không hết. Tuy nhiên, tất cả giờ đều là những kỷ niệm mà tôi luôn gìn giữ trân trọng trong trái tim”.
Lúc phong độ đang ở kỳ đỉnh cao nhất, Đỗ Khải dính chấn thương nặng ở gối nên phải ngậm ngùi chia tay sân cỏ vào năm 2001. Chàng trung vệ này bày tỏ: “Thời điểm ấy, y học thể thao của Việt Nam còn rất mới mẻ, nên việc chữa trị chấn thương cho cầu thủ không đơn giản, trong lúc kinh phí để ra nước ngoài phẫu thuật là cả một vấn đề, nên tôi đành chia tay sân cỏ. Đấy là giai đoạn rất khó khăn trong cuộc đời của tôi”. Khi đó, đời sống cầu thủ và giới VĐV vẫn còn vất vả. Lúc nghỉ thi đấu, vợ chồng Đỗ Khải đang chuẩn bị đón đứa con thứ hai chào đời nên càng khốn khó trăm bề. Vì vậy anh phải chọn cách đi theo ngành hải quan và chia tay hẳn với bóng đá để có thể lo cho cuộc sống gia đình…
Video đang HOT
Gia đình Đỗ Khải trong một chuyến đi chơi. Ảnh: BĐP.
Đỗ Khải cho biết con trai lớn của anh giờ đã 17 tuổi và cậu út được 13 tuổi. Cả hai con trai của anh đều không theo nghiệp cầu thủ của bố. Đỗ Khai bày tỏ: “Bọn nhỏ bây giờ học hành nhiều quá nên không có thời gian chơi bóng. Tuy nhiên, tôi cũng muốn hướng con vào việc học để sau này có công việc ổn định, chứ không mong nó theo nghiệp cầu thủ của ông và bố nó trước đây, bởi thực tế nghề bóng đá ở ta nó tàn nhẫn và bạc bẽo lắm”.
Chia tay sân cỏ và gần như biến mất khỏi đời sống bóng đá, khiến nhiều người hâm mộ vẫn thắc mắc không biết hiện giờ Đỗ Khải đang làm gì và ở đâu. “14 năm qua, tôi chuyển sang công tác bên ngành hải quan. Sau ngần ấy năm và hoán đổi ở nhiều phòng ban, bây giờ tôi công tác ở hải quan bên cảng Tân Thuận (TP HCM) với vai trò giám sát. Thời gian đầu mới làm công việc hải quan, thực sự tôi rất bỡ ngỡ, nhưng giờ thì quen rồi”.
Sau nhiều năm gây dựng với một sự nghiệp ổn định, vợ chồng cựu danh thủ Đỗ Khải đã có một mái nhà khang trang ở bên Phú Nhuận. Đỗ Khải cho biết, thỉnh thoảng anh vẫn gặp những đồng đội cũ của đội Hải quan cũ để ôn lại kỷ niệm xưa và những ngày cuối tuần vẫn xách giày ra sân bóng cùng một số thân hữu nhằm rèn sức khỏe, “chứ lớn tuổi rồi không chơi thể thao rất dễ đuối”, cựu danh thủ này chia sẻ.
Bên cạnh đó, sau khi chia tay bóng đá, Đỗ Khải có thêm một thú giải trí rất tao nhã đó là chơi chim. Có một thời gian, sáng nào mọi người cũng thấy Đỗ Khải vác những chiếc lồng đến “hội chim” ở công viên Tao Đàn (TP HCM) để học hỏi kinh nghiệm và luyện hót cho chim.
Có dịp ngồi đàm đạo về chim với cựu danh thủ này, cõ lẽ sẽ mất cả ngày để nghe anh thao thao bất tuyệt về từng chủng loại, cùng những tiếng hót, vẻ đẹp và cách chăm sóc như thế nào cho tốt nhất. “Nhiều lúc mệt mỏi trong công việc, về nhà nghe những tiếng chim ríu rít và chăm sóc cho chúng. Lúc ấy có cảm giác những muộn phiền đều tan biến”.
Có lẽ vẫn còn rất nhớ sân cỏ nên dịp hè 2015 vừa qua, Đỗ Khải và vài người bạn đã mở lớp dạy bóng đá cho các em nhỏ từ 6-15 tuổi. Cựu danh thủ của bóng đá Việt Nam chia sẻ: “Tôi không có tham vọng đào tạo ra những cầu thủ chuyên nghiệp, chỉ dạy cho các em biết kỹ năng chơi bóng theo kiểu vui là chính và bản thân tôi cũng đỡ nhớ bóng đá”.
Theo VNE
Cựu trung vệ Ngọc Hùng và giấc mơ bóng đá trẻ
Những trái ngọt đầu tiên đã đến khi ba 'ngọc thô' từ trung tâm của Ngọc Hùng được lò đào tạo lớn nhận vào.
Chia tay sân cỏ, cựu trung vệ Cảng Sài Gòn luôn đau đáu về công tác đào tạo trẻ. Anh quyết định gây dựng trung tâm để tạo sân chơi cho các em nhỏ, qua đó phát hiện nhân tài. Trung tâm ra đời chưa lâu nhưng anh bắt đầu có "ngọc thô" được các trung tâm đào tạo lớn ký hợp đồng.
Ngọc Hùng từng là thủ quân của Ninh Bình. Ảnh: PA.
Gắn bó với bóng đá từ nhỏ nhưng Ngọc Hùng đến với sân chơi chuyên nghiệp khi là sinh viên. Trong lần tình cờ, HLV Đặng Trần Chỉnh phát hiện ra anh tại một giải đấu dành cho sinh viên. Ông nhanh chóng định hướng và giúp Hùng trở thành cầu thủ chuyên nghiệp, với khởi đầu tại Cảng Sài Gòn, rồi sau đó là các CLB như Ninh Bình, Bình Dương.... Tại Ninh Bình, anh là trụ cột mang băng đội trưởng giúp đội lên chơi V-League 2009.
Trải qua những sân chơi phong trào từ nhỏ nên anh hiểu việc cần có những trung tâm như thế nào: "Bóng đá Việt Nam rất tiềm năng, nhiều nhân tài. Nhưng công tác phát hiện, đào tạo chưa thể phủ hết để có thể tìm kiếm ở các sân phủi, phong trào. Tôi muốn mở trung tâm bóng đá để trước mắt thu hút các em đến tập nhằm tránh xa tệ nan, rèn luyện và nâng cao sức khỏe, tính kỷ luật và khơi gợi đam mê. Tiếp đến, những em nào có tài năng tôi sẽ cùng gia đình định hướng theo bóng đá".
Sau một thời gian, trung tâm bóng đá Ngọc Hùng tại quận 12 và Gò Vấp có 150 cầu thủ nhí theo học thường xuyên. Học viên chia theo nhóm tuổi U12 tới U17 tương ứng nhằm phù hợp với bài tập. Trung vệ trưởng thành tại TP HCM có nhiều bài tập phù hợp từng lứa tuổi. Những buổi tập từ 11-12h trưa luôn là thử thách không nhỏ.
"Tùy lứa tuổi mình đưa các bài tập phù hợp. Ở tuổi lớn hơn, tôi nghĩ bóng đá còn có vai trò rèn luyện ý chí, tính kỷ luật. Trời nắng mà các em ra sân tập hào hứng cho thấy niềm đam mê. Tôi nghĩ đây là những bài học quý cho các em sau này bởi làm việc gì cũng cần đam mê và tính kỷ luật để có được thành công", Ngọc Hùng tâm sự.
Trung tâm của Ngọc Hùng thu hút khoảng 150 học viên nhí. Ảnh: NH.
Những trái ngọt đầu tiên đã đến khi ba "ngọc thô" của trung tâm được lò đào tạo lớn nhận vào. Trung tâm đào tạo của Bình Dương do HLV Đặng Trần Chỉnh đứng đầu nhận Hoàng Sang và Minh Toàn đào tạo làm lớp kế cận cho CLB đất Thủ. Trung tâm PVF nhận Đỗ Đức Minh vào lớp U15 với hợp đồng dài hạn.
Theo VNE
Hoành tráng siêu xe cũ: Đẳng cấp thấp của đại gia Việt? Cuối tháng 8/2015, giới chơi xe Việt Nam không khỏi "choáng" khi thấy 2 chiếc siêu xe giá 15-16 tỷ đồng mỗi chiếc cập cảng Sài Gòn. Nhưng, tất cả đều là hàng second-hand. Đó là chiếc Huracan LP610-4, siêu xe rẻ nhất của Lamborghini, hiện có giá bán chính hãng tại Việt Nam gần 16 tỷ đồng. Chiếc còn lại là Bentley...