Cựu dân biểu Mỹ kêu gọi khắc phục hậu quả chất da cam
Nhân 50 năm ngày quân đội Mỹ lần đầu tiên rải chất độc da cam xuống Việt Nam, hai cựu dân biểu Mỹ có bài viết yêu cầu chính phủ Mỹ có trách nhiệm với những nạn nhân da cam ở Việt Nam.
Hai cựu dân biểu Hạ viện Mỹ lên tiếng về chất độc da cam là bà Connie Morella, và ông Bob Edgar.
Trong 10 năm từ 1961 tới 1971, hơn 75 triệu lít chất diệt lá, trong đó có chất da cam/ dioxin được quân đội Mỹ và đồng minh rải xuống hàng triệu ha đất rừng và đất trồng trọt của Việt Nam.
Chính phủ Mỹ đã và đang bồi thường cho các cựu binh nước này tham gia chiến tranh Việt Nam vì 15 vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, do bị phơi nhiễm dioxin trong khi vận chuyển và sử dụng chất độc này. Con cái của các cựu binh này cũng được chăm sóc y tế.
Video đang HOT
Hai cựu nghị sĩ Connie Morella và Bod Edgar. Ảnh: NIH, CB2
Tuy nhiên, khoảng 3 triệu người Việt Nam bị ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm cả 150.000 trẻ em bị nhiễm dioxin từ cha mẹ sau chiến tranh, đang cần được trợ giúp. Chính phủ Việt Nam, một số quỹ của Mỹ và các tổ chức phi chính phủ đã lập nên các bệnh viện và tiến hành các chương trình cứu chữa, nhưng cho tới nay những hoạt động này mới chỉ đáp ứng được khoảng 10% so với nhu cầu thực tế.
Mặc dù vậy, hai cựu dân biểu Mỹ cho rằng vấn đề chất độc da cam ở Việt Nam sẽ có được sự tiến triển nếu những hoạt động tích cực như hiện nay được duy trì.
Trong một chuyến thăm Việt Nam gần đây, họ đã tận mắt chứng kiến một tinh thần phối hợp và cộng tác mới giữa hai nước. Tất cả các bên đều đang quyết tâm giảm nhẹ những thiệt hại đối với môi trường và sức khỏe tại Việt Nam do tác động của chất độc da cam.
Hai cựu nghị sĩ Mỹ cũng cho hay các cựu đồng nghiệp của họ ở quốc hội Mỹ đã đồng ý giữ nguyên 18,5 triệu USD dành cho việc cứu chữa nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam, bất chấp những khó khăn tài chính mà nước Mỹ đang đối mặt. Việt Nam và Mỹ mới đây còn bắt đầu quá trình tẩy độc da cam ở sân bay Đà Nẵng.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ khởi động một dự án tẩy độc mới ở Đà Nẵng có trị giá lên tới 34 triệu USD. Ông David Shear, người đang chờ Thượng viện Mỹ phê chuẩn vào vị trí đại sứ Mỹ tại Việt Nam, đã cam kết tiếp tục việc hỗ trợ các nạn nhân da cam ở Việt Nam.
Hai cựu dân biểu Mỹ đề nghị nước này nên có một kế hoạch hành động lâu dài, như những gì nhóm Đối thoại Việt – Mỹ về chất da cam đã đề ra. Nhóm này gồm các nhà lập chính sách, khoa học và công chúng thuộc cả hai nước, không phân biệt đảng phái. Ngân khoản 30 triệu USD mỗi năm trong vòng 10 năm, theo tính toán của Nhóm, sẽ tạo điều kiện cho các công tác tẩy độc, phục hồi môi sinh và chăm sóc những người bị ảnh hưởng bởi chất da cam.
Theo VNExpress
Có thể xác định vị trí Mỹ chôn dioxin tại Hàn Quốc
Steve House, cựu chiến binh Mỹ từng tuyên bố ông được lệnh chôn chất độc Da cam tại căn cứ quân sự Camp Carroll của Mỹ ở Hàn Quốc hơn ba thập kỷ trước, ngày 25/7 cho biết ông có thể xác định chính xác địa điểm chôn loại hóa chất này tại căn cứ trên.
Các nhà hoạt động môi trường ở Hàn Quốc đòi Mỹ phải chịu trách nhiệm về chất độc da cam ở nước này (Nguồn: Reuters)
Ông House và một cựu chiến binh nữa tên Phil Steward đã tham dự một phiên họp của Quốc hội Hàn Quốc để cung cấp bằng chứng cho các nghị sĩ nước này.
Ông là một trong ba cựu chiến binh hồi tháng Năm thừa nhận đã chôn hàng trăm thùng hóa chất, trong đó có chất độc Da cam, năm 1978 tại căn cứ Camp Carroll ở Chilgok, cách thủ đô Seoul 300 km về phía Đông Nam.
Phát biểu trước Quốc hội Hàn Quốc khi ngồi xe lăn, House nói rằng bắt đầu từ tháng 2/1978, ông được lệnh đào một hố lớn ở Khu D ở căn cứ Camp Carroll và chôn xuống nhiều thùng, một số thùng có sơn sọc màu da cam và những chữ màu vàng viết: "Hóa chất, Loại: Da cam", và đề năm 1967. Ông cũng nói có thể xác định chính xác vị trí chôn tại căn cứ này.
Ông cho biết thêm ông gặp phải các vấn đề về sức khỏe vì bị phơi nhiễm chất Da cam. Dự kiến hai cựu binh này cùng các thành viên thuộc ủy ban môi trường Quốc hội Hàn Quốc sẽ đến căn cứ Camp Carroll vào ngày 27/7.
Hai ông House và Steward đến Seoul hôm 24/7 trong chuyến thăm sáu ngày theo lời mời của các nhà hoạt động Hàn Quốc và những nghị sĩ đối lập yêu cầu tiến hành một cuộc điều tra triệt để về những cáo buộc rằng quân đội Mỹ đã chôn loại chất độc làm rụng lá này tại Hàn Quốc./.
Theo TTXVN
Mỹ 'rải' chất độc da cam nhiều nơi ở Hàn Quốc? Trong khi dư luận Hàn Quốc chưa hết xôn xao về việc quân đội Mỹ từng bí mật chôn chất độc da cam tại trại Carrol thì các cựu binh Mỹ tiếp tục gây "sốc" với thông tin chất độc này còn được giấu tại trại Market của Mỹ ở Incheon. Trên trang web koreanwar.org, một cựu binh Mỹ tên Randy Watson tiết...