Cựu Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ: Quan hệ Trung-Mỹ không thể quay về như trước
Theo cựu Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Chu Văn Trọng, quan hệ Trung-Mỹ không thể quay trở lại thời kỳ yên bình trước đó, nhưng vẫn tồn tại lợi ích chung.
Ông Chu Văn Trọng, người từng đảm nhiệm vai trò Đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ giai đoạn 2005-2010 cho rằng, Trung-Mỹ vẫn có thể tìm được lợi ích chung ngay cả khi quan hệ song phương không mấy hòa hợp như hiện nay.
Cựu Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Chu Văn Trọng. Ảnh: CCTV
Theo ông, cùng phát triển chính là lợi ích chung giữa hai bên. Khái niệm quan hệ nước lớn kiểu mới mà Trung Quốc đưa ra bao gồm nội dung không xung đột, không đối đầu. Đây chính là lợi ích chung giữa hai nước. Ông cho rằng, nếu Trung Quốc và Mỹ đều làm được việc tôn trọng lẫn nhau, hợp tác cùng thắng, đây sẽ là điều có lợi nhất đối với cả hai bên.
Tuy nhiên, khi được hỏi liệu quan hệ Trung-Mỹ có thể quay trở lại thời kỳ yên bình trước đó, ông cho rằng, điều này là không thể, nguyên nhân chính là do quan điểm của Mỹ đối với Trung Quốc đã thay đổi. Đây là sự thay đổi lớn nhất. Washington đã không còn coi Bắc Kinh là đối tác, mà là đối thủ và địch thủ chính trị.
Về cách thức ứng xử được cho là phù hợp nhất giữa hai bên, ông cho rằng, vấn đề và thách thức của Mỹ là học cách sống chung với một Trung Quốc đang phát triển và trỗi dậy hòa bình. Theo cựu đại sứ Trung Quốc, Bắc Kinh không liên minh quân sự và có cách làm hoàn toàn khác với Liên Xô trước đây trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, do vậy Mỹ không nên coi Trung Quốc là Liên Xô thứ 2.
Video đang HOT
Ông nhận định, làm cho quan hệ Trung-Mỹ tốt lên là điều rất khó, song không được làm nó xấu đi. Duy trì quan hệ giữa hai bên ổn định là thách thức rất lớn. Theo ông, việc Trung Quốc phải cạnh tranh trong quan hệ ngoại giao với Mỹ là điều không thể tránh khỏi, nhưng đó phải là sự cạnh tranh tích cực. Hai bên cần ngăn ngừa các rủi ro có thể phát sinh, đặc biệt là tránh xung đột./.
Ảnh đón tiếp Đại sứ Trung Quốc tại Kiribati gây tranh cãi
Ảnh Đại sứ Trung Quốc tại Kiribati Tang Songgen bước trên lưng người dân gây ra nhiều tranh cãi nhưng dư luận nước này nói đây là truyền thống địa phương.
Đại sứ Tang tới thăm đảo Marakei hồi đầu tháng và bức ảnh gây tranh cãi được chụp trong chuyến thăm này. Khoảng 30 thanh niên địa phương nằm úp xuống đất và Đại sứ Tang bước đi trên lưng họ. Hai phụ nữ mặc trang phục truyền thống dắt tay ông ở hai bên.
Kiribati, quốc đảo ở Thái Bình Dương, cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan tháng 9 năm ngoái và chuyển sang thiết lập quan hệ với Trung Quốc. Giới quan sát cho rằng bức ảnh phản ánh sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc tại quốc đảo này, tuy nhiên, người dùng mạng tại Kiribati cho biết đây chỉ là một truyền thống địa phương và bức ảnh đã bị hiểu sai.
Đại sứ Trung Quốc tại Kiribati Tang Songgen bước đi trên lưng những thanh niên trong nghi lễ chào đón của hòn đảo Marakei. Ảnh: Guardian.
Tư lệnh Constantine Panayiotou, tùy viên quốc phòng Mỹ tại 5 quốc đảo trên Thái Bình Dương, bao gồm cả Kiribati, viết trên mạng rằng ông "chưa bao giờ tưởng tượng ra viễn cảnh mà việc đi trên lưng những thanh niên lại là hành vi được chấp nhận ở một đại sứ của bất kỳ quốc gia nào".
"Nhờ Đại sứ Trung Quốc tại Kiribati mà chúng ta được biết", ông nói thêm.
Nghị sĩ Australia Dave Sharma, cựu quan chức ngoại giao từng phục vụ trong phái bộ của Australia tại Papua New Guinea, nói ông thấy ngạc nhiên trước bức ảnh. "Tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu một đại diện Australia tham gia một nghi lễ như thế", ông nói với đài ABC.
Tuy nhiên, không ít người Kiribati cho rằng nghi lễ này là phong tục tại nhiều hòn đảo thuộc quốc đảo và đây chỉ là hành động chào đón thông thường nhưng đã bị hiểu ngoài ngữ cảnh.
"Đây là cách hòn đảo của chúng tôi biểu hiện sự tôn trọng với các vị khách", người dùng tên Adlih Ztuhcs viết trên mạng xã hội. "Nếu một người nước ngoài kết hôn với một thành viên trong gia đình, đàn ông trong nhà sẽ nằm xuống để chào đón. Với phụ nữ, nam giới sẽ bế họ trên vai và đưa họ đến điểm đích. Hình thức chào đón tương tự được thực hiện với tất cả mọi người và xuất hiện trong các đám cưới cũng như những chuyến thăm lần đầu tiên. Xin đừng bóp méo sự thật".
Phó giáo sư Katerina Teaiwa từ Đại học Quốc gia Australia cho biết hành động trên chỉ là cách người dân đảo Marakei thể hiện lòng hiếu khách, không phải biểu hiện của sự khuất phục.
"Người dân Marakei có thể chào đón các chức sắc theo bất kỳ cách nào họ thích. Ai cũng biết họ tuân thủ rất nhiều phong tục của vùng đất nơi họ sinh sống. Mọi người nên bớt kích động về chuyện này và tôn trọng sự đa dạng trong phong tục ở Thái Bình Dương", bà lưu ý.
Tang, người được bổ nhiệm vào vị trí đại sứ Trung Quốc ở Kiribati hồi tháng ba, đã đăng một thông báo trên mạng về chuyến thăm của ông tới Bắc Tabiteuea, Nam Tabiteuea và Marakei hồi đầu tháng.
Từng là thuộc địa Anh, bao gồm ba quần đảo nằm trên một khu vực đại dương có diện tích bằng Ấn Độ, Kiribati được cho là có vai trò chiến lược quan trọng, đặc biệt trong thời kỳ mà cạnh tranh ảnh hưởng của Mỹ và Trung Quốc tại Thái Bình Dương đang diễn ra quyết liệt.
Mỹ năm ngoái bày tỏ quan ngại khi Kiribati bất ngờ cắt đứt quan hệ 17 năm với đảo Đài Loan để thiết lập lại quan hệ với Trung Quốc đại lục. Quân đội Mỹ cũng lo ngại về khả năng Kiribati cho phép Trung Quốc xây dựng các công trình lưỡng dụng trên đảo Christmas, cách Hawaii khoảng 2.000 km.
Kiribati đã hợp tác phát triển hạ tầng đánh bắt cá với một công ty Trung Quốc trên đảo Christmas nhưng Tổng thống Kiribati Taneti Maamau cho biết chính phủ "không có ý định hay kế hoạch cho phép Trung Quốc thiết lập một căn cứ phụ tại Kiritimati (đảo Christmas)".
Trung Quốc nói không muốn căng thẳng thêm với Mỹ Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ cho biết Bắc Kinh không muốn căng thẳng với Washington leo thang sau những đòn "ăn miếng trả miếng" vài tuần qua. "Tôi nghĩ một cuộc Chiến tranh Lạnh mới sẽ không mang lại lợi ích cho bất cứ ai. Cớ gì chúng ta lại để lịch sử lặp lại, trong khi đối mặt với quá nhiều...