Cựu đại sứ Triều Tiên tại Việt Nam có thể làm trưởng đoàn đàm phán hạt nhân với Mỹ
Cựu Đại sứ Triều Tiên tại Việt Nam Kim Myong-gil có thể được chọn làm đặc phái viên phụ trách phái đoàn Triều Tiên tham gia đàm phán phi hạt nhân với Mỹ .
Trong hội nghị thượng đỉnh đầy bất ngờ giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un tại Vùng phi quân sự biên giới liên Triều ( DMZ) ngày 30/6, Bình Nhưỡng thông báo với Washington về việc đội đàm phán của họ sẽ do ông Kim Myong-gil dẫn đầu, nguồn tin của Yonhap cho biết.
Theo báo Hàn Quốc, ông Kim Myong-gil là người rất thông thạo các vấn đề về Mỹ. Ông có thể sẽ giữ vị trí đồng cấp với Đặc phái viên Mỹ về Triều Tiên Stephen Biegun, thay thế ông Kim Hyok-chol.
Ông Kim Myong-gil. (Ảnh: Yonhap)
“Tôi hiểu rằng Triều Tiên và Mỹ đã thông báo với nhau về việc ai sẽ dẫn đầu nhóm đàm phán của họ” – nguồn tin đề nghị giấu tên tiết lộ với Yonhap.
Trong cuộc gặp tại DMZ, Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đồng ý khởi động lại các cuộc đàm phán ở cấp độ làm việc. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết các cuộc đối thoại có thể được khôi phục vào giữa tháng 7.
Nhóm đàm phán của Mỹ vẫn được duy trì với ông Biegun dẫn đầu, ông Pompeo phụ trách quá trình đàm phán chung. Trong khi đó, nhóm Triều Tiên đã thay đổi các vị trí, thành viên nhóm đàm phán sắp tới được cho là phần lớn bao gồm các quan chức bộ ngoại giao, thay vì trước đó Cơ quan Mặt trận Thống nhất – một cơ quan của đảng Triều Tiên phụ trách các vấn đề liên Triều – giữ vai trò chính.
Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Ri Yong-ho được dự đoán sẽ giữ vai trò tương đương ông Pompeo. Hai nhà ngoại giao dự kiến gặp mặt bên lề một diễn đàn khu vực hàng năm sẽ diễn ra ở Thái Lan đầu tháng sau.
Một nhân vật cũng được dự đoán sẽ có ảnh hưởng tới nhóm đàm phán Triều Tiên là Thứ trưởng Ngoại giao Choe Son-hui.
Video đang HOT
Từ năm 2006-2009, ông Kim Myong-gil giữ chức phó trưởng phái đoàn Triều Tiên tại Liên hợp quốc ở New York. Ông được biết là đã đào sâu kiến thức về các vấn đề liên quan đến Mỹ trong khi làm việc tại một viện nghiên cứu hòa bình thuộc Bộ Ngoại giao.
Tháng 8/2015, ông được bổ nhiệm làm đại sứ tại Việt Nam. Trong hội nghị thượng đỉnh Hà Nội vào tháng 2, ông đã đồng hành chặt chẽ với nhà lãnh đạo Triều Tiên, có nghĩa là nhà ngoại giao kỳ cựu đã tận mắt chứng kiến quá trình các cuộc đàm phán kết thúc mà không có thỏa thuận.
Sau gần bốn năm ở Việt Nam, ông trở lại Bình Nhưỡng hồi tháng 4 năm nay.
(Nguồn: Yonhap)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Gặp Kim Jong Un lần 3, ông Trump đẩy TQ "ra rìa"?
Cuộc gặp bất ngờ giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un ở khu phi quân sự (DMZ) thể hiện mối quan hệ thân thiện hơn giữa nhà lãnh đạo hai nước và có thể đẩy Trung Quốc ra rìa.
Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un ở DMZ.
Theo National Interest, ông Trump đã đi vào lịch sử khi là Tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên đặt những bước chân vào lãnh thổ Triều Tiên. Cả hai sau đó cũng cùng bước chân về phía Hàn Quốc và có cuộc hội đàm trong 50 phút.
Cuộc gặp chớp nhoáng diễn ra thành công tốt đẹp, khi hai nhà lãnh đạo đều tỏ ra vui vẻ và trao cho nhau những cử chỉ thân mật.
Trong cuộc gặp lịch sử này, giới phân tích nhắc đến việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dường như bị lãng quên khi ông Trump và ông Kim xích lại gần nhau hơn. Ông Tập hồi tháng trước cũng đã có chuyến thăm Bình Nhưỡng, cam kết ủng hộ Triều Tiên vô điều kiện.
Theo báo Mỹ, ông Trump có thể đã chủ ý muốn gặp ông Kim ở biên giới liên Triều, như để khẳng định mối quan hệ tốt đẹp của mình với quốc gia Đông Bắc Á.
Có những đồn đoán rằng, bên lề hội nghị G20, ông Tập đã đề nghị hợp tác với Mỹ về vấn đề Triều Tiên, với mong muốn Mỹ nhượng bộ trong các vấn đề khác.
Nhưng với dòng thông điệp thể hiện mong muốn gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un ở DMZ, ông Trump dường như thể hiện lập trường rằng mình không cần Trung Quốc giúp về vấn đề Triều Tiên.
Trong năm đầu nắm quyền ở Nhà Trắng, ông Trump thường nhắc đến việc nhờ Trung Quốc giúp "nhắc nhở" Triều Tiên. Nhưng cuối năm, ông Trump đã bày tỏ sự thất vọng vì Bắc Kinh giúp Bình Nhưỡng lách cấm vận.
Đến tháng 3.2018, nhờ Hàn Quốc đứng ra làm trung gian, ông Trump đã gặp trực tiếp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un. Kể từ đó, chiến lược của ông Trump với Triều Tiên thay đổi. Tổng thống Mỹ tin rằng ông Kim sẽ thực hiện cam kết phi hạt nhân.
Đó cũng là thời điểm Trung Quốc nhắc nhở Triều Tiên về vai trò của mình trong quá khứ và trong vấn đề hạt nhân ngày nay. Kết quả là ông Kim đã thăm Trung Quốc bằng tàu hỏa tới 4 lần, vào các tháng 3, tháng 5, tháng 6 năm ngoái và tháng 1 năm nay.
Bằng các chuyến thăm này của ông Kim, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình như muốn thể hiện rằng Bắc Kinh vẫn còn ảnh hưởng lớn với Bình Nhưỡng.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhiều hơn số lần gặp ông Trump.
Ngược lại, ông Trump tập trung vào mối quan hệ cá nhân với ông Kim nhiều hơn. Cả hai nhiều lần trao đổi thư tay và thể hiện mong muốn nối lại đàm phán phi hạt nhân và dỡ bỏ cấm vận.
Chỉ trong vòng một năm, ông Trump đã gặp Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un 3 lần, vào tháng 6 năm ngoái ở Singapore, tháng 2.2019 ở Hà Nội và mới đây nhất là cuộc gặp ở DMZ.
Ở Triều Tiên, động thái gây bất ngờ của ông Trump rõ ràng được đón nhận tích cực. Báo chí Triều Tiên mô tả "một bước chân nhỏ của Tổng thống Mỹ, là một bước nhảy vọt với Bình Nhưỡng", theo NI.
Theo giới quan sát, ông Trump đã thể hiện thành ý bằng cách đặt chân lên đất Triều Tiên trước khi ông Kim có chuyến thăm chính thức đầu tiên đến Mỹ. Dĩ nhiên, ông Trump hiểu cuộc gặp chớp nhoáng sẽ không thể khiến Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân.
Mục đích thực sự trong cuộc gặp lần này không phải vì vũ khí hạt nhân, mà chính là để kéo ông Kim khỏi vòng tay của ông Tập, theo NI.
Trung Quốc là đồng minh lâu đời của Triều Tiên, từng gửi 1 triệu quân đến giúp Triều Tiên khi liên quân Liên Hợp Quốc suýt chút nữa đã chiến thắng, trong cuộc chiến năm 1953.
Suốt một thời gian, Triều Tiên phụ thuộc vào Trung Quốc cả về khía cạnh ngoại giao và kinh tế. Nhưng với việc nhận được sự ủng hộ của Tổng thống Mỹ Donald Trump, ông Kim sẽ cảm thấy vị thế của mình vững chắc hơn, xích lại gần hơn với Mỹ.
Một khi cảm thấy thân thiện với Mỹ hơn thì chuyện giải trừ hạt nhân lúc đó sẽ trở nên dễ dàng hơn, theo NI.
Chiến lược ngoại giao gây bất ngờ và không theo bất kỳ quy tắc nào của ông Trump có thành công hay không thì vẫn cần thời gian. Nhưng chắc hẳn ở Bắc Kinh, ông Tập và giới lãnh đạo đang rất không vui với những diễn biến mới trên bán đảo Triều Tiên, báo Mỹ kết luận.
Theo Danviet
Đây là người duy nhất biết bí mật Trump, Kim Jong-un thảo luận ở DMZ Chỉ Tổng thống Mỹ Donald Trump và Ngoại trưởng Mike Pompeo biết những gì ông chủ Nhà Trắng đã hứa hẹn với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau tại khu phi quân sự (DMZ) ở biên giới Triều-Hàn mới đây. Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại DMZ hôm 30/6...