Cựu Đại sứ Mỹ: Trump sẽ “ra tay” nếu Trung Quốc không “bảo” được Triều Tiên
Tổng thống Donald Trump sẽ buộc phải sử dụng vũ lực nếu Trung Quốc không ngăn được tham vọng hạt nhân của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, báo Anh Express dẫn cảnh báo của cựu Đại sứ Mỹ John Bolton.
Theo cựu Đại sứ Mỹ John Bolton (ngoài cùng bên phải), chính quyền Donald Trump sẽ buộc phải sử dụng hành động quân sự đối với Triều Tiên nếu Trung Quốc không chịu can thiệp.
Triều Tiên ngày càng đẩy mạnh chương trình tên lửa và hạt nhân trong vài tháng qua làm dấy lên quan ngại về xung đột trên bán đảo Triều Tiên khi Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố sẽ “xử lý” nước này.
Trong một nỗ lực nhằm ngăn chặn tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng, Liên Hợp Quốc mới đây vừa áp đặt gói trừng phạt mạnh chưa từng thấy, cấm xuất khẩu gần 90% sản phẩm dầu đã qua tinh chế cho Triều Tiên.
Tuy nhiên, cựu Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc John Bolton cho rằng, những nhà xuất khẩu dầu mỏ cho Triều Tiên có thể vi phạm các biện pháp trừng phạt. Phát biểu với hãng tin Fox News, ông Bolton cho rằng, Trung Quốc đã không nỗ lực đủ để chấm dứt chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân của Triều Tiên trong khi thời gian cho việc này sắp hết.
Video đang HOT
“Trung Quốc cung cấp tới 90% lượng dầu cho Triều Tiên và còn một lượng lớn thực phẩm cũng như những mặt hàng nhân đạo khác. Trung Quốc có thể làm nhiều hơn những gì họ đã làm. Thực tế, điều gây khó chịu cho người Mỹ là sau 25 năm Trung Quốc nói không muốn Triều Tiên có vũ khí hạt nhân, họ lại làm rất ít để đạt được mục tiêu đó”, ông Bolton nhấn mạnh.
“Ngay cả sau chuyến thăm của Tổng thống Trump tới Bắc Kinh, bạn vẫn không thấy nhiều bằng chứng cho thấy Trung Quốc đang thực sự gây áp lực cho Triều Tiên giống như họ cam kết với chúng tôi”, cựu Đại sứ Mỹ nói thêm và cảnh báo rằng, chính quyền Donald Trump sẽ buộc phải sử dụng hành động quân sự để ngăn chặn chế độ Triều Tiên nếu Trung Quốc không chịu can thiệp.
Những tuyên bố của ông John Bolton được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc hôm 26.12 vừa công bố số liệu hải quan chứng minh nước này không xuất khẩu xăng dầu sang Triều Tiên trong tháng 11.
Tháng 11 là tháng thứ hai liên tiếp Bắc Kinh không xuất khẩu dầu diesel hay xăng cho Bình Nhưỡng. Trung Quốc là nguồn cung nhiên liệu chính cho Triều Tiên. Lần gần nhất Bắc Kinh không cung cấp nhiên liệu máy bay cho nước láng giềng là tháng 2.2015. Số liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc còn cho thấy Trung Quốc không nhập quặng sắt, than hay chì từ Triều Tiên.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố: “Về nguyên tắc, Trung Quốc đã thực hiện đầy đủ, chính xác, tận tâm và nghiêm túc các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về Triều Tiên. Chúng tôi đã thiết lập một bộ phương pháp và cơ chế hoạt động hiệu quả”. Tuy nhiên, hiện không rõ Trung Quốc có bán dầu thô cho Triều Tiên hay không. Bắc Kinh không công bố số liệu về hoạt động này trong vài năm qua.
Theo các nguồn tin, Trung Quốc vẫn cung ứng khoảng 520.000 tấn, tương đương 3,8 triệu thùng dầu thô, mỗi năm cho Triều Tiên thông qua một đường ống đã cũ. Mức này tương đương với gần 10.000 thùng một ngày, trị giá khoảng 200 triệu USD một năm.
Theo Danviet
Hàn Quốc dự đoán Triều Tiên có động thái bất ngờ năm 2018
Hàn Quốc vừa công bố một bản báo cáo chính phủ, trong đó đề cập đến tình hình Triều Tiên trong năm 2018.
Lính Hàn Quốc đứng gác tại biên giới giáp với Triều Tiên
Hàn Quốc vừa đưa ra dự đoán cho rằng Triều Tiên có thể sẽ muốn mở cửa đàm phán với Mỹ vào năm 2018 về chương trình vũ khí của nước này và thực hiện ít nhất một vài cuộc gặp với Seoul, Reuters đưa tin.
Trong báo cáo dự đoán năm mới đầy lạc quan, Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết: "Triều Tiên sẽ tìm cách đàm phán với Mỹ trong khi tiếp tục theo đuổi nỗ lực nhằm được công nhận là một nước thực sự sở hữu hạt nhân".
Tuy nhiên, Bộ này không nói rõ họ đưa ra những dự đoán này dựa trên cơ sở nào.
Ngoài ra, Bộ Thống nhất Hàn Quốc cũng tin rằng Triều Tiên cuối cùng sẽ tìm ra cách chấm dứt ảnh hưởng của các biện pháp trừng phạt.
"Các biện pháp sẽ được dàn xếp để đối phó với lệnh trừng phạt - trong đó bao gồm cắt giảm thương mại và ngoại tệ, thiếu nguồn cung và giảm sản lượng trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế", báo cáo cho biết.
Thứ 6 tuần trước, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ) vừa áp đặt biện pháp trừng phạt mới với Triều Tiên vì cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa gần đây. Bình Nhưỡng coi động thái này của LHQ là phong tỏa kinh tế và hành động chiến tranh.
Các nhà ngoại giao Mỹ nói rằng họ đang tìm kiếm một giải pháp ngoại giao nhưng Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố các cuộc đàm phán là vô ích. Ông Trump cũng nói rằng Bình Nhưỡng phải cam kết từ bỏ vũ khí hạt nhân trước khi bắt đầu đàm phán.
Trung Quốc, liên minh lớn duy nhất của Triều Tiên, và Nga đều ủng hộ lệnh trừng phạt mới nhất của LHQ. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Hua Chunying, hôm qua cũng kêu gọi tất cả các nước phải có nỗ lực giảm căng thẳng trong khu vực.
Theo Danviet
Chuyên gia: Triều Tiên nói không đúng về sức mạnh tên lửa mới nhất Triều Tiên không nói thật về cuộc thử nghiệm tên lửa mới nhất, một chuyên gia vừa khẳng định. Triều Tiên nói dối về cuộc thử nghiệm tên lửa mới nhất? Triều Tiên đã bắn một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) ra vùng biển Nhật Bản hồi tháng trước và lãnh đạo nước này Kim Jong-un nói rằng tên lửa...