Cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Pete Peterson: Từ gian nan buổi đầu đến mối lương duyên bền vững
Bồi hồi về những ngày đầu, thán phục bước tiến vượt bậc trong quan hệ Mỹ-Việt Nam và tin tưởng vào tương lai là những cung bậc cảm xúc của cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Pete Peterson khi trả lời phỏng vấn của TG&VN nhân dịp kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam và Mỹ (12/7/1995-12/7/2020).
Cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Peterson trong một lần trả lời phỏng vấn của các nhà báo Việt Nam.
Nhìn lại những năm qua, ông cảm thấy thế nào về cột mốc 25 năm quan hệ Việt-Mỹ?
Đối với tôi, việc kỷ niệm cột mốc lịch sử này là điều vô cùng đáng mừng khi nhìn lại những trở ngại mà hai bên gặp phải để thỏa thuận bình thường hóa quan hệ được hai bên thông qua. Tôi nghĩ rằng nhiều người đã quên mất về những khó khăn ban đầu của hai bên, để vượt qua những đau đớn trong quá khứ và hàn gắn mối quan hệ rạn nứt. May mắn thay, các quan chức Việt Nam và Mỹ đã có thể vượt qua những ác cảm trong quá khứ và cật lực làm việc để thiết lập lại quan hệ ngoại giao, vì lợi ích chung của cả hai nước và thúc đẩy hòa bình, hợp tác toàn cầu. Tôi đặc biệt tự hào với những gì mà các nhân viên Đại sứ quán và Lãnh sự quán của hai nước đã làm được trong những năm qua để đưa quan hệ Việt Nam-Mỹ phát triển và trưởng thành như ngày hôm nay.
Người ta thường nói “Vạn sự khởi đầu nan”. Hẳn ông gặp nhiều khó khăn trên cương vị Đại sứ Mỹ đầu tiên tại Việt Nam. Làm thế nào ông vượt qua các thách thức này?
Đạt được thỏa thuận trên giấy tờ vốn đã khó khăn, nhưng để thực thi những gì viết ra trên thỏa thuận đó là một thách thức khác hẳn. Sau khi thỏa thuận chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao Mỹ-Việt được ký kết, những công việc còn lại được đặt lên vai các nhà ngoại giao hai bên, khi phải tìm cách làm việc với nhau trên cả khía cạnh cá nhân và công việc, tạo cơ sở tin cậy vững chắc để thúc đẩy mối quan hệ. Việc thiết lập các nghi thức ngoại giao là khá dễ dàng do các công ước ngoại giao quốc tế đã được thiết lập.
Tuy nhiên, nhiệm vụ khó khăn nhất mà chúng tôi phải đối mặt đó là việc xây dựng lại sự tin tưởng lẫn nhau, vốn là trung tâm của bất kỳ mối quan hệ nào và chỉ có thể đạt được từng bước thông qua việc thực hiện các cam kết và hành động thiết thực.
Khi đến Hà Nội với tư cách Đại sứ, tôi đã cảm nhận được sự thiếu tin tưởng giữa hai bên và ngay lập tức bắt tay vào việc để lấy lại được niềm tin đó từ phía Việt Nam. Cách tiếp cận chính của tôi là cực kỳ thẳng thắn trong tất cả cam kết với chính quyền Việt Nam. Tôi phải chắc chắn rằng mọi lời hứa mà mình đưa ra đều được thực hiện chính xác và kịp thời. Tôi cũng nhiều lần tuyên bố rằng Mỹ không có bất kỳ mục tiêu ẩn nào và chỉ muốn thiết lập mối quan hệ song phương mạnh mẽ về ngoại giao, kinh tế, xã hội và văn hóa.
Ban đầu, phía Việt Nam cũng có chút e ngại và đôi khi là nghi ngờ các hành động của tôi, nhưng sau vài năm, họ bắt đầu chấp nhận rằng những mục tiêu của tôi bắt nguồn từ sự chân thành nhằm xây dựng một mối quan hệ mạnh mẽ, hai bên cùng có lợi và đáng tin cậy. Phần còn lại thì ai cũng biết cả rồi.
Nhiều người Việt coi chuyến thăm chính thức tới Việt Nam của Tổng thống Bill Clinton vào năm 2000, cụ thể là bức ảnh Tổng thống bắt tay người dân Việt Nam qua ban công, là biểu tượng cho sự hồi sinh quan hệ Việt Nam và Mỹ. Là Đại sứ Mỹ lúc đó, ông nghĩ gì về khoảnh khắc đặc biệt này?
Tôi đã tháp tùng đoàn của Tổng thống Bill Clinton và cũng có mặt khi bức ảnh lịch sử đó được chụp lại. Khi nhìn thấy bức ảnh này trên các tờ báo tại Việt Nam vào ngày hôm sau, tôi đã tự nói với mình rằng, ồ, Tổng thống Clinton đã làm tốt hơn công việc thắt chặt quan hệ Mỹ và Việt Nam chỉ trong một khoảnh khắc và nhiều hơn bất cứ những gì mà các quan chức hai bên đã làm trong suốt ba năm ngoại giao đầy thử thách vừa qua.
Tôi đã vô cùng hạnh phúc và tự hào bởi bức ảnh đóng vai trò là biểu tượng cho ý nghĩa của quan hệ song phương, sự lãnh đạo và tình người, bỏ lại phía sau xung đột và thù hận trong quá khứ.
Tổng thống Bill Clinton và bức ảnh gây “sốt” trong chuyến thăm Việt Nam năm 2000.
Video đang HOT
Kể từ thời điểm đặc biệt đó, quan hệ Việt Nam-Mỹ đã phát triển nhanh chóng và toàn diện, được duy trì và thúc đẩy mạnh mẽ hơn qua các cuộc khủng hoảng, đặc biệt là trong đại dịch Covid-19 hiện nay. Ông hình dung như thế nào về tương lai của mối quan hệ này?
Chính phủ Việt Nam xứng đáng nhận được những lời khen ngợi với cách quản lý cuộc khủng hoảng Covid-19. Việt Nam đã áp dụng các chính sách ngăn chặn hiệu quả ngay từ đầu, với việc xét nghiệm sớm, chuẩn bị các cơ sở y tế điều trị kịp thời cho các bệnh nhân và thực thi mạnh mẽ các chính sách được thiết kế để bảo vệ người dân Việt Nam khỏi căn bệnh này. Khi dịch bệnh qua đi, các phương án can thiệp sớm và kiểm soát dịch bệnh của Việt Nam được công nhận là một trong những biện pháp hiệu quả nhất trên thế giới.
Giống như các cuộc khủng hoảng khác, đại dịch này cũng sẽ được giải quyết và mọi thứ sẽ trở lại như bình thường. Đại dịch chắc chắn khiến cả hai bên xem xét các ưu tiên ngắn hạn và có lẽ một số chương trình hợp tác và hoạt động hòa giải bị trì hoãn nhưng nhìn chung, tôi nghĩ rằng những kinh nghiệm được chia sẻ trong đại dịch sẽ củng cố mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam. Hai quốc gia đã sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau để chống lại đại dịch bằng cách cung cấp những hỗ trợ cực kỳ cần thiết về vật tư và công nghệ liên quan đến y tế.
Trong 25 năm qua, Việt Nam đã có một quá trình chuyển đổi đáng kinh ngạc, từ một quốc gia bị chiến tranh tàn phá trở thành một trong những quốc gia có thu nhập trung bình thành công nhất thế giới. Việt Nam hiện là quốc gia đông dân thứ 14 trên thế giới, sở hữu một trong những lực lượng lao động thông minh và năng suất nhất thế giới.
Việt Nam có một tương lai đầy hứa hẹn và người ta khó có thể tưởng tượng được quốc gia này sẽ phát triển như thế nào trong 25 năm nữa. Nền kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển nhanh chóng, và lợi ích song phương của hai quốc gia sẽ ngày được gắn bó sâu sắc hơn. Việt Nam sẽ tiếp tục đảm nhận vai trò lớn hơn trong cộng đồng quốc tế và quan hệ Mỹ-Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển và trở thành những đồng minh với các cam kết sâu rộng. Tôi nghĩ rằng, hai bên sẽ sớm đạt được điều đó.
Ông Pete Peterson và ông Nguyễn Danh Sinh, 70 tuổi, tại làng An Đoài, 70km về phía Đông Hà Nội ngày 10/9/1997. Ông Sinh là một trong hai người đã bắt giữ ông Peterson khi máy bay của ông rơi tại Hà Nội năm 1966.
Ngoài công việc của mình, dường như ông có một mối liên hệ cá nhân sâu sắc với Việt Nam, trước và sau khi làm Đại sứ. Bản thân ông cũng đã trở về Việt Nam nhiều lần và tham gia nhiều dự án. Ông có điều gì muốn gửi gắm tới Chính phủ và nhân dân Việt Nam nhân dịp này?
Việt Nam đã trở thành ngôi nhà thứ hai của chúng tôi. Tôi cũng không thể đếm được số lần vợ tôi, Vi, và tôi đã trở lại Việt Nam trong suốt 20 năm qua, có thể là hàng trăm lần.
Hơn 25 năm trước, cả hai chúng tôi đều thấy được tiềm năng phát triển to lớn của Việt Nam và ở một mức độ nào đó, đã cống hiến hết mình để giúp Việt Nam đạt được mục tiêu này. Những chuyến đi về Việt Nam của chúng tôi, đa phần là các hoạt động kinh doanh và từ thiện để giúp Việt Nam phát triển các lĩnh vực như y tế công cộng, công nghiệp, cơ sở hạ tầng và công nghệ. Chúng tôi đã tham gia vào việc phát triển các chương trình phòng chống thương tích ở trẻ em cũng như giới thiệu nhiều nhà đầu tư nước ngoài tới thị trường Việt Nam. Chúng tôi rất thích làm việc với các đối tác Việt Nam và trong quá trình đó, đã có được những người bạn trên phạm vi toàn quốc. Việc được tham gia và theo dõi sát sao sự tăng trưởng kinh tế đáng kinh ngạc của Việt Nam trong những năm qua thực sự là trải nghiệm thú vị.
Sau khi đại dịch qua đi, chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp tục những hành trình tới Việt Nam, tiếp tục đẩy mạng các hoạt động thương mại và từ thiện. Đại dịch Covid-19 sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới kinh tế nhưng cũng mang đến nhiều cơ hội mới và đổi mới sáng tạo công nghiệp. Việt Nam nên nắm bắt cơ hội này để thúc đẩy cải cách kinh tế bền vững và tiếp tục cải thiện cơ sở hạ tầng vật chất của đất nước để phù hợp với sự tăng trưởng sắp tới trong lĩnh vực sản xuất và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Việt Nam chưa phát huy hết tiềm năng và chúng tôi sẽ tiếp tục là đối tác mạnh mẽ với Chính phủ và nhân dân Việt Nam trong việc giúp họ đạt được mục tiêu, đạt được ước mơ và tận hưởng cuộc sống chất lượng cao.
Vào thời điểm này, chúng tôi chỉ có thể nói với Chính phủ Việt Nam và nhân dân Việt Nam: HÃY TIẾP TỤC LÀM TỐT NHƯ VẬY!
Xin cảm ơn ông!
'Nữ quái' đóng giả y tá giữa đại dịch cúm Tây Ban Nha
Julia Lyons thể hiện mình như một y tá chăm sóc tại gia bận rộn ở Chicago trong đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918, nhưng thực chất cô ta là trùm lừa đảo.
Một thế kỷ trước khủng hoảng Covid-19, đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 là một "cỗ máy giết chóc", cướp đi sinh mạng hơn 675.000 người Mỹ và 50 triệu người trên khắp thế giới. Chicago, giống như các thành phố khác, rất cần y tá chăm sóc cho người bệnh tại nhà.
Bệnh nhân cúm Tây Ban Nha được điều trị tại bệnh viện ở Washington năm 1918. Ảnh: Library of Congress.
Julia Lyons, 23 tuổi, nắm bắt cơ hội đó. Cô tính toán rằng không ai có thời gian kiểm tra bằng cấp, chứng chỉ của mình, nên đã đăng ký làm y tá tại gia chuyên điều trị cúm bằng nhiều tên gọi khác nhau, khiến cô được đặt biệt danh "Julia lừa lọc".
Cuối năm 1918, tờ Chicago Tribune mô tả Lyons là "người phụ nữ sở hữu những viên kim cương và bộ lông thú, tay đeo đầy đá quý. Với nụ cười tươi trên đôi môi hồng và hàm răng trắng sứ, cô ta dễ dàng lừa phỉnh nhiều người".
"Trong khi bệnh nhân cúm giành giật sự sống, Julia khoác lên mình bộ đồng phục y tá và 'cướp bóc' nhà họ", tờ Chicago Tribune viết. Lyons mua cho bệnh nhân một bình oxy trị giá 5 USD nhưng nói khống giá lên 63 USD, tương đương 1.077 USD theo thời giá ngày nay. Sau một thời gian "chữa trị" ngắn, Julia biến mất, cuỗm đi hai chiếc nhẫn, hai chiếc áo và một cái khuy cài áo của bệnh nhân.
Đôi khi cô ta kết hợp với một đồng phạm là kẻ buôn ma túy. Ông ta giả vờ là bác sĩ và kê đơn thuốc. Gia đình bệnh nhân phải trả 25 USD cho thứ chỉ đáng giá 10 cent.
Lyons không quan tâm đến sống chết của bệnh nhân. Khi Eddie Rogan, 9 tuổi, nhờ cô cứu anh trai George, Lyons nói rằng: "Hãy để cậu ấy mê sảng, cậu ấy quen thế rồi". George cuối cùng không qua khỏi.
Khi một người đàn ông lớn tuổi nghi ngờ chuyên môn của cô ta, Lyons khéo léo thuyết phục. "Bác không nhớ cháu sao? Khi còn bé, cháu thường đi nhờ xe của bác", cô nói. Ông không thể nhớ rõ liệu lời của cô có đúng sự thật hay không, nhưng câu nói đó đã xóa tan đi nghi ngờ và ông phải trả tiền với giá cắt cổ.
Khi cảnh sát đến, người đàn ông kinh hoàng khi biết cô y tá xinh đẹp, luôn tươi cười này là kẻ lừa đảo tinh vi. Ông nói cảnh sát rằng ông "đã quen cô 20 năm. Khi còn nhỏ, cô ấy từng đi nhờ xe tôi".
Đêm đó, Lyons biến mất, cuỗm đi một chiếc đồng hồ đeo tay, tiền và một số thứ khác. Ngày hôm sau, người đàn ông nói với thám tử: "Trời ơi, tôi đã nhầm rồi".
Cảnh sát lần được dấu vết của Lyons thông qua một người bạn có tên Eva Jacobs, cũng là một kẻ lừa đảo. Cảnh sát nghe lén điện thoại và biết được rằng Lyons chuẩn bị kết hôn với Charlie, chủ một nhà hàng trên Đại lộ West Madison. Trước khi họ thề nguyện, Julia bị còng tay.
"Anh quen cô gái này bao lâu rồi?", một thám tử hỏi Charlie.
"10 ngày!" Charlie nói. "Chỉ thế thôi, tôi cứ tưởng là tôi hiểu cô ấy".
Ngày hôm sau, tại đồn cảnh sát, Lyons đối mặt với góa phụ của một bệnh nhân cũ. "Cô đã giết chồng tôi! Không có hình phạt nào là quá nặng đối với cô", người phụ nữ nói. Julia bị buộc tội ăn cắp, lừa đảo và kiếm tiền bằng cách gian dối.
Hôm sau, viên cảnh sát John Hickey tình nguyện đưa Lyons từ nhà tù quận ra tòa. Một thám tử trong vụ án khuyên Hickey: "Phải thật cảnh giác. Cô ta rất láu cá. Phải quản lý cô ta thật chặt chẽ".
"Ôi dào, cô ta không trốn được đâu", Hickey nói.
Thay vì đưa Lyons đến tòa án bằng xe tuần tra, Hickey đưa cô lên một chiếc xe bình thường. Tại tòa, khoảng 50 nạn nhân làm chứng chống lại cô. Số tiền Lyons cần nộp để được tại ngoại là 13.000 USD, tương đương hơn 190.000 USD theo thời giá ngày nay.
Hickey đưa Lyons trở lại nhà tù. Một tiếng rưỡi sau, anh này cho gọi về cho đồn cảnh sát, nói với họ rằng Lyons đã nhảy ra từ một chiếc xe hơi đang chạy và vào một chiếc ôtô đang chờ sẵn. Dựa trên vị trí được báo cáo, một quan chức suy đoán Hickey và Lyons đã đến quán rượu.
Hickey sau đó thay đổi câu chuyện, nói rằng Lyons muốn đến ngân hàng để rút tiền. "Tôi vừa quay đi một giây thì Julia đã biến mất", anh nói. Đêm đó, Hickey bị bỏ tù vì nghi ngờ nhận hối lộ.
Sau khi trốn thoát, Lyons nhanh chóng "ngựa quen đường cũ". Tháng 3/1919, cảnh sát lần ra dấu vết của cô qua danh sách đăng ký y tá. Họ tìm đến một ngôi nhà trên đại lộ Fullerton. Khi Lyons mở cửa, cảnh sát ngay lập tức tóm cô.
Ngoài các cáo buộc trước đây, Lyons còn đối mặt với cáo buộc mới là vi phạm chế độ một vợ một chồng. Cuộc hôn nhân của cô với Charlie vẫn còn trên giấy tờ, nhưng cô đã làm đám cưới với một người lính trẻ.
"Tôi gặp anh ấy khi đang ngồi trong một quán ăn ở miền nam", Julia nói. "Thật là lãng mạn. Chúng tôi chỉ quen nhau 4 ngày trước khi tôi trở thành cô dâu. Chúng tôi đi nghỉ ở trang trại trong tuần trăng mật".
Tháng 4/1919, Julia hầu tòa. Cô nói rằng mình là nạn nhân của một băng trộm đã ép buộc cô thực hiện hành vi trái với ý muốn. Cô thậm chí ngất xỉu trước tòa để thể hiện sự đau khổ của mình.
Bồi thẩm đoàn không tin những lời đó. Trước khi tòa tuyên án, Julia nói rằng mình bị điên, nhưng các bác sĩ làm chứng rằng thần kinh của cô bình thường. Vào tháng 8/1919, Julia cởi xuống bộ đồng phục y tá để mặc lên đồng phục tù nhân, sau khi lĩnh bản án 1-10 năm tù trong trại giam vì phạm tội nghiêm trọng.
Bộ trưởng Nội các Anh Mark Sedwill từ chức Mark Sedwill, quan chức cấp cao của Anh ngày 28/6 nói với Thủ tướng Boris Johnson rằng ông sẽ từ chức Bộ trưởng Nội các và Cố vấn an ninh quốc gia. Trong một bức thư trao đổi với Thủ tướng Johnson, ông Sedwill nói: "2 năm trước, khi người tiền nhiệm của tôi bị ốm, người tiền nhiệm của ông đã đề...