Cựu đại sứ Mỹ tại Ukraine điều trần luận tội Tổng thống Mỹ
Nhà cựu ngoại giao hàng đầu của Mỹ tại Ukraine Marie Yovanovitch cho rằng chỉ vì những lợi ích cá nhân mà người ta có thể và dám loại bỏ một nhà ngoại giao trung thành thực hiện chính sách của Mỹ.
Bà Marie Yovanovitch. (Nguồn: UPI)
Ngày 15/11, trong phiên điều trần luận tội công khai thứ hai thuộc quá trình luận tội nhằm vào Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhà cựu ngoại giao hàng đầu của Mỹ tại Ukraine Marie Yovanovitch đã mô tả một cuộc khủng hoảng tại Bộ Ngoại giao Mỹ, bày tỏ lo ngại rằng cơ quan này đã thất bại trong việc bảo vệ các quan chức ngoại giao của họ ở nước ngoài trước các cuộc tấn công đe dọa lợi ích của nước Mỹ.
Bà Marie Yovanovitch – người ra điều trần riêng trước các nhà điều tra Hạ viện Mỹ hồi tháng trước – đã mô tả một chiến dịch bôi nhọ được chỉ đạo bởi luật sư riêng của Tổng thống Mỹ là Rudy Giuliani, các quan chức Ukraine tham nhũng và các nhân vật truyền thông gây tranh cãi – những người có vai trò trong việc đẩy bà rời khỏi vị trí Đại sứ Mỹ tại Ukraine vào tháng Năm vừa qua.
Bà Yovanovitch cũng coi việc loại bỏ mình là một tiền lệ “sai lầm nguy hiểm,” cho rằng chỉ vì những lợi ích cá nhân mà người ta có thể và dám loại bỏ một nhà ngoại giao đang thể hiện trung thành thực hiện chính sách đối ngoại của nước Mỹ.
Bà Yovanovitch cũng cho biết vẫn thất vọng vì một số quan chức hàng đầu của Bộ Ngoại giao Mỹ đã từ chối bảo vệ trước các cuộc tấn công này, ngay cả sau khi Ngoại trưởng Mike Pompeo và các quan chức cấp cao khác đưa ra tuyên bố về việc hỗ trợ.
Đồng thời, nhà ngoại giao kỳ cựu này còn nhấn mạnh rằng vấn đề này đang gây khó khăn và ảnh hưởng đến các quan chức khác đang hoạt động ở nước ngoài – những người đang tìm cách đại diện cho lợi ích của Mỹ ở nước ngoài.
Bà Yovanovitch cũng bày tỏ sự thất vọng rằng tình trạng tham nhũng tại Ukraine khi cho rằng có những người cảm thấy khó chịu về những nỗ lực chống tham nhũng của bà và họ sẵn sàng hợp tác để loại bỏ bà.
Cùng thời điểm diễn ra phiên điều trần của bà Yovanovitch, Tổng thống Donald Trump đã lên tiếng chỉ trích cựu Đại sứ Mỹ tại Ukraine này.
Video đang HOT
Qua mạng xã hội Twitter, nhà lãnh đạo Mỹ đã gọi sự kiện được tổ chức tại Hạ viện là “nỗi hổ thẹn.” Trong khi đó, từ phía đảng Dân chủ, đã có ý kiến cho rằng Tổng thống Trump “đe dọa nhân chứng”./.
Theo Bùi Đại Thắng-Anh Hiển (TTXVN/Vietnam )
Đảng Cộng hòa quyết tâm bảo vệ ông Trump
Trước những đòn tấn công dồn dập từ phía đảng Dân chủ, phe Cộng hòa vạch ra những chiến lược hợp lý nhằm bảo vệ Tổng thống Donald Trump.
Theo hãng tin Reuters, Chủ tịch hạ viện Mỹ Nancy Pelosi ngày 14-11 nhận định rằng Tổng thống Donald Trump đã thừa nhận hối lộ trong vụ bê bối Ukraine, trọng tâm của cuộc điều tra luận tội ông.
"Hành vi hối lộ thể hiện ở việc cấp hoặc từ chối viện trợ quân sự để đổi lại một tuyên bố công khai về một cuộc điều tra giả mạo liên quan đến cuộc bầu cử. Đó là hối lộ", bà Pelosi phát biểu trong cuộc họp báo sau phiên điều trần công khai đầu tiên của cuộc điều tra luận tội Tổng thống Trump.
Một nhân vật trung tâm khác, cựu đại sứ Mỹ ở Ukraine Marie Yovanovitch sẽ ra làm chứng trong ngày 15-11 trong phiên điều trần công khai thứ hai của cuộc điều tra.
Cuộc "thử lửa" trong đảng Cộng hòa
Theo tờ USA Today, từ khi cuộc điện đàm gây tranh cãi với Tổng thống Ukraine Zelensky được tiết lộ, Tổng thống Trump đã tiến hành gặp trực tiếp 120 hạ nghị sĩ và 42 thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa. Các chuyên gia nhận định nỗ lực này có thể giúp tổng thống Mỹ vừa tăng cường sự thống nhất nội bộ, vừa tiếp thêm hy vọng cho đảng Cộng hòa trong bối cảnh nhà lãnh đạo Mỹ đang trải qua giai đoạn cực kỳ nhạy cảm.
Mặc dù luận tội vẫn là chủ đề chính trong các cuộc trao đổi này, Tổng thống Trump cũng trao đổi về nhiều vấn đề khác nhau như thỏa thuận thương mại Canada - Mexico hay việc thông qua các quy định kê đơn thuốc mới. Thông qua những vấn đề này, ông Trump nhiều khả năng đang kỳ vọng các nghị sĩ trong đảng lên tiếng công khai rằng: Đảng Dân chủ đang quá ám ảnh với việc luận tội mà lơ là phục vụ đất nước.
USA Today nhận định bên cạnh đối phó với đảng Dân chủ, duy trì được sự thống nhất và sự ủng hộ của các thành viên trong đảng Cộng hòa cũng là mục tiêu quan trọng không kém của ông Trump.
"Thứ giá trị nhất của ông Trump là thời gian của ông ấy. Nếu ông ấy có thể dành thời gian cho các nghị sĩ, điều đó sẽ động viên họ đưa ra những phản ứng của mình. Đó là một công cụ gây ảnh hưởng tuyệt vời của bất kỳ tổng thống nào khi rơi vào khủng hoảng" - tờ này cho biết.
Lãnh đạo phe thiểu số Kevin McCarthy cùng các đảng viên Cộng hòa khác trong một phiên làm việc ở hạ viện. Ảnh: THE NEW YORKER
Hiện tại chỉ có một vài nghị sĩ đảng Cộng hòa công khai lên tiếng về việc luận tội Tổng thống Trump. Trong cuộc họp nội các ngày 21-10 trước đó, Tổng thống Trump đã yêu cầu các thành viên trong đảng cần "cứng rắn hơn và đấu tranh" bảo vệ ông.
"Các chính khách Cộng hòa đã thiết lập hàng rào bảo vệ tổng thống bằng nhiều thủ thuật khác nhau mà không cần trực tiếp tấn công đến các cáo buộc chống ông Trump. Họ gọi đây (cuộc điều tra luận tội của hạ viện) là một cuộc điều tra đầy định kiến, bới lông tìm vết" - chuyên gia về luật hiến pháp tại ĐH Pennsylvania, bà Claire Finkelstein, nhận định.
Chuyên gia Finkelstein giải thích chiến thuật hiện tại của đảng Cộng hòa về cơ bản là đặt cược vào những lập luận "đao to búa lớn" nhằm che mờ tính nghiêm trọng của các cáo buộc đang được đưa ra. Tuy nhiên, bà Finkelstein cảnh báo các thủ thuật gây nhiễu tương tự có thể không đem lại hiệu quả như mong muốn do toàn bộ các phiên điều trần đều được phát công khai.
Theo thống kê ngày 14-11 của hãng tin Bloomberg, ít nhất 13 triệu người dân Mỹ đã theo dõi trực tiếp phiên điều trần hôm 13-11. Trong khi đó, kết quả thăm dò mới đây do hãng tin Reuters thực hiện chỉ ra 75% cử tri đảng Dân chủ ủng hộ việc luận tội ông Trump, 79% cử tri đảng Cộng hòa phản đối.
Gió đổi chiều, Tổng thống Trump có cơ hội chiến thắng?
Đáng chú ý, chuyên gia bình luận chính trị Scott Jennings của tờ The Los Angeles Times hôm 14-11 nhận định không có chi tiết nào trong buổi điều trần mới đây có thể làm thay đổi đáng kể cuộc điều tra ông Trump.
"Những người nung nấu mong muốn luận tội kể từ khi ông Trump đắc cử tổng thống vẫn giữ nguyên ý kiến, trong khi những người ủng hộ ông chủ Nhà Trắng sẽ không thay đổi quan điểm. Nói cách khác, đây là một ngày thất bại của đảng Dân chủ" - ông Jennings chia sẻ.
Theo chuyên gia này, phần lớn các lời khai mà quyền đại sứ Mỹ tại Ukraine Bill Taylor cùng Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ George Kent cung cấp đều là những thông tin nghe được từ nhiều quan chức khác nhau, chứng tỏ họ không có liên hệ trực tiếp với cuộc hội đàm giữa Tổng thống Donald Trump và người đồng cấp Volodymyr Zelensky.
Ông Jennings cho rằng những loại bằng chứng gián tiếp này khó có thể thuyết phục được người dân Mỹ rằng ông Trump đã đi quá giới hạn của một tổng thống. Quyền Đại sứ Taylor cũng nói rằng ông không đứng về bên nào trong cuộc tranh luận này nhưng chuyên gia Jennings nhận định phe Dân chủ rõ ràng đặt nhiều kỳ vọng rằng dư luận sẽ xem vị đại sứ là nhân chứng chủ chốt của cuộc điều tra.
Bên cạnh đó, Tổng thống Zelensky cũng từng tuyên bố ông không cảm thấy bị gây áp lực trong cuộc điện đàm với ông Trump hôm 25-7. Khi hạ nghị sĩ Cộng hòa John Ratcliffe đề cập đến phát biểu này, ông Taylor cho biết ông "không có lý do gì để nghi ngờ ông Zelensky". Nghị sĩ Ratcliffe cũng tiếp tục "ghi điểm" giúp ông Trump bằng cách hỏi cả hai nhân chứng rằng họ đã bao giờ báo cáo bất kỳ sai phạm nào trong cuộc điện đàm Trump - Zelensky hay chưa và cả hai đều phủ định điều này.
Nghị sĩ Elise Stefanik, một thành viên khác của đảng Cộng hòa tham gia phiên điều trần hôm 13-11, cũng bảo vệ tổng thống bằng cách đề cập tới chính sách ngoại giao giữa Mỹ và Ukraine.
Bà Stefanik lập luận rằng công ty năng lượng Burisma - nơi con trai của cựu phó tổng thống Mỹ Joe Biden từng là thành viên trong hội đồng quản trị, đã có tiền lệ tham nhũng nên việc ông Trump muốn điều tra công ty này và vai trò của cha con Biden là đúng. Bà còn lưu ý Washington hồi năm 2014 từng cam kết sẽ cố gắng chuyển lại cho Kiev hàng chục tỉ USD tài sản tham nhũng được cho là của Mykola Zlochevsky, người sáng lập Burisma. Yêu cầu điều tra ông Zlochevsky cũng từng được cựu tổng thống Barack Obama đưa ra.
Cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton lên tiếng về vụ điều tra luận tội ông Trump
Trong cuộc phỏng vấn của đài CNN ngày 14-11, cựu tổng thống Bill Clinton - người từng dính vào cuộc điều tra luận tội của hạ viện Mỹ (thời điểm đó do đảng Cộng hòa kiểm soát) vào năm 1998, khuyên Tổng thống Donald Trump nên giao cho cấp dưới lo chuyện luận tội để tập trung vào chương trình nghị sự của mình.
"Thông điệp của tôi là ông được thuê vào đây để làm việc mà!... Ông không thể quay lại những ngày đã trôi qua. Mỗi ngày mới là một cơ hội để làm nên điều gì đó tốt đẹp. (Nếu là tôi) Tôi giao cho các luật sư và nhân viên xử lý cuộc điều tra luận tội. Trong lúc đó, tôi sẽ làm việc để phục vụ người dân Mỹ" - ông Clinton nhấn mạnh.
VĨ CƯỜNG
Theo PLO
Cựu ngoại trưởng Mỹ cảnh báo nguy cơ Mỹ - Trung xung đột 'thảm khốc' Xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc là "không tránh khỏi", sẽ dẫn đến "hậu quả tàn khốc" và "tồi tệ hơn hai cuộc chiến tranh thế giới" nếu hai nước không giải quyết được khác biệt, cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger nhận định. Cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger "Chúng ta giờ đang ở một giai đoạn rất khó khăn. Tôi...