Cựu đại sứ Mỹ đi cứu công dân ở Triều Tiên
Bill Richardson, cựu đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, vừa xác nhận chuyến thăm Triều Tiên cùng chủ tịch điều hành Google sắp tới một phần là nhằm giải cứu một đồng hương đang bị nước này giam giữ.
Cựu đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, Bill Richardson. Ảnh: Time
Bill Richardson, cựu thống đốc bang New Mexico kiêm cựu đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, hôm nay cho biết ông quan ngại về tình hình của Kenneth Bae, một công dân Mỹ đang bị bắt giữ ở Triều Tiên. Con trai của Bae từng liên hệ với Richardson và ông sẽ trao đổi với người Triều Tiên về việc giam giữ công dân Mỹ gốc Hàn này.
“Tôi đã làm việc với Triều Tiên suốt 15 năm”, ông nói trên kênh truyền hình CBS, chương trình “Sáng nay”. “Tôi đã đưa những binh lính Mỹ về, tôi đã đưa con tin Mỹ về, tôi đã thương lượng về hài cốt các binh sĩ của chúng ta trong chiến tranh Triều Tiên, và thảo luận về viện trợ lương thực. Tôi hiểu người Triều Tiên”, Richardson nói.
Video đang HOT
Theo AP, trước đó, Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng chuyến đi của ông Richardson cùng chủ tịch điều hành Google, ông Eric Schmidt, là “vô ích” và không đúng thời điểm. Để đáp lại, Richardson cho rằng đây là chuyến thăm cá nhân, mang tính nhân đạo, và ông không đại diện cho chính phủ Mỹ, cũng như Schmidt không đại diện cho Google, nên Bộ Ngoại giao không cần lo lắng.
Ông cũng cho hay chuyến thăm ban đầu được dự kiến diễn ra vào tháng 12 nhưng bị trì hoãn theo mệnh lệnh của Bộ Ngoại giao Mỹ, do cơ quan này lo ngại tác động đối với cuộc bầu cử ở Hàn Quốc. Giải thích về lý do ông Schmidt cũng tham gia, Richardson cho biết chủ tịch điều hành Google quan tâm đến chính sách đối ngoại, và ông nghĩ rằng mời Schmidt đi cùng với tư cách một công dân sẽ mở rộng triển vọng của chuyến thăm. Dự kiến chuyến thăm này có thể diễn ra sớm nhất là trong tháng này.
Ông Richardson từng sang Triều Tiên một vài lần trong vòng 20 năm qua và tham gia đàm phàn về việc phóng thích các công dân Mỹ bị giam giữ ở nước này. Lần gần nhất ông có mặt ở Bình Nhưỡng là năm 2010, khi ông có cuộc gặp với trưởng đoàn đàm phán hạt nhân của Triều Tiên trong một nỗ lực nhằm xoa dịu căng thẳng, sau khi nước này nã pháo sang đảo tiền tiêu Hàn Quốc.
Ông Richardson cũng cho biết ông quan ngại về việc phổ biến hạt nhân của Bình Nhưỡng. “Chuyến thăm nhằm đánh giá tình hình Triều Tiên… Chúng tôi cố gắng đưa Triều Tiên đi đúng hướng”, AFP dẫn lời ông nói.
Theo VNE
Cựu đại sứ Pakistan tại Mỹ đã được tự do đi lại
Tòa án Tối cao Pakistan ngày 30.1 đã dỡ bỏ việc hạn chế đi lại đối với cựu đại sứ nước này tại Mỹ, một dấu hiệu cho thấy cuộc điều tra về vụ bê bối đe dọa tổng thống Asif Ali Zardari đang bị "hụt hơi", hãng AFP đưa tin.
Ông Husain Haqqani buộc phải từ chức hồi năm ngoái do bị cáo buộc dính líu vào việc soạn thảo một bức thư mật tìm kiếm sự giúp đỡ của Mỹ nhằm khống chế quyền lực của quân đội. Ông đã bác bỏ những cáo buộc này.
Tòa án Tối cao Pakistan đã áp đặt việc hạn chế đi lại đối với ông Haqqani và ra lệnh điều tra xem ai là người đứng sau vụ việc trên, dẫn đến những đồn đoán rằng ông Zardari có thể bị buộc phải rời ghế tổng thống.
Cựu đại sứ Pakistan tại Mỹ Husain Haqqani - Ảnh: AFP
"Ông ấy được phép rời khỏi đất nước", Chánh án Iftikhar Muhammad Chaudhry nói trong quyết định mà ông đưa ra sau khi luật sư Asma Jehangir đảm bảo thân chủ của bà sẽ có mặt tại tòa khi được yêu cầu.
Tuần qua, cuộc điều tra có vẻ đã thất bại sau khi các thẩm phán bác bỏ chuyện ra nước ngoài nghe lời khai của doanh nhân Mỹ tên Mansoor Ijaz, người đã ám chỉ sự dính líu của Tổng thống Zardari và ông Haqqani vào vụ việc trên.
Mặc dù Ijaz được cho một cơ hội khác để xuất hiện trước một ủy ban tư pháp vào ngày 9.2 và Tòa Tối cao ngày 30.1 đã gia hạn điều tra thêm 2 tháng, nhưng ông từ chối về Pakistan do lo ngại về an ninh.
Bức thư được gửi vào ngày 10.5.2011 đến Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ lúc đó là đô đốc Mike Mullen với mục đích nhờ Mỹ chặn đứng một âm mưu đảo chính quân sự sau vụ biệt kích Mỹ tiêu diệt Osama bin Laden trên đất Pakistan.
Tòa Tối cao đã ra lệnh điều tra vụ việc trên sau khi tham khảo ý kiến của lãnh đạo cơ quan tình báo nước này, vốn khẳng định Ijaz có bằng chứng đáng được xem xét.
Theo Thanh Niên