Cựu đại sứ Iran tại Vatican qua đời vì nCoV
Cựu đại sứ Iran, ông Hadi Khosroshahi tử vong vì nhiễm virus corona, hãng thông tấn IRNA đưa tin.
Truyền thông nhà nước Iran đưa tin lúc 22h30, ông Hadi Khosroshahi được xác nhận qua đời vì nCoV. Giáo sĩ Hadi Khosroshahi đến từ Qom, là một trong những nhà sử học, dịch giả hàng đầu và là giáo sĩ, nhà ngoại giao nổi tiếng của Iran. Hadi Khosroshahi qua đời một ngày sau khi được đưa vào bệnh viện ở Tehran để xét nghiệm dương tính với nCoV. Ông Khosroshahi từng là đại sứ của Iran tại Vatican.
Iran là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất do dịch Covid-19. Chỉ mới đầu tuần trước, chính quyền Iran khẳng định không có ca nhiễm nào. Thế nhưng đến ngày 19/2, Tehran công bố hai ca nhiễm nCoV đầu tiên – đồng thời là hai ca tử vong ở thành phố Qom, cách thủ đô Iran khoảng 145 km về phía nam. Hiện chưa có thông tin về “bệnh nhân số 0″ tại quốc gia này.
Virus corona lan nhanh ở Iran khi nước này đang trải qua thời kỳ lạnh nhất trong năm, đặc biệt là ở thủ đô Tehran và khu vực miền bắc, với nhiệt độ thường dao động từ 5 đến 10 độ C.
Video đang HOT
Các trường hợp nhiễm nCoV ở Iran tăng vọt trong 24 giờ qua, Bộ Y tế nước này thông tin chiều 27/2. Theo hãng thông tấn IRNA của Iran, hiện nước này đã có 245 ca nhiễm nCoV, 26 trường hợp tử vong. Dịch bệnh khiến chính quyền Iran hủy bỏ buổi cầu nguyện vào thứ sáu, 28/2 tại Tehran.
Iran là quốc gia có số ca tử vong lớn thứ hai thế giới, sau Trung Quốc. Tỷ lệ tử vong vì nCoV tại Iran cao nhất thế giới, hơn 10%, trong khi tỷ lệ tử vong trung bình ở Trung Quốc chỉ khoảng 3%.
Huyền Anh
Theo ione.net
Hơn 10 tên lửa nã vào căn cứ quân sự Mỹ tại Iraq
Một nhà thầu của Lầu Năm Góc đã thiệt mạng và một số quân nhân bị thương sau một vụ tấn công bằng tên lửa vào căn cứ quân sự của phe liên quân do Mỹ đứng đầu ở Iraq.
Căn cứ quân sự của Mỹ tại Iraq bị hứng tên lửa khiến 1 người thiệt mạng (Ảnh: Getty)
Giới chức tình báo Mỹ cho biết có tới 11 đến 14 quả tên lửa đã được phóng vào căn cứ quân sự K1 của nước này, nằm gần thành phố Kirkuk nhiều dầu mỏ tại Iraq vào chiều hôm qua (27.12).
Mỹ hiện đang điều tra xem liệu nhóm dân quân Hồi giáo Shi'ite do Iran hậu thuẫn, mang tên Kataib Hezbollah, có chịu trách nhiệm cho vụ tấn công này hay không.
Sự cố chết người xảy ra hôm thứ Sáu vừa qua là "cuộc tấn công tên lửa thứ 11 vào tiền đồn của các lực lượng Mỹ trong 2 tháng qua," theo ghi nhận từ trang tin Military Times.
Dù chưa có tổ chức nào nhận trách nhiệm về vụ tấn công gần đây nhất, song Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã cáo buộc các lực lượng được Iran hậu thuẫn đã gây ra các vụ phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của nước này ở Iraq.
Trong một tuyên bố đưa ra hồi đầu tháng, ông Pompeo cảnh báo Iran rằng bất kỳ cuộc tấn công nào của chính quyền Tehran hoặc các lực lượng lượng ủy nhiệm của nước này gây tổn hại cho quân Mỹ và đồng minh sẽ bị "đáp trả bằng phản ứng quyết đoán từ Mỹ".
"Chúng tôi nhân dịp này cũng muốn nhắc nhở các nhà lãnh đạo của Iran rằng bất kỳ cuộc tấn công nào của họ, hoặc của bất kỳ lực lượng ủy nhiệm nào của họ, gây tổn hại cho người Mỹ, đồng minh hoặc lợi ích của chúng tôi, sẽ bị đáp trả bằng phản ứng quyết đoán của Mỹ," thông cáo của Ngoại trưởng Mỹ cho biết, "Iran phải tôn trọng chủ quyền của các nước láng giềng và ngay lập tức ngừng cung cấp viện trợ và vũ khí gây chết người cho các bên thứ ba ở Iraq và trên toàn bộ khu vực Trung Đông."
Tháng trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cũng nói với các nhà lập pháp ở thủ đô Washington rằng: "Iran không nên nhầm lẫn sự kiềm chế của Mỹ với việc không sẵn sàng cho các phản ứng quân sự một cách quyết đoán, nếu lực lượng hoặc lợi ích của chúng ta bị tấn công."
Căng thẳng giữa Mỹ và Iran trở nên leo thang kể từ khi Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân được ký kết năm 2015 với Iran, và áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt làm tê liệt nền kinh tế của nước này. Để đáp trả, chính quyền Tehran hiện đã tái khởi động chương trình hạt nhân của mình trong năm nay.
Theo danviet.vn
Trung Quốc và Ấn Độ 'vật lộn" trong thế giằng co giữa Mỹ và Iran Khi xem xét sự năng động trong mối quan hệ của Tehran với Bắc Kinh và New Delhi, có thể thấy rõ những cách hợp tác khác nhau trong bối cảnh phải đối mặt với các chính sách chống Iran của Mỹ. Cả Trung Quốc và Ấn Độ từ lâu đã có tiềm năng trở thành những đối tác chiến lược của Iran....