Cựu đặc vụ CIA bị người TQ dụ bán bí mật quốc gia như thế nào?
Một cựu đặc vụ CIA vừa bị kết tội nhận 25.000 đô la Mỹ để bán các bí mật quốc gia cho Trung Quốc.
Hình ảnh Kevin Mallory khi vẫn còn đang phục vụ cho cơ quan CIA
Tháng 4.2017, Kevin Mallory, 61 tuổi – 1 cựu đặc vụ CIA đã bị giữ lại khi vừa trở về Chicago (Mỹ) từ Thượng Hải (Trung Quốc) sau khi cảnh sát phát hiện người đàn ông mang theo 16.500 đô la Mỹ tiền mặt không khai báo. Một tháng sau đó, Mallory bị bắt với âm mưu chống lại liên bang theo luật chống phản gián của FBI.
Tháng 6 vừa qua, sau phiên xét xử, bồi thẩm đoàn tuyên bố Kevin có tội. Mặc dù bị luận tội, cựu nhân viên CIA vẫn liên tục phủ nhận các cáo buộc bán bí mật quốc gia cho người Trung Quốc.
Theo điều tra của FBI, Mallory đã liên lạc với Michael Yang – người tự xưng là nhân viên của Viện Chính sách Trung Quốc song FBI nghi ngờ đó chỉ là vỏ bọc cho công việc thật của anh ta là sĩ quan tình báo. Thông qua LinkedIn (1 mạng xã hội), 2 người đã trao đổi với nhau nhiều lần. Cùng trong khoảng thời gian đó, Mallory bất ngờ nghỉ việc trong nhiều tháng, để lại một số khoản nợ nần và thanh toán thế chấp.
Mùa xuân năm 2017, Yang đã trả cho Mallory 25.000 đô la Mỹ để đi đến Thượng Hải 2 lần. Song song với việc kết nối với Yang, cựu nhân viên CIA còn yêu cầu một số đồng nghiệp giúp Mallory liên lạc với những người phụ trách việc cập nhật thông tin tình báo về Trung Quốc.
Michael Yang – người bị FBI nghi là sĩ quan tình báo của Trung Quốc.
Việc Mallory bất ngờ hứng thú với vấn đề tình báo Trung Quốc đã khiến CIA cảnh giác và bắt đầu theo dõi các hoạt động bất thường của người nhân viên. Theo đó, sau khi trở về từ Thượng Hải, người đàn ông đã bị cảnh sát giữ lại tại sân bay.
Cùng với số tiền mặt không rõ nguồn gốc, cảnh sát còn tìm thấy trong va li một thiết bị điện thoại nghi chứa thông tin gián điệp. Cựu đặc vụ sau đấy đã khăng khăng đó là món quà anh ta mua tặng cho người vợ. Điều tra sâu hơn, cảnh sát phát hiện chiếc điện thoại có hệ thống kết nối đặc biệt và có khả năng gửi đi tin nhắn và các tài liệu mật.
Video đang HOT
Trong buổi lấy lời khai với các quan chức tình báo, Mallory thừa nhận rằng chiếc điện thoại là một thiết bị liên lạc bí mật phía Trung Quốc trao cho anh ta song cựu nhân viên CIA vẫn khẳng định không biết cách sử dụng chiếc máy và mới chỉ gửi thử một vài tin nhắn.
Chiếc điện thoại chứa các thông tin tuyệt mật của chính phủ Mỹ được Mallory sử dụng để gửi tài liệu cho phía Trung Quốc.
Trước đó, người đàn ông còn tự nguyện giao nộp điện thoại cho phía điều tra vì nghĩ tất cả các cuộc nói chuyện đã bị xóa sạch song cảnh sát đã khôi phục lại mọi dữ liệu có trong đó. Trên thực tế, ngoài nội dung các cuộc trao đổi, cảnh sát còn phát hiện ra Mallory đã gửi đi một tài liệu, một bảng danh sách được phân loại bí mật và đang cố gắng gửi đi các tài liệu nội bộ khác.
Sau khi khám xét nơi ở của cựu đặc vụ, phía điều tra còn phát hiện 1 thẻ nhớ có chứa bí mật quốc gia đã bị Mallory phá hủy
Trong một cuộc thẩm vấn với lực lượng điều tra, một phần tin nhắn liên lạc giữa Mallory và Yang đã được tiết lộ, trong đó có những bằng chứng rõ ràng tố cáo tội trạng của Mallory như “Công việc của anh là nắm bắt thông tin còn việc của tôi là được trả tiền để bán những thông tin đó”.
Cảnh sát còn thu thập thêm được một đoạn video cho thấy cựu đặc vụ CIA đã đến một công ty chuyển phát ở địa phương và đưa cho nhân viên ở đấy một xấp tài liệu tuyệt mật để quét lên máy tính gửi đi.
Camera tại cửa hàng thu lại được cảnh cựu nhân viên CIA gửi đi các tài liệu mật cho bên thứ ba
Trong các bí mật quốc gia được cựu nhân viên CIA bán cho phía Trung Quốc, khả năng bại lộ danh tính của một cặp vợ chồng đang làm gián điệp cho chính phủ Mỹ ở Trung Quốc là rất cao. Nếu bị kết án, Mallory rất dễ đối mặt với án chung thân vì hành động phản quốc và đẩy nhiệm vụ, cuộc sống của các nhân viên, đặc vụ khác vào nguy hiểm.
Theo Danviet
Cựu Thủ tướng Malaysia từng cầu cứu CIA?
Mới đây, dư luận Malaysia đang bàng hoàng trước thông tin cựu Thủ tướng Najib Razak từng cầu cứu tình báo CIA trước khi bầu cử diễn ra. Đài Radio Sputnik của Nga đã có màn phỏng vấn với Nile Bowie - phóng viên Asia Times chuyên về Malaysia về vấn đề này.
Theo Sputnik, lá thư bí mật bị rò rỉ được viết bởi Tổ chức Tình báo Đối ngoại Malaysia (MEIO) và ký bởi ông Hasanah Ab Hamid - người đứng đầu một đơn vị trực thuộc Phòng nghiên cứu của Văn phòng Thủ tướng.
Lá thư được gửi tới Cơ quan Tình báo Trung ương CIA 5 ngày trước khi cuộc bầu cử tháng 5.2018 của Malaysia diễn ra có nội dung yêu cầu sự hỗ trợ chính trị của Mỹ trong trường hợp kết quả bầu cử quá sát nút, hòa hay liên minh cầm quyền Barisan Nasional của ông Razak thắng với cách biệt không đáng kể. Được biết, tờ Malaysiakini là cơ quan đầu tiên nắm được bí mật về lá thư và đã quyết định công bố toàn bộ nội dung vào hôm 19.7 vừa rồi.
Cưu Thủ tướng Malaysia Najib Razak. Ảnh: Reuters.
Tuy nhiên, phóng viên Nile Bowie vào hôm qua (20.7) đã nhấn mạnh với hai người dẫn chương trình Loud & Clear của Radio Sputnik là John Kiriakou - một cựu nhân viên của CIA - và Walter Smolarek rằng lá thư nói trên không đòi hỏi một sự hỗ trợ trực tiếp từ phía Washington mà đúng hơn là một sự công nhận.
"Nó cho thấy vào thời điểm bầu cử, liên minh cầm quyền đã lo lắng đến mức nào. Họ đã lường trước được đây sẽ là một cuộc chiến giành phiếu bầu cực kỳ sát nút nên đã cố tình đặt ra nhiều chướng ngại để áp chế phe đối đập", Bowie nói.
Đương kim Thủ tướng Malaysia Mahathir Bin Mohamad
Trong cuộc đối thoại, phóng viên Bowie đã tóm tắt lại về nội dung của lá thư bí ẩn: Chính phủ của ông Najib đã cáo buộc ông Mahathir Bin Mohamad - đối thủ của ông Najib và hiện đang là Thủ tướng Malaysia - là một người chống Phương Tây.
Đồng thời, lá thư cũng tố ông Mahathir không phải là một nhà cải cách và phe đối lập muốn sử dụng vị chính trị gia này để lật đổ thế cầm quyền suốt 6 thập kỷ qua của liên minh Barisan Nasional.
Bên cạnh đó, lá thư trên còn cho rằng phe đối lập thiếu khả năng kiểm soát các mối đe dọa địa chiến lược trên thế giới và quan hệ song phương giữa Mỹ và Malaysia sẽ bị giảm sút.
"Khác với ông Mahathir, Thủ tướng Najib được biết đến như là một đồng minh mạnh mẽ của Mỹ và sẽ tiếp tục ủng hộ sự hiện diện của Mỹ tại khu vực. Nếu Thủ tướng Najib không cầm quyền, nước Mỹ sẽ mất đi một đối tác tin tưởng được tại Đông Nam Á, nhất là trong bối cảnh Philippines đã lạnh nhạt với Washington, Singapore và Brunei lại quá bé nhỏ để gây ảnh hưởng, Thái Lan và Indonesia còn phải bận tâm tới vấn đề chính trị nội bộ của mình. Trong khi đó, ngoại trừ Việt Nam, các nước Đông Dương đều đang quá nghiêng về phía Trung Quốc", phóng viên Bowie trích lại một đoạn của lá thư mà ông cho rằng miêu tả chính xác thông điệp mà ông Najib muốn truyền tải tới CIA: nước Mỹ cần Malaysia bởi vì Washington đang ngày càng có ít bạn trong khu vực.
Bê bối 1MDB chính là một trong những nguyên nhân khiến cựu Thủ tướng Najib Razak ngã ngựa và đang bị điều tra tham nhũng. Ảnh: Reuters.
Theo Bowie, cần phải nhớ lại rằng trong 9 năm cầm quyền, ông Najib đã cải thiện rất tốt mối quan hệ giữa Malaysia và Mỹ. Tuy nhiên, khi bê bối Quỹ đầu tư nhà nước 1MBD bị phát hiện, mối quan hệ song phương này đã bị phá hỏng.
Sau đó, ông Bowie cũng đã đặt câu hỏi ngược lại cho người dẫn chương trình Kiriakou rằng: "Ông đã từng làm cho CIA; anh nghĩ họ sẽ đón nhận lá thư này như thế nào?"
"Nếu là cách đây 10 hay 15 năm trước, tôi đoán rằng CIA sẽ gửi lá thư này tới bộ phận chuyên trách và họ có thể sẽ có một kế hoạch để giúp một đồng minh của Mỹ", cựu đặc vụ CIA Kiriakou nói. "Tuy nhiên, bây giờ đã là năm 2018 rồi, mọi thứ không như trước nữa".
"Nguy cơ tiềm ẩn quá lớn, nhất là nếu liên quan tới một quốc gia phát triển quan trọng như Malaysia. Vì thế tôi đoán rằng khi nhận được thư, họ sẽ quyết định lờ nó đi".
Theo Danviet
Nhà báo Jamal Khashoggi bị hạ sát: Báo Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin sốc liên quan Thái tử Ả Rập Xê Út Báo Thổ Nhĩ Kỳ ngày 22/11 đưa tin CIA có một đoạn băng ghi âm cuộc gọi trong đó Thái tử Ả Rập Xê Út ra chỉ thị làm nhà báo Jamal Khashoggi phải "im lặng". Theo Reuters, báo Thổ Nhĩ Kỳ cho biết giám đốc CIA Gina Haspel đã tiết lộ với các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 10 rằng...