Cứu cụ bà bị nhồi máu não
Cụ bà 79 tuổi, hôn mê, liệt nửa người trái, chẩn đoán đột quỵ não, được Bệnh viện Lão khoa Trung ương điều trị.
Gia đình cho biết bệnh nhân còn tỉnh táo và bình thường vào 9h30 ngày 16/7, tới 9h50 bà lơ mơ, không đáp ứng khi gọi hỏi và bị liệt. Bà được xe cấp cứu 115 đưa vào Bệnh viện Lão khoa Trung ương trưa cùng ngày.
Bác sĩ chẩn đoán bà đột quỵ nhồi máu não, tắc động mạch não giữa bên phải, hẹp mạch cảnh ngoài sọ hai bên, không bị xuất huyết, chưa bị tổn thương sọ não, kịp thời đến bệnh viện trong giờ vàng. Bà được sử dụng thuốc tiêu sợi huyết để điều trị.
Một giờ sau khi điều trị, ý thức của bệnh nhân cải thiện, mạch, huyết áp ổn định. Một ngày sau điều trị, bà tỉnh táo, song vẫn liệt nửa người. Sau can thiệp ba ngày, bà tỉnh táo hơn, các dấu hiệu sinh tồn dần ổn định, bắt đầu được tập phục hồi chức năng. Ngày 28/8, bà không còn liệt, cơ lực phục hồi tốt, có thể đi lại không cần trợ giúp, tự ăn uống, được cho điều trị ngoại trú và tiếp tục tập phục hồi chức năng ở nhà.
Video đang HOT
Bác sĩ khám cho cụ bà sau can thiệp do nhồi máu não. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Đột quỵ não là nguyên nhân gây tử vong thứ 3 sau bệnh lý tim mạch, ung thư, và thường xuyên gây tàn phế cho người bệnh. Đột quỵ não được chia thành hai thể gồm nhồi máu não, tỷ lệ 80-85%, và xuất huyết não, chiếm khoảng 15-20%. Việc người bệnh được điều trị nhồi máu não kịp thời sẽ giúp giảm thiểu gánh nặng cho chính người bệnh và gia đình.
Để điều trị đột quỵ, tiêu sợi huyết là một trong những phương pháp điều trị đặc biệt hiệu quả. Bác sĩ Trần Quang Thắng, Trưởng khoa Cấp cứu và Đột quỵ, cho biết phương pháp chỉ định cho người bệnh nhồi máu não cấp đến sớm trong vòng 4-5 giờ đầu sau khi xuất hiện triệu chứng đột quỵ. Thuốc tiêu sợi huyết được tiêm vào tĩnh mạch để làm tan cục máu đông gây tắc mạch máu, giúp người bệnh nhồi máu não cấp không phải phẫu thuật hoặc bị can thiệp xâm lấn, từ đó hồi phục nhanh, giảm di chứng thần kinh. Phương pháp còn giúp giảm thiểu tỷ lệ tử vong và phục hồi chức năng tốt nhất cho người bệnh.
Tuy nhiên, việc điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết trên nhóm bệnh nhân cao tuổi gặp khó khăn như khó xác định thời gian khởi phát, đưa đến viện thường chậm trễ, các bệnh lý nền cũng như các thuốc sử dụng hàng ngày làm cho bệnh nhân bị chống chỉ định dùng thuốc tiêu sợi huyết hoặc làm tăng nguy cơ biến chứng của thuốc…
Bác sĩ khuyến cáo gia đình cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế khi có các dấu hiệu đột quỵ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Người nhà không nên tin tưởng các phương pháp truyền miệng hoặc sơ cứu cho bệnh nhân trước, làm chậm trễ thời gian tới bệnh viện, ảnh hưởng tới tính mạng bệnh nhân.
Cấp cứu thành công bệnh nhân bị đột quỵ nhồi máu não cấp
Ngày 2/6, Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng) cho biết, đơn vị này vừa cấp cứu thành công nữ bệnh nhân 65 tuổi bị đột quỵ nhồi máu não cấp.
Bác sĩ hướng dẫn bệnh nhân vận động sau khi cấp cứu thành công. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Bà N.M.H. (65 tuổi, ngụ quân 12, TP.HCM) đột ngột có biểu hiện méo miệng, nói khó vào trưa ngày 31/5. Bà được gia đình nhanh chóng chuyển đến Bệnh viện Quận 12 cấp cứu.
Lúc này, bà H. xuất hiện thêm triệu chứng yếu nửa người bên trái, tiếp xúc chậm, các bác sĩ nhanh chóng sơ cứu và kích hoạt liên viện để chuyển bệnh nhân về Bệnh viện Quân y 175 (Gò Vấp).
Tại Bệnh viện Quân y 175, các bác sĩ kích hoạt báo động khẩn cấp Code stroke (báo động đột quỵ) và tiến hành hội chẩn ngay tại giường bệnh.
Đại úy - bác sĩ Hoàng Tiến Trọng Nghĩa, Phó Chủ nhiệm Khoa nội Thần kinh, Bệnh viện Quân y 175 cho biết, bệnh nhân được xác định bị nhồi máu não cấp, và tiến hành tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch (dùng thuốc ly giải cục huyết khối để tái thông mạch máu).
"Tuy nhiên, sau khi khảo sát mạch máu phát hiện bệnh nhân bị tắc động mạch não giữa phía bên phải đoạn gốc. Ngay lập tức, bệnh nhân được chuyển vào cathlab lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học", bác sĩ Nghĩa cho biết.
Sau 12h, bệnh nhân đã dần hồi phục hoàn toàn, hết liệt nửa người, nói chuyện được và tiếp tục được theo dõi.
Theo bác sĩ Nghĩa, kết quả của quá trình cấp cứu bệnh nhân bị đột quỵ nhồi máu não cấp thành công là bởi sự hợp tác liên viện và quy trình khép kín cấp cứu đột quỵ cấp, bệnh nhân được cấp cứu trong thời gian vàng của điều trị đột quỵ não cấp.
"Các dấu hiệu của đột quỵ cấp đột ngột là bị méo miệng, nói khó, bị yếu nửa người, mất thăng bằng, nhìn mờ. Nếu gặp các dấu hiện trên cần nhanh chóng đưa bệnh nhân vào bệnh viện gần nhất có khả năng điều trị đột quỵ não cấp.
Không thực hiện cạo gió, bấm huyệt, tận dụng thời gian nhanh nhất để cứu sống bệnh nhân và tránh những di chứng đáng tiếc xảy ra cho người bệnh", bác sĩ Nghĩa khuyến cáo.
Khi ngủ mà gặp 4 biểu hiện này trên cơ thể thì cần đi khám, nếu chủ quan để nặng có thể dẫn đến nhồi máu não hay tai biến mạch máu não Đối với người gặp phải tình trạng cục máu đông, trong cơ thể sẽ phát ra nhiều tín hiệu, nếu tình trạng này không được cải thiện thì có thể dẫn đến tắc nghẽn mạch máu. Trong cơ thể, máu phải đảm nhiệm một lúc hai nhiệm gần như đối lập: Một là chảy liên tục đi nuôi dưỡng khắp cơ thể, hai...