Cựu công an lừa hàng chục vụ xin vào ngành công an
Hết cho đồng bọn đóng vai lãnh đạo các Vụ, Cục của Bộ Công an; phân công Dung làm giả các quyết định trúng tuyển vào ngành công an để lấy tiền của các bị hại.
Bị can Hết làm việc với cơ quan điều tra Ảnh chụp lại từ hồ sơ
Ngày 28.4, Văn phòng Cơ quan CSĐT (PC 45) Công an Cần Thơ đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Văn Hết (49 tuổi), ngụ P.Cái Khế; Nguyễn Ngọc Nguyện (41 tuổi), ngụ P.An Hoà, cùng Q.Ninh Kiều; Dương Thanh Phong (26 tuổi), ngụ xã Trường Long, huyện Phong Điền, cùng TP.Cần Thơ; Phạm Việt Hoài (26 tuổi), ngụ huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng; Hứa Thị Thùy Dung (27 tuổi), ngụ huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh cùng về tội “lừa đảo, chiếm đoạt tài sản” và “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”.
Theo hồ sơ vụ án, năm 1985, Hết tham gia lực lượng công an tại tỉnh Hậu Giang (cũ); đến năm 1999 thì xuất ngũ.
Năm 2006, Hết thành lập Công ty TNHH Dịch vụ bảo vệ Tiến Đạt và làm Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc được một thời gian. Sau đó theo quy định, Giám đốc công ty làm dịch vụ bảo vệ phải có bằng cử nhân Luật trong khi Hết không có bằng cấp nên đã thuê ông Trương Minh Trí, ngụ đường Mậu Thân, P.An Nghiệp, Q.Ninh Kiều làm Giám đốc. Tuy nhiên, thực chất mọi hoạt động đều do Hết điều hành.
Video đang HOT
Trước nhu cầu nhiều người có nhu cầu xin vào ngành công an, Hết đã nảy sinh ý định lừa đảo. Để thực hiện hành vi lừa đảo, Hết luôn khoe là có mối quan hệ thân thiết với nhiều lãnh đạo cấp Vụ, Cục (Bộ công an) và lãnh đạo công an TP.Cần Thơ, nên có thể “giúp” xin vào ngành công an hoặc được tuyển thẳng vào học tại các trường nghiệp vụ công an trên địa bàn.
Để các bị hại tin tưởng, khi nhận hồ sơ “giúp”, Hết sẵn sàng cho số điện thoại của các lãnh đạo Bộ, Công an TP.Cần Thơ để bị hại xác minh. Nhưng thực chất các số điện thoại trên là do Nguyện, Phong, Hoài đóng vai để tiếp nhận các cuộc gọi từ bị hại, sau đó sẽ nhận lời hứa hẹn “giúp đỡ” nhằm cùng thực hiện việc lừa đảo.
Ngoài ra, Hết còn phân công Hoài đóng giả cán bộ của Vụ tổ chức Bộ Công an đến tiếp xúc với gia đình các bị hại rồi đưa các mẫu khai lý lịch, giấy khám sức khỏe… hướng dẫn cách điền vào các biểu mẫu và trực tiếp nhận tiền để “giúp đỡ” từ gia đình các bị hại.
Sau khi nhận tiền xong, Hết phân công Dung làm giả các quyết định như thông báo việc tuyển dụng, trúng tuyển vào các trường sơ, trung cấp của lực lượng công an rồi dùng con dấu, chữ ký của lãnh đạo do Hết cung cấp để Dung ghép vào các quyết định trên rồi in ra bằng máy in màu để giao cho bị hại và nhận phần tiền còn lại.
Đến nay PC44 Công an Cần Thơ đã xác định, chỉ trong thời gian ngắn, từ tháng 7.2014 đến tháng 2.2015, Hết với vai trò chủ mưu đã cùng đồng bọn thực hiện trót lọt 30 vụ lừa đảo xin vào ngành công an hoặc liên quan đến việc xin học, xin phúc khảo điểm tại các trường nghiệp vụ công an để chiếm đoạt tổng số tiền gần 2,5 tỉ đồng.
Mai Trâm
Theo Thanhnien
Môi giới gái quê lấy chồng ngoại giá 120 triệu đồng
Mỗi trường hợp môi giới thành công, người đàn bà 61 tuổi lấy của chú rể người Trung Quốc 120 triệu đồng nhưng chỉ chi cho gia đình cô dâu 40 triệu.
Bà Bảnh cùng đồng phạm và người đàn ông Trung Quốc tại cơ quan điều tra. Ảnh:C.A
Ngày 25/4, Công an TP Cần Thơ tạm giữ Nguyễn Thị Bảnh, Nguyễn Văn Nhứt, Nguyễn Thị Hồng Anh, Jiang Xuhua và Wu Kuaifa để làm rõ hành vi Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức để môi giới kết hôn với người Trung Quốc.
Theo điều tra, năm 2012, Hồng Anh (29 tuổi) được bà Bảnh (61 tuổi) môi giới lấy chồng Trung Quốc. Sang xứ người, cô ta quen biết, thỏa thuận với Jiang Xuhua và Wu Kuaifa cùng về Việt Nam tìm phụ nữ để kết hôn.
Ngày 12/3, cả ba nhập cảnh vào Việt Nam. Về Cần Thơ, Hồng Anh liên hệ với bà Bảnh tìm hai cô gái 22 tuổi gã cho Jiang Xuhua và Wu KuaiFa. Nhận chi phí môi giới và làm thủ tục kết hôn cho mỗi trường hợp là 120 triệu đồng, bà Bảnh chi cho gia đình cô dâu 40 triệu đồng.
Tuy nhiên, do một trong hai cô gái từng trốn từ Trung Quốc về Việt Nam nên giờ không thể xuất cảnh lại quốc gia này. Để hợp thức hóa, bà Bảnh mua giấy CMND của cô gái 24 tuổi ở tỉnh Kiên Giang, thay ảnh của cô gái vào rồi nhờ Nhứt làm hộ chiếu giả và hoàn tất thủ tục đăng ký kết hôn.
Hai ngày trước, tại nhà Nhứt ở phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân (TP HCM), khi những người này đang nhận tiền, giao giấy tờ để cô gái cùng chồng xuất cảnh đi Trung Quốc thì cảnh sát ập vào bắt quả tang.
Vụ việc đang được tiếp tục điều tra làm rõ.
Cửu Long
Theo VNE
Phá đường dây làm giấy tờ giả để lấy chồng Trung Quốc PC45, Công an Cần Thơ đã bắt quả tang một số nghi can đang giao nhận tiền cùng các giấy tờ có liên quan để chị Hoàng và Jiang Xuhua xuất cảnh sang TQ. Các nghi phạm bị PC45 tạm giữ - Ảnh: Mai Trâm Phòng Cảnh sát hình sự (PC45, Công an TP.Cần Thơ) chiều qua (24.4) đã ra lệnh tạm giữ...