Cựu cố vấn quân sự của Trump ủng hộ Biden
Tướng Paul Selva, cựu phó chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, tham gia nhóm gần 500 cựu quan chức an ninh quốc gia ủng hộ Biden.
“Nhờ thái độ coi thường và những thất bại của ông ấy, các đồng minh không còn tin tưởng hay tôn trọng chúng ta và kẻ thù cũng không còn e sợ chúng ta nữa. Biến đổi khí hậu vẫn không suy giảm và chương trình hạt nhân của Triều Tiên cũng vậy”, 489 chuyên gia, cựu tướng lĩnh, quan chức an ninh quốc gia Mỹ ngày 24/9 viết trong thư ngỏ ủng hộ ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden và chỉ trích Tổng thống Donald Trump.
Một trong những người ký tên dưới thư ngỏ này là tướng Paul Selva, cựu phó chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ. Ông được tổng thống Barack Obama bổ nhiệm vào vị trí này năm 2015, sau đó được Trump tái bổ nhiệm năm 2017.
Với tư cách là phó chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, quan chức quân sự số hai của quân đội Mỹ, Selva từng tham gia tích cực vào chương trình vũ khí hạt nhân của nước này và là một trong những cố vấn quân sự cấp cao của Trump.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) trao bút cho tướng Paul Selva (trái) tại Nhà Trắng, tháng 2/2019. Ảnh: Reuters.
Tướng Selva nghỉ hưu vào tháng 7/2019. Việc ông ký tên trong thư ủng hộ Biden đặc biệt gây chú ý vì các tướng Mỹ nghỉ hưu thường tránh tham gia vào chính trị.
Video đang HOT
Ngoài tướng Paul Selva, bức thư ủng hộ Biden còn có chữ ký của cựu phó tham mưu trưởng Lục quân Peter Chiarelli và cựu thứ trưởng ngoại giao Richard Armitage, người từng phục vụ trong chính quyền George W. Bush.
Trong thư, các cựu tướng lĩnh, quan chức an ninh, ngoại giao cáo buộc Trump đã nhường ảnh hưởng cho đối thủ Moskva, đến mức Nga giờ đây còn “dám treo thưởng để lấy mạng quân nhân Mỹ” ở Afghanistan. Các cựu quan chức cũng khẳng định cuộc chiến thương mại của chính quyền Trump với Trung Quốc chỉ gây tổn hại tới nông dân và các nhà sản xuất Mỹ.
“Khủng hoảng mà tổng thống tiếp theo phải đối mặt chỉ kém tồi tệ so với thời kỳ Franklin D. Roosevelt và Abraham Lincoln nhậm chức”, nhóm cựu quan chức Mỹ nhấn mạnh.
Danh sách những người ký tên trong thư cũng gồm các cựu quan chức an ninh quốc gia đảng Dân chủ như Susan Rice, cựu cố vấn của Obama, và cựu ngoại trưởng Madeleine Albright. Cựu đô đốc Mike Smith, người khởi xướng bức thư, khẳng định “đã đến lúc khôi phục vị trí lãnh đạo của nước Mỹ”.
Tổng thống Trump gần đây liên tục hứng chỉ trích mạnh mẽ từ nhiều cựu quan chức quân sự cấp cao và các thành viên cũ trong chính quyền của ông. Những người này phản đối Trump huy động lực lượng quân sự đối phó với các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc khắp nước Mỹ cũng như cáo buộc ông xử lý không tốt đại dịch Covid-19.
Tướng cấp cao nói gì về ý tưởng quân đội Mỹ "ra tay" nếu ông Trump thất cử mà không rời Nhà Trắng?
Vị tướng cấp cao nhất của quân đội Mỹ đã "dội gáo nước lạnh" vào những người cho rằng quân đội sẽ xử lý nếu Tổng thống Trump thất bại trong cuộc bầu cử Mỹ 2020 nhưng không chịu rời Nhà Trắng.
Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, cho biết quân đội sẽ không can thiệp vào bầu cử Mỹ 2020. Ảnh: AP
Hãng CNN hôm 28/8 đưa tin, tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, đã viết thư gửi quốc hội với nội dung rằng quân đội sẽ không đóng vai trò gì trong cuộc bầu cử Mỹ 2020 vào tháng 11 tới và cũng không giúp giải quyết bất kỳ tranh chấp nào nếu kết quả bầu cử không được chấp nhận.
"Hiến pháp, pháp luật Mỹ và các bang đều quy định và thiết lập các thủ tục để bầu cử và giải quyết các tranh chấp về kết quả bầu cử... Tôi nhận thấy quân đội Mỹ không có bất cứ vai trò nào trong vấn đề này", nội dung bức thư của ông Milley được chia sẻ hôm 28/8.
"Trong trường hợp có tranh chấp về một số khía cạnh của cuộc bầu cử, theo luật, các tòa án và quốc hội Mỹ sẽ giải quyết tranh chấp, thay vì quân đội Mỹ. Tôi tin tưởng vào nguyên tắc phi chính trị của quân đội Mỹ", ông Milley viết.
Bức thư trả lời của Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ được đưa ra để đáp lại câu hỏi của 2 đại biểu đảng Dân chủ ở Michigan và New Jersey - Elissa Slotkin và Mikie Sherrill sau phiên điều trần hồi tháng 7 của Ủy ban Quân vụ Mỹ.
Ý tưởng quân đội Mỹ sẽ can thiệp nếu ông Trump từ chối rời Nhà Trắng trong trường hợp thất bại ở cuộc bầu cử Mỹ 2020 được "châm ngòi" đầu tiên hồi tháng 6 bởi chính đối thủ trực tiếp của ông Trump tại cuộc bầu cử sắp tới, Joe Biden, trong một cuộc phỏng vấn của chương trình The Daily Show.
"Tôi hoàn toàn tin tưởng vào việc họ [quân đội Mỹ] sẽ đưa ông ấy rời Nhà Trắng với một công văn đặc biệt", ông Biden trả lời.
Bà Hillary Clinton, thành viên đảng Dân chủ, cũng đoán rằng ông Trump có thể không rời Nhà Trắng trong trường hợp kết quả bầu cử bất lợi. Người mới nhất đồng quan điểm với ông Biden và bà Hillary là cựu Phó Tổng thống Mỹ Al Gore.
Đáp lại, Tổng thống Trump nói sẽ chấp nhận kết quả bầu cử.
Tổng thống Mỹ Donald Trump nói sẽ chấp nhận kết quả bầu cử Mỹ 2020. Ảnh: Getty
Lo ngại ông Trump có thể không rời ghế tổng thống nếu thua cuộc trong đợt bầu cử sắp tới, 2 sĩ quan quân đội nổi tiếng đã nghỉ hưu là John Nagl và Paul Yingling đã viết một bức thư ngỏ cho ông Milley, kêu gọi ông tham gia giải quyết nếu xảy ra tranh chấp.
Dù lịch sử Mỹ không ít các cuộc bầu cử gây tranh cãi (năm 1876, 2000), nhưng hầu hết được giải quyết bởi các cơ quan dân sự. Quân đội Mỹ chưa từng can thiệp vào bất kỳ một cuộc bầu cử Mỹ nào.
"Vì quân đội là tổ chức đáng tin cậy nhất với người Mỹ. Khi người Mỹ sợ hãi, họ tin tưởng quân đội sẽ làm những điều đúng đắn, hợp pháp, hợp hiến", Kori Schake, giám đốc chính sách đối ngoại và quốc phòng tại Viện doanh nghiệp Mỹ, chia sẻ với CNN.
Nhà Trắng từng muốn điều 10.000 binh lính dẹp biểu tình Một quan chức quốc phòng cấp cao Mỹ tiết lộ Nhà Trắng từng muốn triển khai 10.000 quân chính quy ứng phó biểu tình, nhưng vấp phải nhiều phản đối. Nhà Trắng muốn điều động binh lính đến thủ đô Washington và một số thành phố để trấn áp biểu tình, nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper và Chủ tịch Hội đồng...