Cứu cô gái bị nhiễm liên cầu lợn qua vết xước trên tay
Trước khi nhập viện vài ngày, nữ bệnh nhân 35 tuổi người Campuchia, có làm thịt lợn bị bệnh nhưng chủ quan nên không để ý có các vết xước trên tay.
Ngày 19/5, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Nam Sài Gòn cho biết, nơi đây cấp cứu thành công một nữ bệnh nhân (35 tuổi, người Campuchia) bị suy đa tạng do nhiễm liên cầu lợn.
Qua khai thác thông tin từ bệnh nhân cho biết, trước đó vài ngày, chị có làm thịt lợn bệnh nhưng do chủ quan nên không để ý có các vết xước trên tay. Vài ngày sau đó, bệnh nhân bắt đầu bị phù toàn thân và được đưa đến BV trong tình trạng suy thận cấp, viêm phổi, vô niệu, phù toàn thân, xuất huyết từng mảng trên vùng đùi và ngực đang hoại tử.
Bệnh nhân được lấy vùng da thân, da đùi trước để ghép vào vùng da hoại tử – Ảnh: Tiền phong
Tại BV ĐKQT Sài Gòn, sau khi tiến hành các xét nghiệm lâm sàng và cận lâm sàng cho bệnh nhân, các BS xác định người này bị nhiễm trùng huyết, suy đa tạng (suy thận cấp, suy hô hấp) do nhiễm liên cầu khuẩn lợn. Bệnh nhân ngay lập tức được chuyển sang khoa Hồi sức tích cực – Chống độc để điều trị tích cực và chạy thận nhân tạo vì đã rơi vào tình trạng suy đa tạng, sốc nhiễm khuẩn cực kì ngy kịch.
“Chúng tôi đã tiến hành xử lý lọc thận cho bệnh nhân, điều trị tình trạng khó thở và dùng kháng sinh đặc hiệu. Khi tình trạng bệnh nhân ổn định, cải thiện tình trạng suy thận, hô hấp sẽ được tiến hành cắt bỏ da bị hoại tử, ghép da.
Video đang HOT
Hiện tại bệnh nhân đã phục hồi sức khỏe tốt, vùng da bị hoại tử cấy ghép được lấy từ thân, vùng đùi trước đã “hòa nhập” và bệnh nhân đã có thể xuất viện.
Bác sĩ tiến hành ghép da cho bệnh nhân – Ảnh: Vietnamnet
Theo bác sĩ Lịch, liên cầu lợn là loại vi khuẩn thường trú ở hầu họng lợn và có thể gây bệnh cho người nếu tiếp xúc trực tiếp. Thói quen của nhiều người ăn tiết canh, thịt sống mang nhiều nguy cơ nhiễm bệnh. Trường hợp bệnh nhân này, vi khuẩn liên cầu có thể đã xâm nhập vào cơ thể từ những vết xước trên tay.
Bệnh ban đầu thường có dấu hiệu sốt cao, đau đầu, ớn lạnh, đi ngoài… nên người bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh khác và nhập viện khi bệnh đã chuyển nặng với một loạt biểu hiện nguy kịch như suy hô hấp, suy đa tạng, sốc nhiễm khuẩn, nguy cơ tử vong rất cao.
Không nên làm thịt lợn ốm chết, không xử lý thịt lợn sống với tay trần, nhất là khi có vết thương ở tay. Rửa tay sạch sau khi chế biến. Không ăn lợn bệnh, thịt lợn sống, tiết canh, nội tạng lợn chưa nấu chín, không ăn thịt lợn ốm, chết. Khi tiếp xúc với lợn ốm, chăm sóc, làm thịt, tiêu hủy, nên có các phương tiện phòng hộ.
Quỳnh Chi
Theo ĐS&PL
Cấp cứu thành công bệnh nhân Campuchia bị suy đa tạng vì nhiễm liên cầu lợn
Sáng 18-5, Bệnh viện (BV) Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn thông tin vừa cấp cứu thành công cho bệnh nhân nữ, quốc tịch Campuchia, 35 tuổi bị suy đa tạng do nhiễm liên cầu lợn.
Các bác sĩ đang tiến hành cắt bỏ da bị hoại tử để tránh nhiễm trùng các khu vực lân cận
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng suy thận cấp, viêm phổi, phù toàn thân, xuất huyết từng mảng trên vùng đùi và ngực đang hoại tử nặng...
Ngay khi tiếp nhận, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn đã tiến hành các xét nghiệm lâm sàng và cận lâm sàng, chẩn đoán bệnh nhân bị nhiễm trùng huyết, suy đa tạng do nhiễm liên cầu khuẩn lợn.
BS.CKI Hồ Thanh Lịch, Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc, BV Quốc tế Nam Sài Gòn cho biết: Việc điều trị cấp bách nhất ngay lúc này là phải xử lý lọc thận cho bệnh nhân và dùng kháng sinh đặc hiệu, sau đó sẽ tiến hành cắt bỏ da bị hoại tử để tránh nhiễm trùng các khu vực lân cận. Thông thường những trường hợp bệnh nhân bị nhiễm liên cầu lợn diễn tiến sẽ rất nhanh nên nếu không được xử trí kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như suy đa tạng, trụy tim mạch, viêm màng não, xuất huyết và hoại tử toàn thân... nguy cơ tử vong rất cao.
Bác sĩ đang thăm khám cho bệnh nhân
Kết quả sau 10 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân qua cơn nguy kịch, phục hồi khỏi suy thận, tiểu tốt, có thể tự thở và được tiến hành cắt lọc da hoại tử ở vùng sau 2 đùi. Vùng da bị hoại tử rộng nên sau khi lọc da phải điều trị tích cực và đợi bệnh nhân ổn định mới có thể tiếp tục phẫu thuật ghép da, vùng da cấy ghép được lấy từ thân ở đùi trước. Đến nay, vùng da được ghép đã "hòa nhập" và bệnh nhân hồi phục rất tốt và có thể xuất viện.
Theo BS Hồ Thanh Lịch, liên cầu lợn là loại vi khuẩn thường trú ở hầu họng của con heo và có thể gây bệnh cho người nếu tiếp xúc trực tiếp. Thói quen của nhiều người ăn tiết canh, hoặc thịt sống mang rất nhiều nguy cơ nhiễm bệnh. Bệnh ban đầu thường có dấu hiệu sốt cao, đau đầu, ớn lạnh, đi ngoài..., nên bệnh nhân thường nhầm lẫn với các bệnh khác và nhập viện khi bệnh đã chuyển nặng với một loạt biểu hiện nguy kịch như suy hô hấp, suy đa tạng, sốc nhiễm khuẩn gây nguy cơ tử vong cao.
THÀNH SƠN
Theo SGGP
Thuốc cổ truyền "gây họa", Bộ Y tế yêu cầu xử lý nghiêm Giả mạo thuốc cổ truyền, trộn tân dược vào thuốc cổ truyền là thực tế đang khiến nhiều bệnh nhân "gặp họa" trong quá trình sử dụng. Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền (Bộ Y tế) yêu cầu các địa phương kiểm tra, xử lý nghiêm sai phạm. Như Dân trí đã thông tin (ngày 30/3) trong bài viết: "Trị tiểu đường...