Cựu chuyên gia WHO: Virus SARS-CoV-2 có thể ‘tự diệt’ trước khi có vaccine

Theo dõi VGT trên

Dịch COVID-19 có thể sẽ tự biến mất trước khi các nước trên thế giới điều chế thành công vaccine, một học giả hàng đầu từng là chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định.

Cựu chuyên gia WHO: Virus SARS-CoV-2 có thể tự diệt trước khi có vaccine - Hình 1

Thử nghiệm vaccine COVID-19 ở Trung Quốc. Ảnh: Global Times

Viết trên Twitter, Karol Sikora, cựu chuyên gia WHO, đến từ trường Đại học Y khoa Buckingham cho biết: “Có khả năng virus SARS-CoV-2 sẽ tự biến mất trước khi có vaccine. Tôi cho rằng chúng ta có khả năng miễn dịch cao hơn chúng ta tưởng. Những gì ta cần làm là giảm tốc độ lây lan của virus. Nhưng cũng có thể virus sẽ tự biến mất.”

Tuyên bố của Sikora lập tức vấp phải nhiều ý kiến trái chiều. Ngay sau đó, Sikora phải lên tiếng khẳng định đây chỉ là ý kiến cá nhân, là kịch bản ông vạch ra trong bối cảnh tình hình hiện tại còn đang khá mơ hồ.

Ông nói rằng dù chưa thể khẳng định chắc chắn bất cứ điều gì, nhưng người dân vẫn nên tuân thủ quy định giãn cách xã hội.

Đầu tuần trước, WHO cho biết hiện đang có 8 “ứng viên” vaccine COVID-19 đang được thử nghiệm lâm sàng, và 110 “ứng viên” khác đang được đánh giá tiền lâm sàng.

Một số quốc gia bao gồm Anh và Trung Quốc đã bắt đầu thử nghiệm vaccine trên người.

Người đứng đầu Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ, ông Anthony Fauci, từng cảnh báo không có gì đảm bảo rằng vaccine sẽ thực sự có tác dụng.

Trên thực tế, mặc dù đã có nhiều năm nghiên cứu và thử nghiệm, nhưng các quốc gia vẫn chưa điều chế thành công vaccine phòng Hội chứng hô hấp cấp tính nặng, SARS, bùng phát lần đầu tiên vào năm 2002, và Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS), bắt đầu lây lan nhanh vào năm 2012.

Ngoài vaccine, hiện vẫn chưa có nhiều thông tin về phương pháp điều trị COVID-19. Tuy nhiên, việc phát triển một phương pháp điều trị dự kiến sẽ mất vài tháng, thậm chí là nhiều năm.

Video đang HOT

Mất bao lâu để tìm ra vaccine hiệu quả nhất chống Covid-19?

Nhiều chuyên gia y tế cho rằng phải mất lâu hơn 18 tháng mới có thể tìm được vaccine chống Covid-19 hiệu quả.

18 tháng thoạt nghe có vẻ là quãng thời gian dài, nhưng đối với việc điều chế vaccine đó là 1 cái "chớp mắt", bởi trên thực tế phải mất nhiều năm ròng mới tìm ra loại vaccine hiệu quả nhất. Một số chuyên gia trong lĩnh vực này cảnh báo, nếu quãng thời gian này quá ngắn thì có thể phải trả giá bằng sự an toàn.

Mất bao lâu để tìm ra vaccine hiệu quả nhất chống Covid-19? - Hình 1
Ảnh minh họa: The Hill.

Phát biểu trong một cuộc họp Nội các trực tuyến vào tháng 3, Tổng thống Trump nói rằng, vaccine có thể sẵn có từ "3 đến 4 tháng tới". Ngay sau đó, Tiến sĩ Anthony Fauci, người đứng đầu Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Mỹ (NIAID) đã bác bỏ đánh giá của ông Trump, nói rằng quá trình này phải mất 1 năm đến 1 năm rưỡi. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia y tế và các nhà khoa học có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất vaccine lại cho rằng phải mất thời gian lâu hơn.

Tiến sỹ Paul Offit, người đồng phát minh vaccine phòng chống rotavirus gây bệnh tiêu chảy cấp cho biết: "Khi ông Fauci nói từ 12 đến 18 tháng, tôi nghĩ ông ấy đang lạc quan một cách thái quá".

Tính bằng năm, không phải bằng tháng

Khi số ca tử vong do virus SARS-CoV-2 trên toàn cầu lên đến hơn 42.000 ca, áp lực đối với giới khoa học trong việc tìm kiếm một vaccine phòng ngừa là vô cùng lớn.

Tiến sĩ Amesh Adalja, một học giả cao cấp tại Trung tâm An ninh Y tế tại Đại học Johns Hopkins cho biết: "Tôi không nghĩ việc sản xuất vaccine ở quy mô công nghiệp sẽ được thực hiện trong 18 tháng. Việc phát triển vaccine thường được tính bằng năm chứ không phải bằng tháng".

Vaccine mới thường được bắt đầu thử nghiệm trên động vật trước khi thực hiện tiến trình 3 giai đoạn: Giai đoạn đầu tiên bao gồm tiêm vaccine vào một nhóm nhỏ tình nguyện viên để đánh giá sự an toàn và theo dõi phản ứng miễn dịch của họ. Giai đoạn 2 là tăng số người được tiêm, lên tới hàng trăm người, trong đó có nhiều thành viên thuộc các nhóm có nguy cơ cao. Nếu kết quả có triển vọng, việc thử nghiệm sẽ được chuyển sang giai đoạn 3, để xem xét hiệu quả an toàn với hàng nghìn hoặc hàng chục nghìn người, theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC).

Tiến sĩ Emily Erbelding, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại NIAID, một nhánh của Viện Y tế Quốc gia Mỹ cho biết, loại vaccine điển hình chống virus SARS-CoV-2 phải mất từ 8 đến 10 năm để phát triển. Tuy nhiên bà cũng lưu ý: "Bởi vì chúng ta đang trong cuộc đua đánh bại dịch bệnh và vaccine đóng vai trò rất quan trọng. Mọi người có thể sẵn sàng nắm bắt cơ hội và chuyển nhanh sang giai đoạn 2. Vì thế liệu có phát triển được vaccine được trong 18 tháng hay không sẽ phụ thuộc vào việc chúng ta tăng tốc mọi thứ".

Tình nguyện viên trong từng giai đoạn cần được theo dõi để đảm bảo an toàn, bà Erbelding cho biết thêm. "Thông thường, phải theo dõi phản ứng miễn dịch của họ trong ít nhất một năm".

Nhưng đó không phải là điều sẽ xảy ra trong nghiên cứu ở Seattle và Atlanta, nơi các nhà nghiên cứu sẽ thử nghiệm song song vaccine trên cả động vật lẫn con người, trái với tuần tự, Stat - một trang tin về sức khỏe của Boston Globe Media cho biết.

Walt Orenstein, giáo sư y khoa tại Emory và là cựu giám đốc Chương trình Tiêm chủng Quốc gia Mỹ cho biết, sự đánh đổi là điều vô cùng khó khăn. "Không phải là một quyết định dễ dàng để thực hiện mọi thứ với tốc độ nhanh đến chóng mặt". Giáo sư Orenstein nhấn mạnh, rất nhiều bài học từ những nỗ lực phát triển vaccine trong quá khứ chống lại dịch SARS và MERS cho thấy sẽ vô cùng khó khăn để hoàn thành tiến trình phát triển vaccine trong 18 tháng, mặc dù điều này vẫn có thể xảy ra. Trong một số trường hợp hiếm hoi, việc thử nghiệm vaccine thất bại có thể gây hại hoặc gây tử vong cho con người.

Tuy nhiên, Mark Feinberg, Tổng Giám Đốc của Tổ chức "Sáng kiến quốc tế vaccine cho bệnh AIDS" lại cho rằng, với tình trạng khẩn cấp y tế hiện nay thì việc phát triển sớm vaccine phòng chống Covid-19 là điều rất quan trọng. Nhưng ông vẫn lưu ý: "Sẽ không có cách nào để phát triển vaccine theo mốc thời gian 1 năm hay 1 năm rưỡi nếu chúng ta không thực hiện các phương pháp mới".

Những thất bại đau lòng

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính vaccine có thể cứu được 2 đến 3 triệu người mỗi năm. Nhưng lịch sử phát triển vaccine cũng cho thấy những thất bại "tàn khốc" mà trong đó, những người thử nghiệm vaccine xuất hiện các triệu chứng tồi tệ hơn ban đầu.

Vào những năm 1960, việc thử nghiệm vaccine RSV (vaccine chống virus hợp bào hô hấp RSV ở người) đã thất bại khi không bảo vệ được trẻ sơ sinh tránh khỏi căn bệnh này mà còn gây ra những triệu chứng tồi tệ hơn bình thường. Nó cũng liên quan đến cái chết của 2 trẻ em.

Vào năm 1976, chính quyền Tổng thống Mỹ Gerald Ford đã đưa ra phản ứng nhanh với sự bùng phát dịch cúm lợn, phớt lờ cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cam kết sẽ tiêm phòng cho "mọi nam giới, phụ nữ và trẻ em tại Mỹ".

Sau khi 45 triệu người được tiêm phòng, dịch bệnh trở nên ít nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, khoảng 450 người, đã phát triển hội chứng Guillain-Barré - một rối loạn hiếm gặp trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các dây thần kinh, dẫn đến tê liệt. Ít nhất 30 người đã tử vong. Chương trình tiêm chủng này bị chấm dứt vào cuối năm 1976, kèm theo đó là một loạt vụ kiện chính phủ liên bang.

Năm 2017, chiến dịch tiêm vaccine phòng chống sốt xuất huyết cho gần 1 triệu trẻ em ở Philippines, được sự chấp thuận của WHO, đã bị dừng lại vì các lý do an toàn. Chính phủ Philippines đã truy tố 14 quan chức nhà nước liên quan đến cái chết của 10 trẻ em được tiêm chủng, cho rằng chương trình này đã được thực hiện "quá vội vã".

Keymanthri Moodley, chuyên gia đạo đức sinh học tại Đại học Stellenbosch ở Nam Phi cho biết, các thử nghiệm chóng vánh thường làm tăng nguy cơ thất bại, có thể gây ra những hậu quả không lường trước.

"Nguy cơ do việc tiêm vaccine chưa được hoàn thiện gây ra đối với các chương trình tiêm chủng là rất cao. Nó sẽ thúc đẩy phong trào chống tiêm vaccine và ngăn cản cha mẹ tiêm chủng cho con cái những loại vaccine an toàn khác", ông Moodley cho biết trong một email gửi tới CNN.

Bài học từ lịch sử

Trong lịch sử, mốc thời gian phát triển vaccine để chống lại các bệnh truyền nhiễm như tiêu chảy cấp, Ebola, sởi và SARS thường kéo dài hơn 18 tháng.

Năm 2006, vaccine phòng chống rotavirus do chuyên gia Offit hợp tác phát triển đã làm giảm đáng kể căn bệnh tiêu chảy do virus rota gây ra ở trẻ sơ sinh. Toàn bộ nỗ lực này kéo dài 26 năm, thời gian thử nghiệm mất 16 năm, CNN cho biết.

Vào tháng 11/2019, WHO đã lựa chọn một loại vaccine phòng chống Ebola - đồng nghĩa với việc giới chức y tế có thể bắt đầu sử dụng vaccine này ở những quốc gia có nguy cơ cao như Cộng hòa Dân chủ Congo. WHO cho biết, đây là quá trình tuyển chọn nhanh nhất mà tổ chức này tiến hành. Quá trình phát triển vaccine phòng chống Ebola rất phức tạp, nhưng tất cả đều nói rằng phải mất 5 năm mới cho ra đời được 1 sản phẩm được cấp phép, Seth Berkley, Giám đốc điều hành Gavi - Liên minh Vaccine nói.

Ngay cả vào những năm 1960, khi các quy định y tế không nghiêm ngặt như hiện nay, các nhà khoa học phải mất 4 năm để vaccine phòng chống sởi và quai bị được phê chuẩn, chuyên gia Offit nói.

Đôi khi việc sản xuất một loại vaccine đầy hứa hẹn có thể bị chậm lại do sự thờ ơ của công chúng.

Dịch SARS bùng phát vào năm 2003, nhưng mãi đến năm 2016, một loại vaccine do đội ngũ của ông Hotez, trưởng khoa Y học Nhiệt đới thuộc Đại học Y Baylor ở Houston phát triển - mới sẵn sàng cho việc thử nghiệm.

"Vaccine này có vẻ thực sự tốt, rất an toàn và có thể bảo vệ con người trước dịch SARS. Nhưng vấn đề là chúng tôi không thể quyên góp bất cứ khoản tiền nào", ông Hotez nói với CNN. Hiện, đội ngũ của Hotez đang tìm kiếm nguồn tài trợ để khởi động việc điều chế vaccine này với hy vọng có thể chống lại dịch bệnh Covid-19 - căn bệnh do virus corona chủng mới gây ra, cùng họ với virus gây bệnh SARS.

Tiến sĩ Mike Ryan, Giám đốc điều hành chương trình khẩn cấp y tế của WHO, cho biết việc thử nghiệm vaccine mới cần có thời gian.

"Nhiều người đang hỏi tại sao chúng ta phải thử nghiệm vaccine? Tại sao chúng ta không điều chế vaccine và phân phát cho mọi người? Vâng, thế giới đã học được nhiều bài học về việc sử dụng vaccine hàng loạt đó là một loại vaccine tồi còn nguy hiểm hơn cả virus gây bệnh. Chúng tôi phải rất cẩn trọng trong việc phát triển bất kỳ sản phẩm nào mà chúng tôi sẽ tiêm phòng cho phần lớn dân số thế giới"./.

Hồng Anh

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bộ Y tế cảnh báo dịch bệnh truyền nhiễm vẫn diễn biến phức tạpBộ Y tế cảnh báo dịch bệnh truyền nhiễm vẫn diễn biến phức tạp
20:42:26 26/12/2024
3 điểm chung nguy hiểm của hàng chục ca đột quỵ mỗi ngày ở TP.HCM3 điểm chung nguy hiểm của hàng chục ca đột quỵ mỗi ngày ở TP.HCM
20:13:34 26/12/2024
11 loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nhất, nhiều loại bán đầy chợ Việt11 loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nhất, nhiều loại bán đầy chợ Việt
10:39:24 26/12/2024
Tế bào ung thư cũng phải 'run sợ' trước loại quả có đầy ở vườn quê Việt NamTế bào ung thư cũng phải 'run sợ' trước loại quả có đầy ở vườn quê Việt Nam
09:51:38 26/12/2024
Những điều cần biết về loại keo dán thịt trong thực phẩmNhững điều cần biết về loại keo dán thịt trong thực phẩm
11:42:28 26/12/2024
Mỗi đêm ngủ ít hơn 6 giờ có gây hại cho sức khỏe?Mỗi đêm ngủ ít hơn 6 giờ có gây hại cho sức khỏe?
06:19:21 26/12/2024
Vì sao biến cố tim mạch gia tăng vào mùa lạnh?Vì sao biến cố tim mạch gia tăng vào mùa lạnh?
19:39:56 26/12/2024
Phụ nữ mang thai cần chú ý 6 điều sau giúp thai kỳ khỏe mạnhPhụ nữ mang thai cần chú ý 6 điều sau giúp thai kỳ khỏe mạnh
19:54:06 26/12/2024

Tin đang nóng

Rộ tin Ngô Diệc Phàm mắc bệnh mãn tính trong tùRộ tin Ngô Diệc Phàm mắc bệnh mãn tính trong tù
15:14:28 27/12/2024
Showbiz lại có thêm 1 cặp đôi phim giả tình thật: Nhà trai hot nhất hiện tại, nhà gái sở hữu body đẹp mê mẩnShowbiz lại có thêm 1 cặp đôi phim giả tình thật: Nhà trai hot nhất hiện tại, nhà gái sở hữu body đẹp mê mẩn
13:07:50 27/12/2024
140 triệu người hóng phốt động trời sao nam hạng A 8 ngày hẹn hò 3 cô gái, dàn nam thần bị réo gọi gây sốc140 triệu người hóng phốt động trời sao nam hạng A 8 ngày hẹn hò 3 cô gái, dàn nam thần bị réo gọi gây sốc
13:15:02 27/12/2024
Phan Đạt trực tiếp nhắc thẳng tên Thu Trang - Tiến Luật sau lùm xùm với Phương LanPhan Đạt trực tiếp nhắc thẳng tên Thu Trang - Tiến Luật sau lùm xùm với Phương Lan
13:11:02 27/12/2024
Phản ứng "độc lạ" của hội WAG Việt khi ĐT Việt Nam thắng Singapore, riêng vợ Duy Mạnh không tin chồng mình xuất sắc nhấtPhản ứng "độc lạ" của hội WAG Việt khi ĐT Việt Nam thắng Singapore, riêng vợ Duy Mạnh không tin chồng mình xuất sắc nhất
12:46:44 27/12/2024
Cục Điện ảnh lên tiếng về lời thoại gây tranh cãi trong "Squid Game 2"Cục Điện ảnh lên tiếng về lời thoại gây tranh cãi trong "Squid Game 2"
16:33:52 27/12/2024
Song Joong Ki bị vợ mắng 1 câu điếng người!Song Joong Ki bị vợ mắng 1 câu điếng người!
14:40:11 27/12/2024
Con gái Beckham diện đầm cúp ngực gợi cảm ở tuổi 13, khiến Victoria lo lắng mất ngủ vì 1 lý doCon gái Beckham diện đầm cúp ngực gợi cảm ở tuổi 13, khiến Victoria lo lắng mất ngủ vì 1 lý do
12:47:30 27/12/2024

Tin mới nhất

Chợ Việt có loại củ được ví như 'thuốc quý', nhiều người ăn mà chưa rõ công dụng

Chợ Việt có loại củ được ví như 'thuốc quý', nhiều người ăn mà chưa rõ công dụng

10:02:35 27/12/2024
Vitamin A và vitamin C trong cà rốt giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và bệnh tật. Các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào miễn dịch khỏi tổn thương, tăng cường khả năng phòng vệ của cơ thể.
Người đàn ông hỏng thận do thích ăn 1 loại quả quen thuộc

Người đàn ông hỏng thận do thích ăn 1 loại quả quen thuộc

09:51:04 27/12/2024
Các bác sĩ phát hiện chức năng thận của bệnh nhân bất thường, ống thận tổn thương kết hợp với viêm thận, có sỏi oxalat. Điều này khiến người bệnh bất ngờ khi tháng 2 năm nay, kết quả xét nghiệm chức năng thận của ông vẫn bình thường.
Mùa đông ăn bí xanh có tác dụng gì?

Mùa đông ăn bí xanh có tác dụng gì?

09:48:41 27/12/2024
Bệnh béo phì khiến chúng ta đối mặt với nhiều bệnh lý nguy hiểm, có thể đe dọa tới tính mạng của bạn, vì vậy việc kiểm soát cân nặng là một trong những việc làm quan trọng.
Hóa chất Acetonitrile có trong rượu gây ngộ độc ra sao?

Hóa chất Acetonitrile có trong rượu gây ngộ độc ra sao?

09:41:13 27/12/2024
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho hay, Methanol nếu kết hợp Acetonitrile, khi nhiễm vào cơ thể sẽ phân giải thành hợp chất xyanua rất độc, có thể gây chết người.
Tối ưu hóa sử dụng thuốc trên bệnh nhân tim mạch

Tối ưu hóa sử dụng thuốc trên bệnh nhân tim mạch

09:38:25 27/12/2024
Các bệnh tim mạch - chuyển hóa là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới và là gánh nặng bệnh tật lớn đối với bệnh nhân cũng như toàn bộ hệ thống y tế.
Đừng bỏ qua những vấn đề này để có một năm mới khỏe mạnh

Đừng bỏ qua những vấn đề này để có một năm mới khỏe mạnh

09:35:50 27/12/2024
Chọn thực phẩm giàu chất xơ để tăng cường sức khỏe sinh lý của đường ruột, giúp kiểm soát lượng đường trong máu và lipid máu. Sử dụng ít dầu, ít muối, ít đường, ăn nhiều thực phẩm giàu canxi và uống nhiều nước đun sôi.
5 thực phẩm 'kỵ' với quả hồng

5 thực phẩm 'kỵ' với quả hồng

09:31:37 27/12/2024
Không ăn quả hồng khi đói: Khi ăn nhiều quả hồng, nhất là lúc đói, các chất tannin và pectin cùng với chất xơ trong quả hồng sẽ kết tụ dưới tác dụng của acid dạ dày gây đầy bụng, khó tiêu.
Cảnh báo trẻ mất nước, rối loạn ý thức vì sai lầm khi bù oresol

Cảnh báo trẻ mất nước, rối loạn ý thức vì sai lầm khi bù oresol

09:24:02 27/12/2024
Ngày 26/12, Bệnh viện Nhi Trung ương thông tin về ca bệnh trẻ bị mất nước nặng do tiêu chảy và rối loạn điện giải nghiêm trọng, do tăng natri máu vì bù nước sai cách.
Người cao huyết áp tập thể dục thế nào để tốt cho sức khỏe?

Người cao huyết áp tập thể dục thế nào để tốt cho sức khỏe?

09:19:10 27/12/2024
Các bài tập aerobic có thể làm giảm tới 5 số trong huyết áp tâm thu của bạn (Số ở hàng đầu hoặc phần trên ở trong thông số huyết áp) và 3 số trong huyết áp tâm trương (số ở hàng thứ 2 hoặc phần dưới).
Người đàn ông đột quỵ vì sự chủ quan nhiều người hay mắc

Người đàn ông đột quỵ vì sự chủ quan nhiều người hay mắc

09:14:56 27/12/2024
Một ngày trước khi nhập viện, ông P.V.K. (63 tuổi, Phú Thọ) có biểu hiện lơ mơ, không trả lời khi được gọi hỏi, nằm bất động và mất kiểm soát đại tiện. Gia đình đã tự cho ông uống thuốc nam nhưng tình trạng không cải thiện.
Công dụng hạ huyết áp, phòng ung thư ấn tượng của loại rau quen thuộc

Công dụng hạ huyết áp, phòng ung thư ấn tượng của loại rau quen thuộc

08:43:56 27/12/2024
Rau họ cải, từ bông cải xanh đến cải xoăn, không chỉ giúp hạ huyết áp mà còn mang lại khả năng chống ung thư ấn tượng.
Loại hạt là 'thần dược' cho giấc ngủ và sức khỏe

Loại hạt là 'thần dược' cho giấc ngủ và sức khỏe

08:11:35 27/12/2024
Hạt bí ngô không chỉ là một món ăn vặt ngon miệng mà còn chứa đựng nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, đặc biệt là khả năng cải thiện giấc ngủ.

Có thể bạn quan tâm

'Tái sinh' của Tùng Dương hot không tưởng, lan sang cả Trung Quốc

'Tái sinh' của Tùng Dương hot không tưởng, lan sang cả Trung Quốc

Nhạc việt

17:36:09 27/12/2024
Một tháng qua, bài hát Tái sinh - sáng tác mới của nhạc sĩ Tăng Duy Tân do ca sĩ Tùng Dương thể hiện làm mưa làm gió trên mạng xã hội
Dự báo thế giới 2025: Chìa khóa để vượt qua 'cơn gió ngược'

Dự báo thế giới 2025: Chìa khóa để vượt qua 'cơn gió ngược'

Thế giới

17:31:40 27/12/2024
Theo các giả định này, nền kinh tế Mỹ có khả năng sẽ tiếp tục tăng trưởng, trong khi đà tăng trưởng kinh tế ở châu Âu vẫn ở mức thấp. Trong khi đó, vẫn chưa thấy rõ sự phục hồi kinh tế bền vững ở Trung Quốc mặc dù các biện pháp kích thí...
Phía sau bức ảnh nam sinh đẹp trai động lòng người là một câu chuyện rơi nước mắt

Phía sau bức ảnh nam sinh đẹp trai động lòng người là một câu chuyện rơi nước mắt

Netizen

17:21:39 27/12/2024
Hoàng Khải là thạc sĩ luật tại Đại học Thanh Hoa. Cậu đã tích cực ôn luyện và phải trải qua tới 5 lần dự thi mới thi đỗ trong năm 2022. Hoàng Khải cũng nhanh chóng được nhận làm thực tập sinh tại một công ty luật danh tiếng
Tuổi trẻ giá bao nhiêu - Tập 49: Kiên tuyên chiến với ông Liêm, Hùng được bạn bè cho cơ hội sửa lỗi

Tuổi trẻ giá bao nhiêu - Tập 49: Kiên tuyên chiến với ông Liêm, Hùng được bạn bè cho cơ hội sửa lỗi

Phim việt

17:07:35 27/12/2024
Kiên đã đi gặp luật sư để hỏi cụ thể cũng như xin tư vấn đề vấn đề đăng ký bản quyền cho món mứt cầu vồng do mình sáng chế ra.
Sao Việt 27/12: Khả Ngân hiếm hoi khoe ảnh sexy

Sao Việt 27/12: Khả Ngân hiếm hoi khoe ảnh sexy

Sao việt

16:51:50 27/12/2024
Khả Ngân đăng tải loạt ảnh mới. Ở thời điểm hiện tại, nữ diễn viên vẫn giữ được nhan sắc xinh đẹp và rạng rỡ hết nấc.
Du khách làm rơi điện thoại iPhone vào hòm công đức, phản ứng lạ của ban quản lý

Du khách làm rơi điện thoại iPhone vào hòm công đức, phản ứng lạ của ban quản lý

Lạ vui

16:29:11 27/12/2024
Khi anh đang rút tiền từ túi áo, chiếc điện thoại iPhone vô tình bị kéo ra và rơi thẳng vào hòm công đức. Dinesh nhanh chóng liên hệ với những người quản lý ngôi đền, nhờ lấy lại giúp chiếc điện thoại.
Hôm nay nấu gì: 4 món ngon, dễ nấu lại hợp thời tiết cho bữa tối

Hôm nay nấu gì: 4 món ngon, dễ nấu lại hợp thời tiết cho bữa tối

Ẩm thực

16:26:09 27/12/2024
4 món ngon, dễ nấu lại hợp thời tiết cho bữa tối. Món ăn nào cũng ngon, cân bằng hương vị, ai ăn cũng phải khen hết lời.
Báo động tình trạng của Triệu Lộ Tư

Báo động tình trạng của Triệu Lộ Tư

Hậu trường phim

15:05:50 27/12/2024
Người hâm mộ đang vô cùng lo lắng cho Triệu Lộ Tư khi nhìn thấy hình ảnh mới nhất của cô. Tài khoản mạng xã hội của nữ diễn viên cũng đột ngột bị khóa trong một tuần.
G-Dragon nằm trên sân khấu sau khi kết thúc màn biểu diễn trong đêm Giáng sinh

G-Dragon nằm trên sân khấu sau khi kết thúc màn biểu diễn trong đêm Giáng sinh

Nhạc quốc tế

15:02:41 27/12/2024
Vào ngày 25/12 (giờ địa phương), chương trình phát sóng trực tiếp mang tên SBS Gayo Daejeon 2024 đã kết thúc với màn trình diễn của G-Dragon.