Cựu chủ tịch Vinashin lĩnh án 20 năm tù
Chiều 30/3, cựu chủ tịch HĐQT Vinashin Phạm Thanh Bình đã bị tuyên án 20 năm tù về hành vi cố ý làm trái quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng. Các bị cáo còn lại nhận án 3-19 năm tù.
Trần Quang Vũ, nguyên Tổng giám đốc Vinashin, nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty Nam Triệu án 11 năm tù. Trần Văn Liêm, nguyên Trưởng ban kiểm soát Vinashin, nguyên Giám đốc Công ty Viễn Dương 19 năm tù; Trịnh Thị Hậu, nguyên Tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy án 14 năm tù; Hoàng Gia Hiệp, nguyên Phó tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH MTV CNTT, giám đốc Công ty cho thuê tài chính CNTT án 13 năm tù; Nguyễn Văn Tuyên, nguyên Giám đốc Công ty Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh án 16 năm tù; Tô Nghiêm, nguyên Chủ tịch Công ty TNHH Công nghiệp tàu thủy Cái Lân, Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư phát triển khu kinh tế Hải Hà (Quảng Ninh) án 18 năm tù; Đỗ Đình Côn, nguyên Kế toán trưởng, Phó tổng giám đốc Công ty CP Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh lĩnh 10 năm tù.
Cả 8 bị cáo trên đều bị cấm đảm nhiệm chức vụ trong cơ quan nhà nước và tổ chức kinh tế 5 năm.
Riêng Nguyễn Tuấn Dương (46 tuổi), nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư Cửu Long bị phạt 3 năm tù vì tội sử dụng trái phép tài sản.
Các bị cáo đứng trước vành móng ngựa. Ảnh: TTXVN.
Video đang HOT
Trước đó, hầu hết các bị cáo thừa nhận sai phạm và mong tòa xem xét để có cơ hội được làm lại cuộc đời. “Bị cáo thực hiện công việc trong bối cảnh khó khăn nên đôi lúc nóng vội, làm sai chỉ đạo của Chính phủ. Song tất cả chỉ vì lợi ích chung chứ không có bất kỳ vụ lợi cá nhân nào, mong hội đồng xét xử công tâm…”, bị cáo Phạm Thanh Bình nói.
Trần Văn Liêm, nguyên Trưởng ban kiểm soát Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, nguyên Giám đốc Công ty Viễn Dương mong tòa xem xét cặn kẽ những nguyên nhân sai phạm để đưa ra mức án thấp, để sớm về với bố mẹ già yếu ở nhà.
“Lúc đó bị cáo chỉ biết anh Bình là lãnh đạo tập đoàn nói được ký các dự án dưới 1.500 tỷ đồng nên hoàn toàn tin tưởng. Nếu biết trước không được bị cáo sẵn sàng chống đối lại dù có bị đuổi việc…”, bị cáo Liêm trần tình.
Sáng cùng ngày, vị đại diện VKS đối đáp với các luật sư. Với giọng từ tốn nhưng không kém phần quả quyết, vị công tố này dành một tiếng để phân tích thấu đáo các vấn đề. Trong dự án tàu Hoa Sen, đại diện VKS nói, dự án này không được đưa ra bàn trong Hội đồng quản trị. Khi có chỉ đạo của Thủ tướng, bị cáo không truyền đạt đến cấp dưới.
Dự án Sông Hồng cũng trái luật vì không nằm trong quy hoạch của ngành điện. Theo luật sư bào chưa cho các bị cáo có liên quan, dự án này không thiệt hại. Tuy nhiên theo VKS tính toán, đến nay số tiền đầu tư vào giải phóng mặt bằng hơn 20 tỷ đồng khó có thể thu hồi. Các máy móc nhập khẩu về có một số giả mạo giấy tờ phải nằm trong kho.
“Tôi khẳng định việc truy tố các bị cáo ở đây là không oan sai. Nếu truy tố không đúng tội chúng tôi phải biết mình sẽ chịu trách nhiệm đến đâu”, đại diện VKS nói.
Điều 165. Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:
a) Vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác;
b) Có tổ chức;
c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
d) Gây thiệt hại từ ba trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
3. Phạm tội gây thiệt hại từ một tỷ đồng trở lên hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Theo VNExpress
Phiên xử Vinashin ngày thứ 4: Tiếp tục nóng tranh tụng
7h30 sáng nay (30/3) phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án hình sự "cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) tiếp tục ngày làm việc thứ tư với phần tranh tụng của các luật sư.
Hơn 18 giờ chiều qua (29/3) ngày làm việc thứ ba của phiên tòa xét xử vụ án Vinashin mới kết thúc ngày làm việc thứ ba. Sáng nay, phiên tòa tiếp tục phần tranh tụng. Luật sư Nguyễn Tuấn Hưng, bào chữa cho bị cáo Nguyễn Tuấn Dương.
Các bị cáo vụ Vinashin tại tòa
Luật sư Hưng cho rằng, bị cáo Nguyễn Tuấn Dương, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư Cửu Long đã được VKS thay đổi tội danh từ tội cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng sang tội sử dụng trái phép tài sản và Dương bị đề nghị mức án 3 - 4 năm tù giam là chưa phù hợp.
Theo luật sư Hưng, thời điểm bị cáo Dương vay tiền của Vinashin thì Công ty cổ phần đầu tư thương mại Cửu Long là công ty cổ phần (trong đó Dương và vợ có cổ phần tại công ty) thì số tiền Dương vay đã được tập đoàn Vinashin đồng ý và cho vay để mua thiết bị máy móc phục vụ cho dự án nhà máy nhiệt điện Sông Hồng và hai nhà máy thép. Và hiện nay số máy móc thiết bị đó vẫn đang còn.
Luật sư Hưng đề nghị HĐXX làm rõ việc cho rằng Dương sử dụng trái phép tài sản, nếu Dương sai chỉ sai sử dụng sai mục đích.
Tại tòa, bị cáo Dương nói, "Tôi rất mừng vì VKS đã thay đổi tội danh của tôi từ "cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng sang tội sử dụng trái phép tài sản". Theo bị cáo Dương, bị cáo vay 120 tỷ đồng để đầu tư thiết bị máy móc cho dự án nhà máy nhiệt điện Sông Hồng và 2 nhà máy thép của tập đoàn Vinashin và đã được tập đoàn đồng ý thì mới vay được, đến năm 2014 mới hết thời hạn trả nợ.
Bị cáo Dương cho rằng: Bị cáo không sử dụng tiền trái phép, thiết bị, máy móc đó hiện nay vẫn còn nằm trong kho do Công ty cổ phần đầu tư Cửu Long quản lý.
8h45', sau phần luật sư bào chữa cho các bị cáo, VKS nêu quan điểm. VKS cho rằng, tại tòa nhiều luật sư đã đồng ý với quan điểm của VKS, tuy nhiên các luật sư cũng đề nghị làm rõ một số vấn đề. Về hồ sơ vụ án đã được cơ quan điều tra làm rõ, làm việc đầy đủ với các doanh nghiệp liên quan và tại phiên tòa này các doanh nghiệp liên quan cũng được Tòa triệu tập đầy đủ.
Tuy nhiên, tại Tòa các đại diện doanh nghiệp liên quan trong vụ án cũng không biết doanh nghiệp mình có nợ hay không. Đại diện VKS cũng đề nghị các doanh nghiệp hiểu rõ, tài sản thiệt hại của Tập đoàn Vinashin là tài sản của Nhà nước.
Theo Infonet
Cựu chủ tịch Vinashin bị đề nghị 19-20 năm tù Sáng 29/3 sau phần luận tội, đại diện VKS đã đề nghị mức 19-20 năm tù với cựu chủ tịch Vinashin Phạm Thanh Bình; các bị cáo còn lại mức phạt từ 3 đến 18 năm. Theo đại diện VKS, bị cáo Phạm Thanh Bình đóng vai trò chính trong sai phạm ở 3 dự án gồm: đầu tư mua tàu cao tốc...