Cựu Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng khai nhận “cảm ơn” 4,2 tỷ đồng dùng làm từ thiện
Tại tòa, bị cáo Trần Văn Hiệp, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, khai sau khi nhận cảm ơn 4,2 tỷ đồng từ đại gia Nguyễn Cao Trí đã dùng vào công tác thiện nguyện.
Chiều 16/1, Hội đồng xét xử (HĐXX) cấp sơ thẩm Tòa án nhân dân TP Hà Nội tiếp tục phần xét hỏi 10 bị cáo trong vụ án Sài Gòn Đại Ninh để làm rõ hành vi sai phạm của nhóm lãnh đạo tại tỉnh Lâm Đồng.
Tại bục khai báo, ông Trần Văn Hiệp, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, khai quen biết Nguyễn Cao Trí, cựu Tổng giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh sau khi Kết luận 929 về kiến nghị thu hồi dự án Đại Ninh (huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) được Thanh tra Chính phủ (TTCP) ban hành tháng 6/2020.
Sau một thời gian quen biết, ông Hiệp đã giúp đỡ Nguyễn Cao Trí để dự án Đại Ninh không bị thu hồi. Qua việc này, Trí cảm ơn cựu Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng 4,2 tỷ đồng. Sau khi nhận tiề.n cảm ơn, ông Hiệp chủ yếu dùng vào công tác thiện nguyện.
“Bị cáo giúp đỡ Nguyễn Cao Trí không vì động cơ vụ lợi”, ông Hiệp trình bày và cho biết, dự án Đại Ninh là dự án lớn được đưa vào Nghị quyết đại hội tỉnh Lâm Đồng nhưng chậm tiến độ hơn 10 năm, qua 3 kỳ đại hội.
Vì thế, khi nhậm chức Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng hồi tháng 11/2020, ông Hiệp rất sốt ruột muốn hoàn thành dự án.
Bên cạnh đó, khi biết doanh nghiệp của ông Trí là đơn vị có năng lực nên rất tin tưởng.
Ông Hiệp khai thêm, gia đình đã khắc phục và nộp đủ số tiề.n hưởng lợi vào tài khoản tạm giữ của cơ quan điều tra.
Cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận trình bày tại tòa (Ảnh: Mạnh Hùng).
Qua quá trình điều tra, truy tố bản thân ông nhận thức sai lầm và rất ăn năn hối hận. Bị cáo Hiệp bày tỏ mong muốn HĐXX xem xét “bước trượt ngã” cuối đời của ông với công lao đã cống hiến để có mức án khoan hồng.
Tương tự, ông Trần Đức Quận, cựu Bí thư tỉnh Lâm Đồng trình bày, việc đưa dự án Đại Ninh, cũng như tất cả các dự án chậm tiến độ được triển khai trở thành mục tiêu rất lớn khi ông được giữ chức Bí thư tỉnh Lâm Đồng.
Đặc biệt, dự án Đại Ninh nằm trong Nghị quyết đại hội tỉnh nhưng 3 nhiệm kỳ chưa được hoàn thành. Do đó, mặc dù thực tế thẩm quyền giải quyết các vấn đề liên quan đến dự án thuộc UBND tỉnh nhưng với cương vị Bí thư tỉnh ủy, ông vẫn đôn đốc thực hiện.
Tại tòa, ông Quận thừa nhận được Nguyễn Cao Trí cảm ơn 5 lần, tổng 2,1 tỷ đồng. Song ông không đòi hỏi, ép buộc doanh nghiệp phải đưa tiề.n.
Video đang HOT
“Sau mỗi lần Trí qua UBND tỉnh làm việc có ghé qua Tỉnh ủy và gặp bị cáo rồi cảm ơn”, ông Quận nói và cho biết, Trí có nhờ ông lưu tâm giúp để dự án Đại Ninh sớm được triển khai, nhưng đó cũng là trách nhiệm của ông với cương vị là Bí thư tỉnh.
Tại tòa, bị cáo Nguyễn Cao Trí, cựu Tổng giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh thừa nhận đã nhiều lần “cảm ơn” các cựu lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng.
Trong đó, Trí cảm ơn ông Trần Văn Hiệp, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng hơn 4 tỷ đồng; cảm ơn Trần Đức Quận, cựu Bí thư tỉnh Lâm Đồng hơn 2 tỷ đồng dù trước đó không quen biết.
“Dù không quen nhưng theo lệ, doanh nghiệp đến gặp thì nên có quà. Bị cáo đưa hối lộ không phải vì trước đó bị làm khó mà do doanh nghiệp có dự án đầu tư gặp khó khăn cần tháo gỡ nên đưa tiề.n. Chạy hết sở này đến sở khác, cuối cùng cũng quay lại chỗ anh Hiệp, người đứng đầu UBND tỉnh, bản chất bị cuốn vào câu chuyện đưa tiề.n là thế”, bị cáo Trí giải thích.
Phân trần về tội Đưa hối lộ, ông Trí cho rằng bản thân bị cuốn theo công việc của một doanh nhân, muốn được việc nên đưa quà, đưa tiề.n. Trong hai năm bị tạm giam, bị cáo đã nhận thức sâu sắc về việc này và nhận tội.
Thông lệ "bỏ bì thư cho anh em" của đại gia Nguyễn Cao Trí
Tại tòa, khi HĐXX chất vấn về việc "mỗi lần lên họp đều có phong bì cho lãnh đạo, cán bộ", đại gia Nguyễn Cao Trí khai rằng "đó là thông lệ, bỏ bì thư cho anh em ăn trưa, ăn chiều".
Sáng 16/1, TAND TP Hà Nội xét xử vụ án Đưa hối lộ, Nhận hối lộ và Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng.
Cựu Bộ trưởng được 2 người dìu vào hầu tòa
Cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng hầu tòa trong tình trạng sức khỏe yếu, được 2 người dìu; mu 2 bàn tay vẫn dán chằng chịt đầu dây truyền nước.
Theo luật sư của ông Dũng, trước khi đến phòng xử, vị cựu Bộ trưởng đang được điều trị nội trú bệnh rối loạn tiề.n đình do di chứng nhồi má.u não. Luật sư đề nghị HĐXX cho phép bị cáo Dũng được nằm tại phòng điều trị y tế trong những phần không liên quan và cho phép bị cáo ngồi khai báo.
Cựu Bộ trưởng Mai Tiến Dũng tại phiên tòa (Ảnh: Mạnh Hùng).
Cũng được thông báo bị di chứng nhồi má.u não, bị cáo Nguyễn Hồng Giang (cựu Cục trưởng Cục II, Thanh tra Chính phủ) có đơn xin xét xử vắng mặt và có luật sư đại diện tại phiên tòa bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp.
Luật sư của bị cáo Giang cho biết, thân chủ của mình bị bệnh nặng, liệt nửa người, không đủ điều kiện sức khỏe tới dự tòa.
Tương tự, bị cáo Nguyễn Cao Trí (Chủ tịch Tập đoàn Giáo dục Văn Lang) cũng trình bày trước tòa là đang điều trị bệnh về cột sống, xin được ngồi trong quá trình công bố cáo trạng.
Chủ tọa phiên tòa cho biết tòa án đã bố trí đội ngũ y tế cùng với lực lượng của trại giam để đảm bảo sức khỏe cho các bị cáo.
Hồi sinh Sài Gòn Đại Ninh vì thấy dự án "ý nghĩa ở quê hương"?
Sau khi VKS công bố bản cáo trạng, HĐXX yêu cầu bị cáo Nguyễn Cao Trí lên bục xét hỏi.
Trình bày trước tòa, ông Trí khai biết đến Sài Gòn Đại Ninh khi dự án này đang gặp khó khăn. Sau khi thỏa thuận với bà Phan Thị Hoa (Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh), dự án được "sang tay" ông Trí vào năm 2020.
Theo lời vị đại gia, dự án này với ông "có ý nghĩa ở quê hương". Do đó, dù ban đầu ông Trí và bà Hoa thỏa thuận giá chuyển nhượng là 5.000 tỷ đồng, nhưng khi số tiề.n được nâng lên 7.000 tỷ đồng, ông Trí vẫn chấp nhận.
Bị cáo Trí cho biết mới chỉ thanh toán cho bà Hoa khoảng 1.700 tỷ đồng.
Ông Trí khai, quá trình mua lại dự án, Thanh tra Chính phủ ban hành kết luận số 929, trong đó có nội dung đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng chấm dứt hoạt động, thu hồi dự án.
Lúc này, bằng "kinh nghiệm của mình", ông Trí nhận thấy một số nội dung chưa hợp lý nên tham vấn một số luật sư và tìm thấy một số "điểm hở".
Ông biết bà Hoa từng 2 lần kiến nghị xin gia hạn tiến độ dự án nhưng không thành công. Đến đầu năm 2021, khi trở thành người đại diện pháp luật của Công ty Sài Gòn Đại Ninh, ông Trí tái khởi động việc hồi sinh Dự án Đại Ninh.
Theo cáo trạng, ông Trí và ông Trần Văn Minh, cựu Phó tổng Thanh tra Chính phủ, từng là bạn học, có mối quan hệ thân thiết. Ông Minh cũng là người ký kết luận 929 nêu trên.
Vì vậy ông Trí tìm gặp lại người bạn cũ đặt vấn đề giúp đỡ cho Dự án Đại Ninh được giãn tiến độ, không bị thu hồi.
Bị cáo Nguyễn Cao Trí tại tòa (Ảnh: M.H.).
Ông Trí khai trước tòa là được ông Minh hướng dẫn gửi đơn kiến nghị lên Văn phòng Chính phủ.
"Minh hỏi tôi có quen ai không? Tôi bảo có quen anh Mai Tiến Dũng. Minh bảo thế thì tốt quá", vị đại gia quê Đà Nẵng khai.
Khi HĐXX chất vấn tại sao lại gửi đơn kiến nghị đến Văn phòng Chính phủ mà không phải một cơ quan nào khác, ông Nguyễn Cao Trí trả lời rằng làm theo hướng dẫn của ông Minh.
Ông Trí 2 lần đến gặp ông Mai Tiến Dũng và một số lần gặp cựu Vụ trưởng Vụ I Văn phòng Chính phủ - Trần Bích Ngọc - để nhờ chuyển đơn kiến nghị xin gia hạn dự án tới Thanh tra Chính phủ.
Cáo buộc thể hiện, cựu Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đã 3 lần bút phê vào đơn đề nghị của Công ty Sài Gòn Đại Ninh với nội dung "chuyển Vụ I".
Kết quả, lãnh đạo Chính phủ đồng ý với đề xuất của Vụ I, sau đó Văn phòng Chính phủ có văn bản chuyển đơn của Công ty Sài Gòn Đại Ninh cho Thanh tra Chính phủ, với nội dung "Thanh tra Chính phủ kiểm tra, rà soát, giải quyết phản ánh, kiến nghị của Công ty Sài Gòn Đại Ninh...".
Dự án Đại Ninh (Ảnh: D.T).
Trong nỗ lực "cứu" dự án Sài Gòn Đại Ninh, ông Trí đã đưa cho ông Mai Tiến Dũng 200 triệu đồng, đưa Trần Bích Ngọc 50 triệu đồng. Ngoài ra ông Trí còn "thanh toán" thêm 380 triệu đồng tiề.n mua ấm chén phục vụ Văn phòng Chính phủ biếu tặng khách, theo gợi ý của cựu Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
Tại tỉnh Lâm Đồng, ông Trí khai đã tìm gặp ông Trần Đức Quận, cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng và ông Trần Văn Hiệp, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, để "chào hỏi".
"Là một doanh nghiệp, như thông lệ khi nhờ vả, mỗi lần ghé thăm mà chưa được việc thì bị cáo gửi quà. Bị cáo rất nôn nóng, sốt ruột khi phải gặp, tiếp xúc nhiều sở, ngành, trong khi nhiều quyết định chồng chéo", ông Trí giãi bày và khai nhận đã đưa ông Quận 2,1 tỷ đồng và ông Hiệp khoảng 4,2 tỷ đồng.
"Quá trình điều tra, bị cáo khai mỗi lần lên họp đều có phong bì, ít nhiều cho lãnh đạo, cán bộ?", chủ tọa hỏi.
Bị cáo Trí đáp: "Đó là thông lệ, bỏ bì thư cho anh em ăn trưa, ăn chiều".
Ông Trí nói rằng Dự án Đại Ninh rất quan trọng với tỉnh Lâm Đồng, lãnh đạo tỉnh và cả Trung ương đều rất muốn thực hiện. Bị cáo cho rằng khi dự án của mình vướng mắc thì phải tháo gỡ giống như hàng nghìn dự án đang vướng mắc khác.
"Tôi chọn phương pháp tháo gỡ sai nhưng chỉ mang tính cá nhân, không liên quan các công ty và dự án", bị cáo Nguyễn Cao Trí trình bày về hành vi đưa hối lộ.
Điểm chung trong 12 lần nhận hối lộ của cựu Bí thư và cựu Chủ tịch Lâm Đồng Theo cáo trạng, ông Nguyễn Cao Trí đã 5 lần đưa hối lộ cho cựu Bí thư tỉnh Lâm Đồng Trần Đức Quận và 7 lần cho cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp. Trong vụ án xảy ra tại dự án Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh (tỉnh Lâm Đồng), VKSND Tối...