Cựu chủ tịch phường đòi bồi thường 150 tỷ đồng sau 26 năm oan sai
Sau 26 năm bị bắt giam oan 3 năm, cựu chủ tịch phường tại Bến Tre đã được xin lỗi công khai và yêu cầu bồi thường 150 tỷ đồng.
Ngày 4/11, VKSND tỉnh Bến Tre tổ chức xin lỗi công khai ông Châu Ngọc Ngừng (59 tuổi), nguyên chủ tịch phường 6, TP Bến Tre.
Ông Ngừng tại buổi xin lỗi oan sai. Ảnh: Hoàng Nam
Theo hồ sơ, tháng 12/1990, ông Ngừng đang là Bí thư, Chủ tịch UBND phường 6 thì bị khởi tố, bắt tạm giam về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa.
Ba năm sau, TAND tỉnh Bến Tre thay đổi biện pháp ngăn chặn nên ông Ngừng được tại ngoại. Qua hai lần xử sơ thẩm, phúc thẩm, TAND tỉnh Bến Tre và TAND tối cao đều tuyên ông Ngừng không phạm tội.
Đến tháng 11/2007, ông Ngừng có đơn yêu cầu bồi thường, xin lỗi, cải chính công khai đồng thời khởi kiện đòi bồi thường.
Video đang HOT
Từ tháng 2 đến tháng 5, tòa sơ thẩm và phúc thẩm tỉnh Bến Tre xử và tuyên buộc VKSND tỉnh phải bồi thường cho ông Ngừng gần 140 triệu đồng và xin lỗi, cải chính công khai trên một tờ báo trung ương và một tờ báo địa phương, đăng 3 số liên tiếp.
Tại buổi xin lỗi, ông Võ Minh Thưởng, Viện phó VKSND tỉnh Bến Tre mong ông Ngừng cùng người thân bỏ qua sai sót trước đây. Ông Thưởng thừa nhận đã có những sai lệch nghiêm trọng trong đánh giá hồ sơ vụ án dẫn đến kết luận oan sai.
“Chúng tôi sẽ nâng trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong thời gian tới để không tiếp tục gây oan sai cho người dân”, ông Thưởng nói.
Chấp nhận lời xin lỗi và đã nhận tiền bồi thường, nhưng ông Ngừng cho biết đã gửi đơn đến tòa tối cao xin giám đốc thẩm vì cho rằng thiệt hại gây ra cho ông hơn 150 tỷ đồng. Trong đó, công an tỉnh là 145 tỷ, VKSND 7 tỷ đồng.
“Tôi rất vui khi được giải oan vì suốt 26 năm qua, đi đâu tôi cũng bị người ta gọi là thằng tù này, thằng tù kia rất tủi thân. Nhưng tổn thất kinh tế và tinh thần thì chưa bù đắp được”, ông nói và cho biết trong quá trình bị bắt, các cơ quan tố tụng đã tạm giữ của ông 877 m3 gỗ; 450 triệu đồng đến nay chưa trả.
10 hôm trước, các cơ quan tố tụng huyện Mỏ Cày Nam (Bến Tre) cũng xin lỗi công khai chị Dương Thị Kim Ngân (28 tuổi, thủ quỹ xã Bình Khánh Đông), sau khi hai lần tuyên chị 2 năm tù về tội Tham ô tài sản. Chị Ngân đã yêu cầu bồi thường số tiền gần 190 triệu đồng.
Hoàng Nam
Theo VNE
Nhân viên ngân hàng được minh oan sau 5 năm vướng lao lý
Công an Hà Nội đến nhà trao quyết định đình chỉ điều tra bị can với Vũ Ngọc Dương, dù hai cấp xét xử đều xác định anh phạm tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Ảnh minh họa
Sáng 22/8 trong căn nhà trên phố Khâm Thiên (Hà Nội), bố của Vũ Ngọc Dương (29 tuổi) - người bị kết án 30 tháng tù do lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, vui mừng cho biết Công an Hà Nội đã đến nhà trao quyết định đình chỉ điều tra bị can với Dương.
Gia đình đang cùng luật sư tính toán mức tiền yêu cầu bồi thường oan sai theo Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước cũng như đề nghị được xin lỗi công khai. Dương đang đi học để sớm có công việc, ổn định cuộc sống.
Ngày 21/11/2012 trong phiên sơ thẩm mở tại TAND Hà Nội, Dương bị cáo buộc trong năm 2011 lợi dụng danh nghĩa tình nguyện viên của Trung tâm dạy nghề và hướng nghiệp nhân đạo Đông Anh để chiếm đoạt 100 triệu đồng tiền tài trợ của hai công ty. Ngoài ra, Dương còn vay của dì ruột gần 200 triệu đồng không trả.
Xác định Dương phạm tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tòa sơ thẩm tuyên phạt anh 30 tháng tù. Một năm sau, tòa phúc thẩm tuyên y án sơ thẩm. Suốt thời gian bị điều tra, xét xử, Dương liên tục kêu oan và cùng gia đình gửi đơn cầu cứu đến nhiều cơ quan. Anh bị tạm giam tổng cộng 4 tháng 15 ngày.
Đầu tháng 11/2014, Cơ quan điều tra VKSND Tối cao có công văn gửi tòa án, công an Hà Nội đề nghị tạm hoãn thi hành án với Dương. Từ đó, việc Dương bị oan dần được làm sáng tỏ.
Vào cuộc điều tra, cơ quan điều tra VKSND Tối cao xác định Dương bị bà Dương Diệu Thu (dì họ của Dương) và bà Nguyễn Thị Thanh Vân làm giả các tài liệu tố cáo anh với tư cách tình nguyện viên đã nhận tiền tài trợ song không nộp vào quỹ. Đơn tố cáo được gửi lên Giám đốc Trung tâm dạy nghề và hướng nghiệp nhân đạo Đông Anh để thông qua đây gửi tới cơ quan chức năng.
Theo xác minh của VKSND Tối cao, việc làm giả các giấy tờ trót lọt do Dương từng vay tiền của ông Nguyễn Văn Hiền (chồng bà Thu) nên bà có chữ ký của người cháu. Bà Thu cung cấp 2 giấy Dương viết và ký vay tiền của ông Hiền cho bà Vân. Sau đó, bà Vân dùng để làm giả Đơn xin gia nhập thành viên hội chữ thập đỏ thành phố Hà Nội mang tên Vũ Ngọc Dương; Quyết định công nhận Vũ Ngọc Dương là thành viên của Trung tâm dạy nghề và hướng nghiệp nhân đạo Đông Anh; 2 tờ phiếu chi tiền cho Dương của 2 công ty TNHH, mỗi tờ 50 triệu đồng...
Làm việc với nhà chức trách, 2 giám đốc công ty khẳng định không tài trợ tiền cho trung tâm; các phiếu chi công ty không xuất ra, không có việc giao tiền cho Dương. Ông Hiền, bà Thu và Vân thừa nhận các lời khai trước đây với cơ quan điều tra, ở các phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm là không đúng sự thật.
VKSND Tối cao cũng xác định, Dương không chiếm đoạt 100 triệu đồng, không vay gần 200 triệu đồng vợ chồng bà Vân. Trong quá trình Dương bị tạm giam, bố đẻ của anh đã phải giao 100 triệu đồng cho trung tâm trên thông qua cơ quan chức năng cùng gần 200 triệu đồng trả nợ giúp con trai.
VKSND Tối cao cũng cho rằng việc bị kết tội sai khiến Dương mất việc làm, bố đẻ của anh bị chiếm đoạt gần 300 triệu đồng.
Hoàng Việt
Theo VNE
Đề nghị lấy tiền tham nhũng để bồi thường oan sai Chánh án TAND Tối cao đề nghị lấy tiền từ thu hồi tài sản tham nhũng, buôn lậu... để thành lập quỹ bồi thường oan. Khi phát biểu ý kiến về Luật Bồi thường nhà nước tại buổi thảo luận tổ chiều 27-10, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình cũng nói: "Ở đây có cả phóng viên báo chí, tôi xin...