Cựu chủ tịch OceanBank bị truy tố 3 tội danh
Với cáo buộc để xảy ra nhiều vi phạm pháp lật trong việc cho vay, huy động tiền gửi, chi lãi suất vượt trần… ông Hà Văn Thắm đối diện với 3 tội danh.
Ảnh minh họa
VKSND Tối cao vừa hoàn tất cáo trạng đề nghị truy tố Hà Văn Thắm (44 tuổi, cựu chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đại dương – OceanBank) cùng 47 bị can khác về các tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. VKSND Tối cao uỷ quyền cho VKSND Hà Nội giữ quyền công tố và kiểm sát xét xử tại phiên toà sơ thẩm.
Theo cơ quan công tố, tại OceanBank đã xảy ra nhiều vi phạm đặc biệt nghiêm trọng ở các khâu cho vay, huy động tiền gửi, chi lãi suất vượt trần; chi lãi suất ngoài hợp đồng cho khách hàng.
Bị can Hà Văn Thắm với trách nhiệm chủ tịch HĐQT OceanBank đã chỉ đạo và cùng với Nguyễn Văn Hoàn (nguyên phó tổng giám đốc OceanBank) giải quyết cho Phạm Công Danh (cựu chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng Việt Nam) vay thông qua công ty Trung Dung không đảm bảo điều kiện vay vốn, không có tài sản đảm bảo… khiến OceanBank thiệt hại hơn 340 tỷ đồng (tiền gốc). Hành vi này của ông Thắm vi phạm quy định về cho vay.
Để huy động vốn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) gửi vào OceanBank, ông Thắm đã bàn bạc với Nguyễn Xuân Sơn (cựu Tổng giám đốc OceanBank) ra chủ trương thu thêm lãi suất vay tín dụng và chênh lệch tỷ giá dưới hình thức ký hợp đồng dịch vụ “thu phí” của khách hàng… dẫn đến thiệt hại gần 70 tỷ đồng. Với cáo buộc này, ông Thắm, Sơn bị quy kết tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Cuối năm 2010, khi chuyển sang làm phó Tổng giám đốc PVN, ông Sơn giới thiệu bà Nguyễn Thị Minh Thu với ông Thắm, để đề bạt làm tổng giám đốc OceanBank. Ông Thắm đồng ý và ra chủ trương về việc chi lãi suất huy động vốn ngoài hợp đồng cho khách hàng. Bà Thu cùng cấp phó Lê Thị Thu Thuỷ và một số cán bộ khác đã thực hiện chủ trương này, khiến OceanBank thiệt hại gần 1.600 tỷ đồng.
Các bị can Thắm, Sơn, Thu và Thuỷ cùng 43 cán bộ khác bị cáo buộc phạm tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Video đang HOT
Liên quan vụ án, nguyên Tổng giám đốc công ty cổ phần BCS Phạm Hoàng Giang (41 tuổi) bị truy tố tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Mai Chi
Theo VNE
Những sếp lớn ngân hàng vướng lao lý
Với những cáo buộc gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng, cựu chủ tịch HĐQT OceanBank, cựu tổng giám đốc Agribank, người đứng đầu Ngân hàng Xây dựng sắp và đang đối mặt với án tù dài đằng đẵng.
Theo cáo buộc của cơ quan điều tra, Hà Văn Thắm (44 tuổi, nguyên chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đại Dương - OceanBank) là chủ mưu trong vụ thâu tóm ngân hàng Đại Tín, với nhiều thủ đoạn tinh vi, gây thiệt hại lớn.
Theo đó, đầu năm 2012, khi Ngân hàng Nhà nước có chủ trương tái cơ cấu và sáp nhập các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém, do muốn thâu tóm một số nhà băng về OceanBank, Hà Văn Thắm thỏa thuận với bà Hứa Thị Phấn (cổ đông lớn, đại diện nhóm cổ đông của Ngân hàng Đại Tín) về việc chuyển giao Đại Tín.
Hà Văn Thắm được xác định là chủ mưu của vụ thâu tóm Ngân hàng Đại Tín.
Tuy nhiên phát hiện Đại Tín có một số khoản vay lớn cùng nợ xấu ông Thắm không còn muốn "ôm" ngân hàng này và tìm cách "chào bán" lại cho ông Phạm Công Danh (Chủ tịch HĐQT tập đoàn Thiên Thanh). Hai bên thỏa thuận, sau khi hoàn tất thủ tục, ông Danh sẽ tiếp nhận điều hành ngân hàng và đổi tên được thành Ngân hàng Thương mại cổ phần Xây dựng (VNCB) thì Thắm sẽ nhận được 800 tỷ đồng tiền môi giới.
Để phi vụ chuyển nhượng thành công, Thắm chuyển cho ông Danh vay 500 tỷ đồng để dùng trả cho nhóm bà Phấn, dưới danh nghĩa hợp đồng cho vay giữa OceanBank và Công ty TNHH MTV Thương mại và Dịch vụ Trung Dung (công ty của ông Danh). Hiện khoản 500 tỷ đồng này không có khả năng thu hồi.
Theo cáo buộc, cựu chủ tịch Thắm còn chỉ đạo chủ trương chi tiền ngoài lãi suất huy động với khách hàng gửi tiền tại OceanBank, gây thiệt hại gần 990 tỷ đồng...
Ngày 6/10, ông Thắm cùng 15 người dưới quyền là tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc các bộ phận bị truy tố về các tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Chủ tịch Ngân hàng Xây dựng và đại án 9.000 tỷ đồng
Ngày 9/9, sau hơn 50 ngày làm việc, phiên tòa xét xử đại án kinh tế gây thiệt hại 9.000 tỷ đồng - số tiền lớn nhất trong lịch sử tố tụng Việt Nam đã kết thúc. Với những sai phạm trong quá trình tái cơ cấu Ngân hàng Thương mại cổ phần Xây dựng, ông Phạm Công Danh bị tuyên phạt 30 năm tù.
Ông Phạm Công Danh.
Theo cáo trạng, tháng 5/2013, ông Danh chỉ đạo cấp dưới tạo hồ sơ khống trong việc nâng cấp hệ thống CoreBanking để rút hơn 63 tỷ đồng, nâng tỷ lệ mua sắm tài sản của ngân hàng vượt quá 50% vốn điều lệ, rút tiền trên 5 tỷ đồng mà không báo cáo tổ giám sát.
Giữa năm 2013 và đầu 2014, ông Danh tiếp tục lệnh cho thuộc cấp ký hợp đồng khống thuê hai mặt bằng tại đường Tô Hiến Thành và Sư Vạn Hạnh để vay hơn 600 tỷ đồng từ VNCB. Số tiền này sau đó được chuyển lòng vòng qua các tài khoản cá nhân rồi rút ra trả nợ cho 6 công ty thuộc Tập đoàn Thiên Thanh và tiền chăm sóc khách hàng.
Theo cáo buộc, ông Danh còn chỉ đạo lập hồ sơ cho nhóm của Trần Ngọc Bích vay tiền bằng hình thức cầm cố sổ tiết kiệm, giải ngân hơn 17.700 tỷ đồng vào tài khoản của Bích tại VNCB. Trong đó hơn 16.260 tỷ đồng đã được chuyển lại vào tài khoản của ông Danh.
Từ cuối năm 2012 đến tháng 3/2014, vì cần tiền trả nợ, chủ tịch Danh đã ký các hợp đồng mua bán nguyên vật liệu khống, định giá nâng giá các lô đất thuộc sân vận động Chi Lăng và lô đất tại Đà Nẵng lên nhiều lần, làm tài sản đảm bảo vay 5.000 tỷ đồng từ VNCB và bị quy kết gây thiệt hại hơn 2.000 tỷ.
Đại án nghìn tỷ liên quan Tổng giám đốc Agribank
Chiều 7/1, trong phiên xử vụ án gây thất thoát 2.500 tỷ đồng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Agribank chi nhánh Nam Hà Nội, TAND Hà Nội tuyên phạt ông Phạm Thanh Tân (cựu tổng giám đốc Agribank) án 22 năm tù về hai tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, buộc bồi thường hơn 24 tỷ đồng.
Bà Phạm Thị Bích Lượng (cựu giám đốc Agribank chi nhánh Nam Hà Nội), nhận hình phạt 30 năm tù cho hai tội danh Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. 16 bị cáo còn lại lĩnh án từ 30 tháng tù tới 30 năm.
Theo cáo trạng, từ tháng 8/2008 đến tháng 8/2012, bà Lượng khi đương chức giám đốc chi nhánh đã ký đề nghị HĐQT Agribank nâng quyền phán quyết cho vay; ký hợp đồng thế chấp, phê duyệt cho vay đối với Công ty liên doanh Lifepro Việt Nam, Công ty cổ phần Vietmade, Công ty cổ phần Lifepro Việt Nam sai quy định, gây thiệt hại hơn 2.000 tỷ đồng.
Cơ quan điều tra xác định, ông Tân trong quá trình điều hành đã ký cho Agribank chi nhánh Nam Hà Nội vay ngoài kế hoạch 75 triệu USD từ tiền của Hội sở Agribank, trái với nghị quyết của HĐQT. Hậu quả, số tiền này đã bị chiếm đoạt thông qua hành vi vi phạm quy định về cho vay của bà Lượng và các đồng phạm.
Ông Tân còn bị cáo buộc ký tờ trình đề nghị nâng quyền phán quyết cho chi nhánh Nam Hà Nội cho vay đối với Công ty Lifepro Việt Nam liên kết nhập khẩu nguyên liệu phục vụ Dự án Dệt - Nhuộm - May của Công ty Enzo Việt. Điều này khiến ngân hàng bị thiệt hại thêm hơn 306 tỷ đồng.
Phan Xâm
Theo VNE
Người nhầm chân ga khiến xe Camry tông chết 3 nạn nhân sắp bị xét xử VKSND Hà Nội truy tố Vinh, thợ rửa xe không bằng lái nhưng điều khiển chiếc Camry khiến tông chết 3 người, ở khung hình phạt từ 7 đến 15 năm tù. VKSND quận Long Biên (Hà Nội) vừa hoàn tất cáo trạng truy tố Nguyễn Quang Vinh (39 tuổi, phường Bồ Đề) về tội Vi phạm quy định về điều khiển phương...