Cựu Chủ tịch MobiFone khai biếu 700.000 USD, cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nói chỉ nhận 200.000 USD
Tại cơ quan điều tra, Lê Nam Trà khai biếu 700.000 USD cho cựu Bộ trưởng TT-TT Nguyễn Bắc Son, nhưng ông Son nói rằng chỉ được biếu 200.000 USD.
Liên quan đến thương vụ MobiFone mua AVG với giá gần 8.900 tỷ đồng năm 2015, ông Lê Nam Trà – nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên MobiFone chỉ đạo Nguyễn Bảo Long (nguyên Phó TGĐ MobiFone) xin ý kiến lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) và phê duyệt chủ trương cho MobiFone đầu tư dịch vụ truyền hình theo phương thức mua lại một hãng truyền hình kỹ thuật số.
Vào thời điểm này, tình hình tài chính của AVG đang thua lỗ thậm tệ, tài sản ròng của AVG chỉ có tổng giá trị là 1.970 tỷ đồng, nhưng Lê Nam Trà vẫn tích cực thúc đẩy để việc MobiFone mua 95% cổ phần của AVG tương đương 8,898,3 tỷ đồng.
Cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son.
Tại cơ quan công an, Lê Nam Trà khai nhận được Phạm Nhật Vũ (cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị AVG) nhiều lần gọi điện thoại thúc giục đẩy nhanh tiến trình hợp đồng mua bán.
Bên cạnh đó, Phạm Nhật Vũ cũng gọi điện, nhắn tin thúc giục cựu Bộ trưởng TT-TT Nguyễn Bắc Song và nguyên Thứ trưởng TT-TT giải quyết nhanh hợp đồng mua AVG.
Khi hợp đồng mua bán 95% cổ phần AVG thành công, Phạm Nhật Vũ chuyển cho Lê Nam Trà tổng cộng 2,5 triệu USD và Trà dùng số tiền này để chi tiêu cá nhân.
Video đang HOT
Lê Nam Trà khai nhận, vào năm 2016, Trà đến nhà Nguyễn Bắc Son biếu 700.000 USD, trong đó có 500.000 USD nhận từ Phạm Nhật Vũ.
Tuy nhiên, trái ngược với lời khai của Lê Nam Trà, cựu Bộ trưởng TT-TT Nguyễn Bắc Son nói rằng mình chỉ nhận 200.000 USD chứ không phải là 700.000USD.
Cựu Chủ tịch MobiFone Lê Nam Trà khai biếu cựu Bộ trưởng TT-TT 700.000 USD. (Ảnh: VT)
Cơ quan tố tụng xác định việc biếu tiền trên giữa hai bên là việc của cá nhân nên cơ quan chức năng không giải quyết.
Cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son khai nhận 3 triệu USD từ Phạm Nhật Vũ sau khi phi vụ mua bán AVG thành công.
Ông Son mang số tiền này lên phòng làm việc tại tầng 2, xếp đầy vào va li du lịch loại nhỏ màu đen hiệu Samsonite và chiếc ba lô du lich tối màu; số còn lại cho vào va li du lịch loại to màu trắng nhãn hiệu Samsonite. Tất cả được cất ra ngoài ban công quây kín bằng khung nhôm kính.
Cựu Bộ trưởng khai đưa toàn bộ số tiền trên cho con gái là Nguyễn Thị Thu Huyền trong khoảng 10 lần, mỗi lần từ 300.000 USD đến 400.000 USD, trong những lần Huyền từ TP.HCM ra Hà Nội thăm gia đình. Khi đưa tiền, Nguyễn Bắc Son dặn con gái không được gửi tiết kiệm, còn đầu tư vào đâu thì tùy.
Tuy nhiên, khi làm việc với cơ quan điều tra, Huyền không thừa nhận việc nhận 3 triệu USD từ bố mình.
Đến nay, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố 14 bị can liên quan đến vụ án. Trong đó, Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn bị đề nghị truy tố về 2 tội danh “Vi phạm quy định về quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng” và “Nhận hối lộ”.
Bị can Phạm Nhật Vũ bị truy tố về tội “Đưa hối lộ”. Các bị can còn lại bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng”.
MẠNH ĐOÀN
Theo VTC
Vụ AVG: Cú ngã của bóng hồng quyền lực tại Mobifone
Phạm Thị Phương Anh là bóng hồng nhiều quyền lực một thời ở Mobifone, vì sai lầm mà người phụ nữ này đã đánh mất tất cả và rơi vào vòng lao lý.
Phạm Thị Phương Anh- người phụ nữ quyền lực một thời ở Mobifone
Trong vụ án Mobifone mua 95% cổ phần của AVG vừa được cơ quan điều tra kết luận, ngoài 02 cán bộ chóp bu của Mobifone là Lê Nam Trà - nguyên Chủ tịch HĐTV, Cao Duy Hải - nguyên Tổng Giám đốc còn có 5 người là Phó Tổng Giám đốc: Phạm Thị Phương Anh (SN: 1975), Hồ Tuấn (SN: 1965), Nguyễn Đăng Nguyên (SN: 1976), Nguyễn Bảo Long (SN: 1972), Nguyễn Mạnh Hùng (SN: 1969) bị đề nghị truy tố về tội: Vi phạm các quy định về quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng, theo quy định tại Điều 220, khoản 4 - Bộ luật Hình sự năm 2015.
Trong nhóm bị can một thời từng ở vị trí quyền lực tại Mobifone chỉ có Phạm Thị Phương Anh là nữ giới. Người phụ nữ này có trình độ cử nhân kế toán doanh nghiệp, thạc sỹ kinh tế chuyên ngành tài chính tín dụng.
Trước khi về đầu quân cho Mobifone, bóng hồng này từng là Phó Giám đốc Cảng hàng không Nội Bài, chi nhánh thuộc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam. Năm 2015, bà Phương Anh được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Mobifone, đồng thời là Ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Mobifone.
Sự nghiệp của nữ phó tổng này sụp đổ khi ngày 13/11/2018 bà bị bắt giam để phục vụ công tác điều tra và đến ngày 26/8/2019 thì được chuyển từ tạm giam sang bảo lĩnh (thay đổi biện pháp ngăn chặn).
Bước chân lạc lối của người phụ nữ quyền lực này bắt đầu khi được Tổng Giám đốc Mobifone giao nhiệm vụ ký, thực hiện và nghiệm thu hợp đồng thẩm định giá trị doanh nghiệp AVG với Cty AMAX. Phạm Thị Phương Anh biết việc Mobifone bàn giao cho Cty AMAX bản phụ lục số 02 là không được phép. Khi nghiệm thu kết quả xác định giá trị doanh nghiệp AVG của Cty AMAX là 16.565 tỉ đồng bà Phương Anh cũng biết việc Cty AMAX xác định giá trị tài sản vô hình không được hạch toán vào sổ sách kế toán của AVG.
Bà Phương Anh đã ký đề nghị Tổng Giám đốc Mobifone xem xét, sử dụng kết quả xác định giá trị doanh nghiệp AVG của Cty AMAX làm mức giá đàm phán khi mua cổ phần AVG.
Trong vụ án này, Cơ quan CSĐT xác định quá trình thực hiện việc mua bán cổ phần chỉ có Lê Nam Trà - nguyên Chủ tịch HĐTV và Cao Duy Hải - nguyên Tổng Giám đốc Mobifone được liên hệ trực tiếp với ông Nguyễn Bắc Son, biết động cơ, mục đích của ông Son cũng như diễn biến của toàn bộ quá trình thực hiện việc mua cổ phần AVG. Các thành viên trong Ban Tổng giám đốc chỉ làm theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.
Thiều Khang
Theo giaoducthoidai
Vì sao ông Nguyễn Bắc Son không được áp dụng 'chính sách hình sự đặc biệt'? Vì sao ông Nguyễn Bắc Son không được đề nghị áp dụng chính sách hình sự đặc biệt như ông Phạm Nhật Vũ là vấn đề được báo chí đặt ra với đại diện Bộ Công an tại buổi họp báo Chính phủ chiều 4.9. Ông Nguyễn Bắc Son Ảnh Ngọc Thắng Trả lời nội dung này, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn...