Cựu Chủ tịch Hội đồng Thành viên khai gì về thiệt hại hàng trăm tỷ đồng tại VEAM?
Trả lời HĐXX, cựu Chủ tịch Hội đồng Thành viên (HĐTV) Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) cho rằng: “Nếu xét ra thì là trách nhiệm hành chính của người đứng đầu và trách nhiệm gì thì pháp luật quy định rồi.
Còn trách nhiệm của Tổng Giám đốc VEAM Lâm Chí Quang trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì tôi không buộc phải biết”.
Sáng 18/5, TAND TP Hà Nội đã mở phiên toà hình sự sơ thẩm xét xử vụ án thất thoát hàng trăm tỷ đồng xảy ra tại Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM).
Tại phiên tòa, đại diện VEAM có mặt với tư cách là nguyên đơn dân sự.
Ngân hàng TMCP Phương Đông và 8 công ty gồm: Công ty Vận tải và Thương mại VEAM ( Vetranco), Công ty Thép Minh Quang, Công ty Thương mại và đầu tư Tương Lai, Công ty Thương mại và đầu tư Bách Việt, Công ty Đầu tư Đại Nam, Công ty Nhựa Vân Đồn, Công ty Hải Đăng, Công ty Tân Phục Hưng và 23 cá nhân được Tòa án triệu tập với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng có mặt theo triệu tập của Toà án…
Chiều 18/5, HĐXX thẩm vấn bị cáo Trần Ngọc Hà (cựu Chủ tịch HĐTV VEAM).
Cáo trạng xác định, bị cáo Trần Ngọc Hà sai phạm do liên quan đến ba hành vi là bảo lãnh trái pháp luật cho công ty con – Vetranco và thực hiện hai dự án gây thiệt hại tổng số tiền hơn 142 tỷ đồng.
Bị cáo Trần Ngọc Hà tại phiên toà.
Trả lời HĐXX, bị cáo Trần Ngọc Hà phủ nhận cáo buộc của Viện kiểm sát và cho rằng, mình đã làm tròn trách nhiệm. Theo lời khai của bị cáo Trần Ngọc Hà, VEAM cổ phần hóa từ năm 2017, vốn Nhà nước nắm giữ là 88,47 do Bộ Công thương đại diện. Còn đại diện trước pháp luật là Tổng Giám đốc VEAM.
Bị cáo Trần Ngọc Hà cho biết, pháp luật quy định tách bạch thẩm quyền của HĐTV và Tổng giám đốc. Ở doanh nghiêp, có hai lĩnh vực chính là đầu tư và sản xuất kinh doanh. Đối với lĩnh vực đầu tư thì thẩm quyền thuộc về HĐTV. Tổng Giám đốc là cơ cấu chấp hành, thực hiện các nghị quyết HĐTV. Người đại diện theo pháp luật ở VEAM là bị cáo Lâm Chí Quang (cựu Tổng Giám đốc VEAM).
Theo cáo trạng, lãnh đạo VEAM đã thực hiện ba hành vi vi phạm liên quan đến bảo lãnh vay cho Vetranco gây thiệt 76 tỷ đồng. Theo lời khai của bị cáo Trần Ngọc Hà, Tổng Giám đốc VEAM là Lâm Chí Quang có thẩm quyền của mình. Cụ thể, việc bảo lãnh cho vay thuộc thẩm quyền của Tổng Giám đốc. Và Tổng Giám đốc không cần báo cáo việc này với HĐTV.
Video đang HOT
“HĐTV hoàn toàn không biết việc này. Cho đến ngày 11/9/2013, lần đầu tiên tôi được nghe nói, VEAM bảo lãnh và lập tức yêu cầu báo cáo cho tôi toàn bộ sự việc. Sau đó, tôi có văn bản yêu vay số tiền trên và yêu cầu Tổng Giám đốc VEAM ngăn chặn ngay các phát sinh bảo lãnh”, bị cáo Trần Ngọc Hà khai.
Bị cáo Trần Ngọc Hà cho rằng, cáo trạng quy kết mình đủ điều kiện để biết các sự việc liên quan đến VEAM là không đúng với lý do, nghiệp vụ bão lãnh không phát sinh trên báo cáo tài chính, và người được giao nhiệm vụ theo dõi là Trưởng ban kiểm soát VEAM cũng không biết vì không ai báo cáo.
Bị cáo Trần Ngọc Hà khai tiếp, sát sườn nhất như Hội đồng quản trị của Vetranco cũng không biết việc bảo lãnh này. “Cáo trạng quy kết tôi buộc phải biết các sự việc liên quan đến VEAM là không phù hợp. Vì có những việc ở VEAM hoàn toàn thuộc thẩm quyền của Tổng Giám đốc. Và nếu như việc quản lý tài chính ở dưới mức pháp luật quy định thì HĐTV VEAM không buộc phải biết”, bị cáo Trần Ngọc Hà khẳng định.
Cũng theo lời khai của bị cáo Trần Ngọc Hà, Tổng Giám đốc VEAM có hạn mức 20% vốn điều lệ so với báo cáo tài chính gần nhất. VEAM có 2.3000 tỷ đồng thì Tổng Giám đốc được bảo lãnh khoảng 460 tỷ đồng. Và pháp luật cũng không quy định rõ, hạn mức trên là bảo lãnh một lần hay tất cả các lần.
Về phía HĐTV của VEAM hoàn toàn có thẩm quyền vào đầu tư. Còn Tổng Giám đốc VEAM có quyền mua, bán, vay, cho vay, bảo lãnh… dưới mức quy định.
Liên quan đến việc VEAM bảo lãnh số tiền 193 tỷ đồng, bị cáo Trần Ngọc Hà cho rằng, Chủ tịch HĐTV luôn rà soát các hoạt động của doanh nghiệp, nhưng ở các kênh thông tin như báo cáo ban điều hành, báo cáo của người được phân công theo dõi… Và các nghiệp vụ này, Tổng Giám đốc VEAM là người ký một tờ giấy A4 gửi ngân hàng là xong, chứ không phát sinh bất cứ sổ sách nào.
Bị cáo Trần Ngọc Hà phân trần, với cách làm này của VEAM thì người được phân công theo dõi là bị cáo Nguyễn Văn Khôi (cựu Trưởng Ban kiểm soát, Thành viên HĐTV VEAM) cũng không biết được.
Trả lời HĐXX về trách nhiệm của Chủ tịch HĐTV trong sai phạm của VEAM, bị cáo Trần Ngọc Hà cho rằng: “Nếu xét ra thì là trách nhiệm hành chính của người đứng đầu và trách nhiệm gì thì pháp luật quy định rồi. Còn trách nhiệm của Tổng Giám đốc Lâm Chí Quang trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì tôi không buộc phải biết”.
HĐXX hỏi về 3 hợp đồng VEAM ký với Công ty Thương mại và đầu tư Bách Việt, rồi bán lại hàng hóa cho Vetranco, bị cáo Trần Ngọc Hà cho biết, khi đi kiểm tra, bị cáo Nguyễn Văn Khôi có báo cáo với HĐTV là Vetranco có vốn điều lệ nhỏ, nhưng công nợ rất nhiều. Và bị cáo cũng không hiểu tại sao những ngày tiếp theo, Ban điều hành VEAM lại tiếp tục ký 3 hợp đồng. Tuy nhiên, việc ký hợp đồng vẫn thuộc quyền của Tổng Giám đốc.
Về quyết định chuyển tạm ứng cho Công ty T-King tổng số tiền 400.000 USD để T-King nghiên cứu, phát triển các bộ linh kiện xe ôtô tay lái bên phải, bị cáo Trần Ngọc Hà cho biết, sản xuất ô tô đều phải nhập linh kiện, còn một phần làm trong nước, VEAM là đơn vị cuối cùng trong “chuỗi” hoạt động này.
“Tôi cho rằng, mình là con người năng động, đam mê công việc, thấy việc có lợi cho trước mắt và lâu dài thì làm, kể cả thế hệ tiếp theo không làm những việc như thế thì nhà máy sản xuất không tồn tại”, bị cáo Trần Ngọc Hà tự đánh giá về mình.
Thêm 11 người bị đề nghị truy tố trong vụ án VEAM
C03 đề nghị truy tố thêm 11 bị can trong vụ án xảy ra tại Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM), trong lần thứ hai ra kết luận điều tra bổ sung.
Ngày 4/10, 10 người bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đề nghị truy tố về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí theo điều 219 Bộ luật Hình sự, gồm: Ngô Văn Tuyển , nguyên thành viên HĐQT VEAM; Bùi Quốc Việt, nguyên trưởng phòng thị trường kinh doanh VEAM; Ngô Văn Thịu, trưởng phòng thị trường kinh doanh VEAM; Nguyễn Thị Thu Hương, nguyên phó giám đốc kiêm Kế toán trưởng VETRANCO; Trần Thanh Thuỷ, Trưởng phòng tài chính kế toán VETRANCO; Nguyễn Minh Tùng, Chủ tịch HĐQT Công ty Bách Việt; Lương Xuân Trường, Giám đốc Công ty cổ phần thép Minh Quang; Trần Anh Sơn, nguyên kế toán trưởng, phụ trách quản trị VEAM; Hoàng Văn Lẫm, phó phòng tài chính kế toán VEAM, Vũ Từ Công, nguyên kế toán trưởng VEAM;
Người thứ 11, Nguyễn Văn Khôi, thành viên HĐTV, Trưởng ban kiểm soát VEAM, bị đề nghị truy tố về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng .
Đây là 11 người bị đề nghị truy tố thêm tại kết luận điều tra bổ sung lần hai của C03. Trong hai lần điều tra trước đó kéo dài từ tháng 8/2019 đến tháng 7/2021, C03 chỉ đề nghị truy tố 6 bị can là ông Trần Ngọc Hà, Chủ tịch HĐTV VEAM; Lâm Chí Quang, Tổng giám đốc VEAM; Nguyễn Mạnh Chung, nguyên trưởng phòng kỹ thuật đầu tư VEAM; Vũ Quang Tâm, nguyên thành viên HĐQT VEAM; Đào Quốc Việt, Giám đốc VETRANCO; Trần Quang Tiến, Chủ tịch HĐQT 4 công ty, cùng về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí .
Theo kết luận, Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam hoạt động theo mô hình Tổng công ty Nhà nước. Năm 2010, VEAM chuyển sang hình thức Công ty mẹ - con theo quyết định của Bộ Công Thương, với 25 công ty con và đơn vị thành viên. Năm 2017, VEAM hoạt động theo mô hình Công ty Cổ phần với vốn điều lệ 13.288 tỷ đồng, trong đó vốn Nhà nước chiếm hơn 88%.
Công ty cổ phần Vận tải và Thương mại (VETRANCO) là công ty con của VEAM. Trong hơn 12,5 tỷ đồng vốn điều lệ ở công ty này, VEAM chiếm 51%.
Kết luận xác định, ông Hà điều hành hoạt động hằng ngày của VEAM nhưng đã không thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ được giao, quyết định những chủ trương không đúng quy định pháp luật gây thất thoát tài sản Nhà nước. Ông Hà cùng các thuộc cấp đã để xảy ra ba sai phạm lớn tại VEAM dẫn đến bị xử lý hình sự.
Năm 2007-2013, Tổng giám đốc VEAM qua các thời kỳ đã ký 7 văn bản cam kết bảo lãnh thanh toán cho những hợp đồng tín dụng của VETRANCO. Từ đó VETRANCO mang hồ sơ đi vay tiền tại các ngân hàng. Trong số này, bị can Giang ký 2 văn bản, Quang ký 5. Tổng giá trị bảo lãnh được tính tại các văn bản là 193 tỷ đồng. Việc bảo lãnh cho công ty con vay ngân hàng trái quy định của VEAM đã gây thiệt hại hơn 75,28 tỷ đồng.
Bị can Hà với tư cách là Chủ tịch HĐTV buộc phải biết về việc VEAM bảo lãnh cho VETRANCO vay ngân hàng trái quy định. Tuy nhiên, ông Hà vẫn để hai thuộc cấp là Lâm Chí Quang và Vũ Từ Công thực hiện hành hành vi sai phạm, gây thiệt hại, cơ quan điều tra xác định.
Ông Trần Ngọc Hà trước khi bị bắt. Ảnh: VEAM .
Với mục đích để chuyển tiền cho vay, VETRANCO ký 12 hợp đồng mua hàng khống và đề nghị VEAM làm trung gian ký 3 hợp đồng. Sau đó, VETRANCO ký 15 hợp đồng bán hàng trả chậm cho nhóm công ty của Trần Quang Tiến để hợp thức việc cho vay. Tất cả bị cáo buộc là hợp đồng khống, ký lòng vòng để thực hiện các sai phạm. Các công ty của bị can Tiến sau đó dừng hoạt động, không còn tài sản và không thể trả tiền cho VETRANCO, gây thiệt hại cho Nhà nước gần 183 tỷ đồng.
Bị can Tiến khai do có mối quan hệ với lãnh đạo VEAM nên dùng các công ty do mình sở hữu để ký hợp đồng mua hàng hoá trả chậm. Do kinh doanh thua lỗ cùng với áp lực trả lãi ngân hàng và xã hội đen, vốn của các công ty mất dần. Để có tiền tiếp tục kinh doanh, Tiến đã thoả thuận với giám đốc VETRANCO để lập hợp đồng mua bán khống.
C03 xác định "bản chất của việc mua bán hàng hoá lòng vòng này là để luân chuyển ngược dòng tiền để Tiến vay tiền của VETRANCO trong 90 ngày".
Ở sai phạm thứ hai, VEAM bị cáo buộc thực hiện dự án đầu tư sản xuất máy kéo bốn bánh hạng trung trái quy định. Ông Hà ký đồng ý mua bản quyền sản xuất và thông số kỹ thuật của hai loại máy kéo với mức đầu tư hơn 1.400 tỷ đồng, trong khi chưa được Bộ Công Thương phê duyệt.
VEAM sau đó chuyển 2,5 triệu USD tiền thanh toán cho đối tác. Số tiền này tương đương hơn 56 tỷ đồng, được C03 xác định là gây thiệt hại cho Nhà nước.
Trong sai phạm thứ ba, C03 xác định VEAM ký 2 thoả thuận với Công ty của Trung Quốc để phát triển ôtô tay lái bên phải rồi xuất khẩu sang thị trường Srilanka. Ông Hà ra quyết định về việc này khi chưa có nghị quyết của HĐTV VEAM.
Ông Hà cũng ký biên bản ghi nhớ giữa VEAM với đối tác T-KING Trung Quốc và trực tiếp ký lệnh yêu cầu chuyển 200.000 USD cho đơn vị này. Hành vi của ông cùng thuộc cấp bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 9 tỷ đồng.
Cơ quan điều tra đánh giá ông Hà khai báo chống đối, không thành khẩn, quanh co chối tội.
Khởi tố cựu Chủ tịch HĐQT và cựu Tổng Giám đốc VEAM Cựu Chủ tịch HĐQT và cựu Tổng Giám đốc Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) bị khởi tố để điều tra về sai phạm trong việc sử dụng khu đất gần 9.000 m2. Chiều 18/2, Bộ Công an cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C03) đang thụ lý điều tra các vụ việc có...