Cựu chiến binh sưu tầm hơn 6.000 tư liệu về Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Ở gian nhà thờ của gia đình, ông Dụy cất giữ hàng ngàn tư liệu quý về các lĩnh vực chính trị, văn hóa, giáo dục… của đất nước. Đặc biệt trong đó có hơn 6.000 bài viết, hình ảnh về Đại tướng Võ Nguyên Giáp – người ông Dụy hết lòng mến mộ.
Ông là cựu chiến binh Trần Văn Dụy – từng là Đại đội trưởng ra đa C18, nay cư ngụ tại phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
Hai lần được gặp tướng Giáp
Trong căn nhà nhỏ mà những người đồng đội cũ xây dựng cho ông an cư cách đây không lâu, ông Dụy không giấu được cảm xúc khi kể về những năm tháng chiến tranh ác liệt, đặc biệt là thời khắc ông quyết định rời ghế nhà trường để được đứng chung hàng ngũ với thần tượng của mình là Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Ông Dụy chia sẻ: “Năm 1962, khi còn là học sinh Trường THCS Đô Lương (Nghệ An), tôi đã biết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua những thông tin, bài viết trên báo, đài… Từ những điều biết về Đại tướng về vận mệnh của đất nước tôi quyết định gác lại việc học hành, tình nguyện gia nhập quân đội, tham gia bộ đội Ra đa Phòng không 18 Ba Bể, thuộc Quân chủng Phòng không – Không quân. Lúc đó tôi nghĩ đây là cách tôi được gần gũi, đứng chung hàng ngũ với thần tượng của mình”.
Từ truyền thống của gia đình và lòng mến mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đến nay ông Dụy đang sở hữu hàng chục ngàn tư liệu quý về quá trình đấu tranh, giành độc và xây dựng đất nước.
Từ đó, ông Dụy được thuyên chuyển qua nhiều đơn vị nhưng công việc chính vẫn là người lính ra đa. Đến năm 1968 ông được cấp trên điều động về Đại đội C18, giữ chức đại đội phó; Năm 1971 ông Dụy tiếp tục được cấp trên tín nhiệm và được phân công giữ chức đại đội trưởng cùng đồng đội nhận nhiệm vụ tiêu diệt B52 của giặc Mỹ. Sau khi đất nước thống nhất ông Dụy được điều động về Kiên Giang giữ chức Phó phòng quốc doanh cá.
Trong những năm tháng cùng đồng đội chiến đấu, ông Dụy có nhiều kỷ niệm nhưng có hai kỷ niệm mà ông không sao quên là hai lần gặp mặt Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông Dụy kể: “Lần đầu tiên tôi gặp Bác Giáp là vào 01/10/1964, khi đó Đại đội Ra đa phòng không 18 Ba Bể của chúng tôi được điều lên Tam Đảo (Vĩnh Phúc). Tại đây, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đến thăm và nói chuyện với anh em chúng tôi rất thân tình. Anh em chúng tôi không nghĩ: Bác Giáp là một vị tướng vĩ đại, chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ chấn động địa cầu… mà khi gặp anh em chúng tôi bác vô cùng giản dị, gần gũi như người anh cả trong nhà”.
Ông Dụy đang sở hữu trên 6.000 tư liệu và hình ảnh về Đại tướng
Video đang HOT
Sau lần gặp gỡ bác Giáp, người lính trẻ Trần Văn Dụy như được tiếp thêm sức mạnh, tiếp tục phấn đấu, rèn luyện phẩm chất người lính cụ Hồ, nhờ đó qua 2 năm công tác, ông Dụy được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam và được thăng hàm trung úy, giữ chức Đại đội trưởng. Và một lần nữa, trung úy Dụy cùng anh em trong Đại đội Ra đa vinh dự được gặp mặt và trò chuyện với Đại tướng Võ Nguyên Giáp lần thứ 2.
Ông Dụy nhớ lại: “Chiều 19/7/1965, do máy bay địch tấn công bất ngờ vào thời điểm Đại đội Ra đa tạm ngừng hoạt động để bảo quản nên nhiều chiến sĩ bị thương vong. Riêng tôi bị thương ở gót chân. Dù rất bận việc, nhưng ngày 24/7, Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn tranh thủ đến đơn vị, Bác ân cần thăm hỏi, động viên anh em. Ngoài ra, Đại tướng còn chỉ đạo mau chóng khắc phục trận địa, nén đau thương, đoàn kết thành sức mạnh tiếp tục sẵn sàng chiến đấu với giặc. Lúc đó, anh em chiến sĩ càng thêm vững tin, không chỉ không nao núng mà còn tăng thêm tinh thần chiến đấu đến ngày toàn thắng”.
Qua hai lần được gặp mặt người anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông Dụy càng mong muốn được hiểu nhiều hơn về cuộc sống, chiến đấu của Đại tướng. Từ đó, ông Dụy tiếp tục góp nhặt, sưu tầm mọi tư liệu về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Sở hữu lượng báo in lớn nhất Việt Nam!
Trong căn nhà nhỏ của mình, ông Dụy vẫn giành một vị trí trang trọng để lưu trữ cho kho tư liệu quý giá của mình, nhất là những tư liệu về Bác Hồ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đặc biệt từ ngày về hưu, ông Dụy có thời gian sắp xếp, hệ thống lại hàng ngàn tư liệu mà ông sưu tầm theo 7 mảng lớn (Văn hóa Việt Nam; Đấu tranh giành độc lập, chống ngoại xâm (1930 – 1975); Danh nhân – Thời đại Hồ Chí Minh; Việt Nam phát triển từ 1955; Các vụ án gây thiệt hại cho đất nước…. với 167 chủ đề ở 7 mảng.
Cẩn thận lật từng trang tư liệu viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp mà ông sưu tầm hơn nửa đời người, ông Dụy chia sẻ: “Sở dĩ tôi có được nguồn tư liệu dồi dào như hôm nay là xuất phát từ truyền thống gia đình có thói quen lưu trữ tư liệu. Ngoài ra, tôi có một tình cảm đặc biệt với Bác Hồ và vị chỉ huy của mình nên mỗi khi đọc sách, báo… những tư liệu nào hay về hai vị ấy là tôi giữ lại, đóng thành những cuốn sách lớn rồi cho vào túi nilon bảo quản. Trong tủ sách gia đình của tôi hiện nay, tư liệu về Đại tướng chiếm đa số, trên 6.000 tư liệu.
Để thuận tiện trong việc lưu giữ và sử dụng, ông Dụy tạo “cuốn vở “”Mục lục” như thế này
Trên căn gác nhỏ, tại gian nhà thờ tổ tiên ông Dụy đặt những cái kệ và xếp đầy những cuốn “album” tư liệu đặc biệt về các vị lãnh tụ, tướng Giáp và hàng trăm tập sách và hàng ngàn tràn viết tay về chính trị, văn hóa, khoa học… Riêng với những tư liệu liên quan đến Bác Hồ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp… ông Dụy cất công dùng bìa cứng đóng thành cuốn sách lớn và bảo quản rất cẩn thận. Trong nguồn tư liệu về Việt Nam phát triển (giai đoạn từ 1955) ông Dụy còn lưu giữ nhiều bài viết hay về sự đổi mới phát triển kinh tế, giáo dục, y tế… nước nhà trên các báo Nhân Dân, Sài Gòn, Tuổi Trẻ và cả những bài viết về công tác khuyến học, khuyến tài đăng trên báo Khuyến học và Dân trí hãy còn nóng hổi tín thời sự.
Nói về vấn đề giáo dục, sử dụng người tri thức hiện nay, ông Dụy trầm ngâm chia sẻ: “Vấn đề trọng dụng người tri thức, vấn đề giáo dục của đất nước mình còn nhiều điều phải làm lắm, đặc biệt là việc các cháu đi học bây giờ tốn kém, từ lớp 1 cho đến ngày lấy bằng đại học không dưới nửa tỷ đồng nhưng khi ra trường lại thất nghiệp hoặc phải tốn thêm một số tiền nửa mới có việc làm thì lãng phí cho gia đình và cho đất nước vô cùng! Khi còn sống, trong 6 vấn đề cấp bách mà bác Giáp nêu ra trong đó tại vấn đề thứ 6, bác Giáp nhấn mạnh về giáo dục và y tế vì đây là hai lĩnh vực trực tiếp bồi dưỡng con người. Hơn nữa, bác Giáp nhắc lại lời Bác Hồ rằng “ai cũng có quyền học hành”, do đó xu hướng đúng đắn là phải tiến tới bỏ học phí…”.
Giờ đây những lúc rãnh rỗi, ông Dụy nói chuyện ở khu xóm hoặc kể cho con cháu nghe về thần tượng của mình là bác Võ Nguyên Giáp
Nhân những ngày đầu năm mới, ông Dụy mở cho chúng tôi xem cuốn tư liệu “tình yêu” – chuyên lưu giữ những bài viết trên các báo về chuyện tình của các lãnh tụ, anh hùng, cán bộ chủ chốt của đất nước qua các thời kỳ, trong đó có các bài viết về tình yêu gia đình của Đại tướng Võ Nguyên Giáp; Những bức thư tình của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh; Tình yêu thời chiến của anh hùng Nguyễn Văn Trỗi; tình cảm gia đình của nữ tướng Nguyễn Thị Định…
“Nhiều người đến xem tủ sách gia đình của ông đều trầm trồ thán phục, không bởi số lượng sự kỳ công của việc ông Dụy sưu tầm, bảo quản mà chính là hàng ngàn tư liệu quý, bài báo, hình ảnh về Bác Hồ, về Đại tướng Võ Nguyên Giáp về quá trình đấu tranh và phát triển của đất nước ở các mặt trận kinh tế, văn hóa, giáo dục… từ giai đoạn đầu đến thời điểm hôm nay. Đặc biệt, Bác Dụy là một tấm gương giáo dục hết sức cụ thể cho các bạn trẻ và kể cả những cán bộ Đảng viên mới trưởng thành về niềm tin sắt son vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam” – Phó Bí thư thường trực phường Vĩnh Quang, ông Vũ Đình Trường chia sẻ.
Nguyễn Hành
Theo dantri
Về Tân Trào thăm quê hương Cách mạng
Cách đây đúng 70 năm, trong những ngày tháng 12 sục sôi khí thế cách mạng, tại Tân Trào (Sơn Dương, Tuyên Quang) đã có những chuyển biến cách mạng mang tính chất quyết định, để rồi từ đó Cách mạng tháng Tám thành công, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Di tích Lán Nà Nưa là nơi Bác đã sống từ cuối tháng 5 đến ngày 22/8/1945 để chuẩn bị và lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám năm 1945. Bác Hồ chỉ thị: "Lúc này, thời cơ thuận lợi đã tới, dù phải hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập".
Ngày 16 và 17/8/1945, Quốc dân đại hội đã họp thông qua lệnh Tổng khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng trong cả nước, thông qua 10 chính sách lớn của Mặt trận Việt Minh và bầu ra Ủy ban dân tộc giải phóng.
Chiều ngày 16/8/1945, tại cây đa Tân Trào, thi hành mệnh lệnh của Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đọc bản Quân lệnh số 1, hạ lệnh xuất quân tiến sang giải phóng Thái Nguyên và tiến về giải phóng Thủ đô Hà Nội.
Ngày nay Tân Trào đã mang một diện mạo mới, hòa nhập cùng sự phát triển của đất nước, nhưng những di tích cách mạng 70 năm trước vẫn được lưu giữ, bảo tồn để giáo dục những thế hệ mai sau về một thời "nằm gai nếm mật" không thể nào quên.
Gia Chính
Theo Dantri
Những câu chuyện xúc động bước ra từ kỷ vật chiến tranh "Những mảng màu loang lổ trên áo là vệt máu của một người lính từng chỉ huy hơn 80 trận đánh..." - đó chỉ là 1 trong hơn 200 câu chuyện từ những kỷ vật chiến tranh được trưng bày tại triễn lãm "Kỷ vật chiến tranh qua hai cuộc Kháng chiến chống Mỹ và chống Pháp". Nhân dịp kỷ niệm 70 năm...