Cựu chiến binh làm giàu từ mô hình chăn nuôi và trồng rừng
Phát huy ý chí, tinh thần, phẩm chất ‘Bộ đội Cụ Hồ’, cần cù trong lao động, cựu chiến binh Đinh Văn Ửng, sinh năm 1957, ở bản Vường, xã Tân Lang, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.
Đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, lựa chọn mô hình phù hợp để đầu tư phát triển kinh tế, từng bước vươn lên làm giàu chính đáng, trở thành điển hình trong phong trào ‘Cựu chiến binh làm kinh tế giỏi’ tại địa phương.
Cựu chiến binh Đinh Văn Ửng chăm sóc cây bưởi tại gia đình.
Năm 1971, ông Đinh Văn Ửng cùng gia đình di chuyển từ vùng lòng hồ sông Đà, ở bản Bèo, xã Tường Phong lên định cư tại bản Vường, xã Tân Lang, huyện Phù Yên. Tháng 3, năm 1979, ông Ửng tham gia học lớp Báo vụ, thuộc Trung đoàn 604, Quân khu 2 (Bộ Quốc phòng). Sau khi ra trường, tháng 6/1980, ông tiếp tục được cử theo học lớp Trinh sát vô tuyến điện, khóa 1 do Liên bang Nga đào tạo, tại Đại đội C1, Tiểu đoàn 16, trực thuộc Bộ Tham mưu, Quân khu 2. Đến cuối năm 1982, ông trở về địa phương.
Thời gian đầu, trải qua rất nhiều khó khăn, vất vả nhưng ông luôn tích cực tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, tuy nhiên cuộc sống cũng chỉ đủ ăn. Những năm 1999 – 2000, Tổ chức CARE tại Việt Nam đã mang những giống cây như: lúa, xoài, vải, măng Bát độ… về hỗ trợ cộng đồng và nhân dân trong xã. Dự án đã giúp ông tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng như kinh nghiệm để áp dụng vào trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn. Từ đó, ông đã mạnh dạn đầu tư công sức và tiền của mua giống để trồng 1 ha luồng và 1,5 ha măng Bát độ. Sau 2 năm, diện tích măng, luồng này đã cho thu hoạch, giúp gia đình ông không chỉ thoát nghèo, mà còn tích lũy được ít vốn để đầu tư vào chăn nuôi trâu, dê.
Năm 2006, từ 5 ha đất rừng nứa tép không hiệu quả, chính quyền xã Tân Lang đã chuyển giao cho ông quản lý, bảo vệ và phát triển. Ông sang huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, mua cây keo giống về trồng. Sau 10 năm, diện tích keo cho thu hoạch, tuy nhiên do điều kiện giao thông đi lại rất khó khăn, chi phí vận chuyển cao, giá bán tại thời điểm này rất thấp nên 5 ha keo chỉ thu về hơn 100 triệu đồng. Từ đó, ông quyết định chuyển sang trồng cây quế để nâng cao giá trị kinh tế.
Cựu chiến binh Đinh Văn Ửng chăm sóc trâu.
Với tinh thần “lao động là vinh quang” và ý chí ham học hỏi, nghị lực vươn lên làm giàu, sau nhiều năm nỗ lực, không chùn bước trước khó khăn, hiện gia đình ông luôn duy trì nuôi 15 – 20 con trâu; hàng chục con dê; 7,5 ha trồng cây bưởi, táo, xoài, quế… Năm 2019, ông xuất bán 10 con trâu, 40 con dê, thu về khoảng 500 triệu đồng; 2,5 ha táo, bưởi, xoài cũng bắt đầu cho quả, doanh thu khoảng 200 – 300 triệu đồng/năm. Riêng diện tích 5 ha trồng quế, dự kiến khoảng 2 năm nữa sẽ cho thu hoạch, giúp ông thu về gần 500 triệu đồng mỗi năm. Thời gian tới, ông dự định sẽ tiếp tục mở rộng diện tích trồng bưởi, táo và trồng 100 cây mận hậu để tạo thêm sản phẩm, tăng thu nhập.
Là tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế, ông Ửng còn nhiệt tình tham gia hoạt động Hội Cựu chiến binh và phong trào đoàn thể của xã Tân Lang. Ông sẵn sàng ủng hộ tiền bạc cho các gia đình hội viên cựu chiến binh để xóa nhà tạm, giúp đỡ nhân dân có hoàn cảnh khó khăn, chia sẻ về kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc cây ăn quả…, giúp họ từng bước phát triển kinh tế, vươn lên ổn định cuộc sống; đồng thời vận động người dân trong xã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng đời sống văn hóa, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.
Video đang HOT
Ông Đinh Văn Thẩn, Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh bản Vường, xã Tân Lang cho biết: Gia đình ông Đinh Văn Ửng luôn chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Trong công tác Hội Cựu chiến binh, ông Ửng tích cực tham gia ủng hộ, đồng thời kêu gọi giúp đỡ các hội viên cựu chiến binh nghèo để xóa nhà tạm, dột nát. Với mong muốn bà con trong bản, trong xã cùng nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, từ những kinh nghiệm đúc rút được qua nhiều năm, ông luôn sẵn sàng chia sẻ, hướng dẫn bà con kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc cây trồng. Nhiều người dân đã học tập và làm theo, từ đó đời sống của nhân dân trong xã, bản ngày một nâng lên, kinh tế ngày càng phát triển.
Cựu chiến binh Đinh Văn Ửng (bên trái) chia sẻ kinh nghiệm trồng táo cho hội viên cựu chiến binh xã Tân Lang, huyện Phù Yên.
Theo ông Trần Huy Quang, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Phù Yên, mô hình kinh tế chăn nuôi và trồng rừng của cựu chiến binh Đinh Văn Ửng phát triển rất tốt. Qua sự nỗ lực của hội viên cùng với việc ứng dụng khoa hoc kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi, từ một mô hình nhỏ đến nay đã phát triển cả về quy mô và giá trị kinh tế. Ngoài ra, đây cũng là hội viên rất tích cực tham gia đóng góp cho các phong trào của địa phương như: An ninh trật tự, xây dựng nông thôn mới, đóng góp ngày công xây dựng cơ sở hạ tầng của xã và của Hội Cựu chiến binh. Ông Ửng cũng luôn tích cực trao đổi kinh nghiệm cho nhân dân và các cựu chiến binh khác để cùng nhau phát triển kinh tế tại địa phương.
Với những nỗ lực, quyết tâm làm giàu, cựu chiến binh Đinh Văn Ửng là một tấm gương sáng về tinh thần vượt lên khó khăn, quyết tâm thoát nghèo, làm giàu chính đáng tại địa phương. Ông nhiều lần được huyện Phù Yên, Hội Cựu chiến binh tỉnh Sơn La biểu dương, khen thưởng là cựu chiến binh làm kinh tế giỏi, nêu gương cho các thế hệ trẻ học tập và noi theo.
Gặp kế toán "thủ kho to hơn thủ trưởng"!
Vai trò của kế toán trong trường học rất quan trọng, hoạt động tài chính nếu được công khai, minh bạch hàng tháng vừa đảm bảo dân chủ, đảm bảo khối đoàn kết...
Nhận được lời giới thiệu của trưởng phòng giáo dục "Thầy, em giới thiệu thầy với một kế toán "thủ kho to hơn thủ trưởng", kế toán này giáo viên yêu mến, hiệu trưởng nào mới lên chức đều muốn có; thầy gặp anh ấy xem, thú vị lắm".
Thế rồi tôi cũng đến nơi trường anh ấy công tác, anh bảo vệ nghe tôi nói muốn gặp kế toán Ch., nhiệt tình gọi điện cho Ch.; nghe vậy Ch. hẹn tôi cùng ra quán café nói chuyện.
Té ra anh ấy là cựu chiến binh chiến trường K., chất lính vẫn trào dâng trong cái bắt tay nồng nhiệt. Bàn tay trái mất phân nửa, đã gửi nơi đất bạn.
"Này, chuyện cho vui, không viết gì về mình nha; cựu chiến binh, vì nhân dân quên mình, vì giáo viên hy sinh, vì học sinh cống hiến; bình thường thôi, giữ đúng bản chất anh thương binh, anh bộ đội Cụ Hồ, thế thôi".
Anh kể cho tôi nghe chuyện từ chối chi "phụ cấp đứng lớp" cho một hiệu trưởng "À, chuyện anh S. hiệu trưởng bị thu hồi mấy năm phụ cấp đứng lớp; người không biết, họ bảo mình tố cáo; thực tình không phải vậy.
Mình luân chuyển về trường, thấy S. không có đứng lớp trong phân công chuyên môn; làm bảng lương, mình cắt phụ cấp đứng lớp; S. không duyệt cho cả trường, lương trễ; S. xúi giáo viên tố cáo đích danh mình "Không kịp thời làm lương cho giáo viên".
Thanh tra về, mình làm đúng, S. phải thu hồi mất mấy trăm triệu tiền "phụ cấp đứng lớp" của mấy năm trước và bị giáng chức.
Mình cũng bị mấy hiệu trưởng gán cho "Thủ kho to hơn thủ trưởng"! Những khoản chi không đúng sự thật hay mua hàng "bóp cò nâng giá" mình từ chối thanh toán.
Giáo viên đề nghị cấp kinh phí để phục vụ cho giảng dạy, mình tư vấn cho hiệu trưởng, nếu hiệu trưởng không chi là mình có "ý kiến" liền, giáo viên thích lắm."
Vai trò của kế toán trong trường học rất quan trọng. (Ảnh minh họa trên Tapchitaichinh.vn)
Tôi hỏi "Thế anh có tham mưu lạm thu không?"; Ch. cười vui vẻ "Đúng là từ khóa của mấy ông nhà báo viết về giáo dục; thu cái gì, mình đề nghị chiết tính rõ ràng; mua cái gì phải tham khảo giá thị trường theo sỉ chứ không bán lẻ, không hoa hồng.
Vì vậy mức thu của trường mình cứ thấp hơn trường khác 30% trở lên. Mình làm đâu, trường đó đảm bảo thu đúng, không thể có lạm thu được".
"Thế Tết nhất có quà cáp lãnh đạo không?"; "Mấy kế toán khác bảo mình thương binh, sợ chi ai; thật ra mình quan hệ với mọi người bình đẳng; quan không sợ, lính không khinh.
Mình làm đúng nên chả phải quà cáp biếu xén, nếu có tặng quà cho ai, là tình cảm tôn trọng, là tiền túi, tuyệt đối không phải "tiền chùa"; hiệu trưởng nếu đưa hóa đơn đi Tết cấp trên nhờ "hợp thức hóa" mình từ chối thẳng.
Mình làm kế toán với một suy nghĩ: "Đầu đội nguyên tắc, vai mang chứng từ".
"Nghe trường anh năm ngoái tiền Tết dưới đáy, giáo viên vẫn vui vẻ; năm nay lại cao nhất huyện, tại sao vậy?".
"Mình công khai từng phiếu chi mỗi tháng cho thanh tra nhân dân, công đoàn, giáo viên giám sát; năm ngoái hoạt động quá nhiều, nên hết tiền, giáo viên vẫn vui, không ai phàn nàn; mình phải đi xin tài trợ cho giáo viên mỗi người hai triệu ăn Tết.
Năm nay, hoạt động ít hơn, dư nhiều, nên thưởng Tết nhiều."
"Sao anh giỏi xin tài trợ vậy?"; "Mình làm thêm kế toán ngoài giờ cho hơn chục doanh nghiệp nhỏ và hộ kinh doanh; nghe mình xin, họ ủng hộ liền, thế là thầy cô có Tết".
"Nước trong thì không có cá, sao anh vẫn có ô tô"; "Nhiều người hỏi mình câu này, tiền sạch 100% đó; mỗi tháng mình làm thêm, chỗ thấp nhất là hai triệu, cao nhất là 5 triệu; sắm "con này" chở chứng từ của doanh nghiệp cho nó an toàn, thật ra cũng hơn trăm chứ nhiều nhặn gì; mua lại của ông chủ mỏ đá, vừa bán vừa cho".
"Nghe nói cứ vào đợt luân chuyển kế toán, cũng có hiệu trưởng xin anh về, cũng có hiệu trưởng "chạy" để anh không về trường; có ông Bí thư Đảng ủy xã còn lên phòng nội vụ xin anh?".
Ch. cười vang "Chả gì giấu được mấy cha viết báo; có đấy, mình là thương binh nhưng mình không chọn, cứ để tổ chức phân công; trường nào mà hiệu trưởng muốn cống hiến là chèo kéo mình về bằng được, và ngược lại".
"Thế anh thấy nghề này vui không?"; Ch. trầm ngâm "Nói thật ra nếu trường học có kế toán thanh liêm liêm, học trò hưởng lợi trước tiên, từ đóng góp ... đều đúng luật pháp.
Ngân sách cho giáo dục chưa dư giả gì, được thực chi cho giáo dục; làm kế toán nhiều khi cũng khổ nhưng mà khi làm đúng cũng vui, giáo viên, anh em tin tưởng; chuyển trường rồi, hễ gặp nhau là cười; có chuyện hiếu, hỉ là anh em có mặt đông vui".
Vai trò của kế toán trong trường học rất quan trọng, hoạt động tài chính nếu được công khai, minh bạch hàng tháng vừa đảm bảo dân chủ, đảm bảo khối đoàn kết, tạo niềm tin cho giáo viên.
Với giáo dục, có niềm tin, giáo viên có động lực cống hiến, hy sinh vì học sinh, vì tập thể. Đoàn kết cũng cần yếu tố minh bạch tài chính, có đoàn kết mới hạnh phúc cho thầy và trò.
Lê Mai
Theo giaoduc.net.vn
Trên 2 vạn gia súc ở Lào Cai có nguy cơ chết đói, rét trong mùa đông Chỉ có khoảng 3/4 số hộ chăn nuôi ở Lào Cai chuẩn bị chuồng trại kiên cố cho gia súc, còn lại là chuồng tạm, hoặc không có chuồng trại phải thả rông. Con số thống kê cho thấy, trong mùa đông 2019, có trên 2 vạn gia súc trong toàn tỉnh Lào Cai phải đối mặt với nguy cơ chết đói, chết...