Cựu chiến binh già và 7 người điên trên lưng
8 người con, 3 trai, 5 gái nối tiếp nhau ra đời, để rồi khi ở cái tuổi thập cổ lai hy, ông vẫn còn phải nai lưng ra nuôi 7 đứa con cháu tâm thần, người vợ què và một người mẹ già ở tuổi 93 tuổi.
Sau khi bị thương ở chiến trường Bình – Trị – Thiên khói lửa và nằm viện một thời gian tại 43K4 Quảng Bình, ông Nguyễn Văn Tưng (ở thôn Võ Lao, xã Văn Võ, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội) trở về quê xây dựng gia đình cùng bà Đỗ Thị Xúi. 8 người con, 3 trai, 5 gái nối tiếp nhau ra đời, để rồi khi ở cái tuổi thập cổ lai hy, ông vẫn còn phải nai lưng ra nuôi 7 đứa con cháu tâm thần, người vợ què và một người mẹ già ở tuổi 93 tuổi. Và dường như, mỗi ngày với người cựu chiến binh này như kiếp người dài trên trái đất.
Không giống như các ông bố, bà mẹ khác, về già được hưởng sự quan tâm và bao bọc của con cháu thì hằng ngày, ông Tưng đang chạy ăn từng bữa để kéo dài sự tồn tại của hầu hết đám con cháu của mình. Ông kể, người con cả tên Tăng chết khi còn rất trẻ, vợ bỏ đi chưa một lần trở lại. Anh con thứ hai là Thêm (39 tuổi) mắc bệnh tim bẩm sinh.
Anh thứ ba đặt tên Tươi (37 tuổi) hi vọng đời nó sáng sủa hơn thì lớn dần lên lại mắc bệnh thần kinh không bình thường. Còn 5 cô con gái, 2 cô lấy chồng xa, 2 cô sống ở tận miền Nam, còn cô út tên Đượm chưa chồng, mắt kém, bỏ đi biền biệt mấy năm nay chưa về. Đã thế, trong 3 đứa con của anh Thêm thì một đứa mắc tim bẩm sinh giống bố, cho đi viện, bác sĩ nói phải thay tim nhưng đại gia đình chẳng ai có tiền.
Vợ chồng anh Tươi đẻ sòn sòn 5 đứa con mà đứa nào cũng nhếch nhác, thần kinh không bình thường và… mù chữ. Còn bà Xúi, bị lao xương, ngồi một chỗ “canh” nhà hơn 10 năm nay. Gọi là “canh” nhưng trong nhà cũng chẳng có gì đáng giá để mất ngoài 1 chiếc bếp gas được nhà hảo tâm ủng hộ.
Khi kể về vợ chồng người con thứ 2, ông lắc đầu ngao ngán: “Gia đình thằng Tươi tối thui thì không nói làm gì vì nó bị tâm thần nhưng vợ chồng thằng Thêm cũng chẳng khá hơn. Chúng nó đều lẩm cẩm. Nói đến đây, bà Đỗ Thị Luận, người cùng làng, lên nhờ ông đan cái rổ xúc cám cảnh: “Hai vợ chồng cái thằng Thêm kia có biết gì đâu. Có người thương, muốn giúp đỡ, bảo hằng tháng người ta gửi tiền qua bưu điện, anh có ra Bưu điện Hà Đông nhận tiền được không, nhưng rồi nó cũng có biết đường mà đi nhận đâu. Các con thì mù chữ hết, chả đứa nào học hành gì”.
Căn nhà của ông Tưng giống như một ngôi nhà bỏ hoang.
Trong đó 5 đứa cháu nội của ông – con anh Thêm, em Thuận là “đỡ đỡ” nhất, là niềm an ủi duy nhất của ông, em 14 tuổi, đi theo ông ngoại làm thuê lấy miếng ăn. Em Hòa, em Chiểu nghĩ mãi mới nói được một câu. Còn em Tư (7 tuổi), em Năm (4 tuổi) thì từ bé đến giờ chả thấy nói một câu nào. Ông nói, có bận vợ chồng anh Thêm đi mò cua bắt ốc đến nửa đêm mới về nấu cơm cho con ăn, lắm hôm thì cả vợ cả chồng đi lang thang rồi ngủ ngoài cánh đồng; nói chuyện, hỏi chuyện, vợ chồng còn chẳng biết đường mà trả lời.
Video đang HOT
Ngồi nhớ lại một thời trận mạc, ông bảo lúc đó có biết chất độc da cam là cái gì đâu, chỉ thấy rừng cây rụng sạch lá không còn một chiếc. Ông cũng kể: “Tôi mới được nhận tiền chế độ 3 – 4 năm nay đấy, lúc đầu được 1,3 triệu đồng; lúc sau được 1,8 triệu; vừa rồi có giấy gọi đi khám lại nhưng tôi chưa đi, sau đấy thì xuống còn 1,5 triệu đồng”.
Được biết, gia đình ông năm nào cũng đội sổ nghèo trong làng. Tiền hỗ trợ chất độc da cam, ông cho vợ chồng anh Thêm nuôi con, còn ông nhận đan rổ xúc thuê, kiếm thêm tiền rau cháo qua ngày. Ông ngậm ngùi bảo, thỉnh thoảng người ta vẫn cho gạo đấy, nhưng ông không nấu đâu, nấu thì lại mất tiền điện, mất tiền gas.
Ông Tưng kể về hoàn cảnh gia đình mình.
Gia đình Nguyễn Văn Tăng hiện đang rất khó khăn. Cả gia đình nheo nhóc, nghèo khổ và do một tay người cựu chiến binh già gánh vác.
Trưởng thôn Võ Lao – ông Đỗ Văn Thiết, cho biết: Gia đình ông Tưng thuộc diện hộ nghèo nhất thôn. Ngoài trợ cấp chất độc hóa học, ông Tưng không có trợ cấp gì thêm. Mỗi dịp lễ Tết, thôn xóm có suất quà động viên. “Chúng tôi đến nhà vài lần, vận động vợ chồng anh Thêm đi viện khám, xin xác nhận bệnh tâm thần. Hai vợ chồng đều bảo không có tiền đi bệnh viện nên đến nay chưa có trợ cấp gì ngoài công nhận hộ nghèo”.
Theo Đ.D
Công an nhân dân/Cảnh sát toàn cầu
Trở lại chiến trường xưa, tình cờ tìm được mộ cháu
Sau 50 năm trở lại chiến trường xưa, ông Úc như vỡ òa trong niềm vui sướng khi tình cờ phát hiện mộ người cháu ruột hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ ngay trên chiến trường năm xưa ông từng chiến đấu.
Người lính ấy là ông Nguyễn Hữu Úc (quê ở xã Thanh Bình, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) từng chiến đấu ở đơn vị Trung đoàn An Lão của Sư Đoàn 3 Sao vàng góp phần giải phóng huyện An Lão vào ngày 7/12/1964. Phần mộ người cháu tình cờ ông tìm được là liệt sĩ Lê Quang Huy, hy sinh vào ngày 3/2/1975, đang yên nghỉ tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện An Lão.
Bật khóc khi thấy mộ cháu
Nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng An Lão (ngày 7/12/1964 - 7/12/2014), ngày 1/9, đông đảo cán bộ chiến sĩ, cán bộ lão thành cách mạng, các cựu quân nhân từng tham gia chiến đấu tại chiến trường huyện An Lão (tỉnh Bình Định) ở khắp mọi miền đất nước có dịp về Nghĩa trang Liệt sĩ huyện An Lão, thắp nén hương tưởng nhớ những anh hùng, liệt sĩ người đã anh dũng chiến đấu, hi sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Ông Úc quê ở Hà Nam tình cờ thấy mộ cháu mình trong chuyện trở về thăm chiến trường xưa tại huyện An Lão (tỉnh Bình Định)
Sau 50 năm quay lại chiến trường xưa, những người lính năm xưa nay đã đầu bạc, có người đã mất vì tuổi già, có người không về được vì tuổi cao... Thế nhưng, ở các anh vẫn mãi một ký ức không bao giờ quên.
Trong các đoàn về dâng hương, nhiều cựu chiến binh ghi chép tên tuổi đồng đội cũ, những người cùng quê để về báo cho người thân ở quê nhà. Sự diệu kỳ đến ngẫu nhiên, trong lúc thắp nén hương lên các phần mộ liệt sĩ, ông Úc không khỏi ngỡ ngàng trên phần mộ là tên cháu mình là liệt sĩ Lê Quang Huy hy sinh vào ngày 3/2/1975 tại Nghĩa trang huyện An Lão.
Trong niềm vui, ông Úc xúc động chia sẻ: "Vậy mà gần 40 năm qua gia đình chúng tôi chẳng biết cháu hi sinh ở đâu. Cha mẹ cháu mất sớm chỉ còn có anh trai nhưng điều kiện gia đình khó khăn nên không có điều kiện để đi tìm em. Không ngờ giờ đây lại tình cờ tôi lại tìm được nơi cháu an nghỉ. Cảm ơn chính quyền và nhân dân huyện An Lão đã cho cháu tôi nơi an nghĩ, lo hương khói. Lần này về quê tôi báo tin cho anh trai nó để chưa cháu về quê nhà yên nghỉ.
Xúc động gặp lại đồng đội sau 50 năm
Sau 50 năm, những cựu chiến binh từng góp phần giải phóng huyện An Lão, đưa 11.000 người dân thoát khỏi sự áp bức của bọn Mỹ - Ngụy có dịp về lại chiến trường xưa để thắp nén hương cùng lời trị ân sâu sắc cho các liệt sĩ đã anh dũng hy sinh để giải phóng quê hương An Lão Anh hùng.
Những người đồng đội sau 50 năm gặp lại nơi chiến trường ác liệt
Trong niềm tự hào, cựu chiến binh Bùi Thọ Tăng đơn vị đại đội 1, tiểu đoàn 3, Công Trường 2 (Sau này là đơn vị Sư 3 Sao vàng) quê ở tỉnh Quảng Trị nhớ lại: "Đêm ngày 7 sáng ngày 8/12/1964, nhận được lệnh cấp trên đánh địch chi viện từ huyện Bồng Sơn lên An Lão, khi đến đoạn Đồi Gò giáo, địch dừng lại và cho 6 chiếc Tăng, Thiết giáp lên thăm dò, lúc này, địch lọt vào trận địa phục kích của ta, đồng chí Bùi Thọ Tăng chỉ huy cùng với 3 khẩu đội ĐKZ 57 trực tiếp bắn tiêu diệt 6 xe tăng, thiết giáp của địch, địch hoản loạn rút chạy về huyện lỵ Hoài Nhơn.
Ông Đỗ Thành Công (83 tuổi, ở TP Đà Nẵng) thuộc đơn vị đặc công 409 năm xưa xúc động nói: "50 năm trở lại những tình cảm, hình ảnh bộ độ, cán bộ, chỉ hủy còn lại không bao giờ quên công ơn của Đảng, chính quyền và nhân dân huyện An Lão đã đùm bọc, giúp đỡ bộ đội, tình cảm giữa quân và dân như cá với nước. Khi ấy dưới sự kìm kẹp của Mỹ - Ngụy nhân dân vô cùng cực khổ. Thế nhưng, quan trọng khi ấy là nhân dân, cán bộ huyện An Lão đã giữ được bí mật tuyệt đối, nắm chắc tình hình. Khi thời cơ chín muồi quân ta đồng loạt nổ súng giải phóng hoàn toàn An Lão, người dân thoát khỏi sự đàn áp của địch".
Sau 50 năm ông Công (giữa) quê tận Đà Nẵng mới có dịp vào Bình Định cùng các đồng đội thăm ôn lại kỷ niệm thời đạn bom
Nói về chiến thắng giải phóng An Lão, cựu chiến binh Lương Đình Khâm (74 tuổi, xã Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn, Bình Định), người tham gia chiến dịch khẳng định: "Cho dù quân địch với vũ khí hiện đại nhưng quân dân ta đồng lòng quyết tâm tiêu diệt địch. Lấy ít thắng nhiều là chiến thuật của quân đội ta. Ở mỗi trận đánh mình phải biết chớp thời cơ, khi địch đang hỗn loạn thì bám lấy "thắt lưng"chúng mà đánh...".
Giờ đây, sau bao nhiêu năm được trở lại chiến trường xưa, những cựu chiến binh như ông Tăng, ông Công, Khâm... vui mừng, hạnh phúc khi thấy sự thay da đổi thịt của một vùng đất anh hùng từng bị Mỹ - Ngụy đàn áp năm nào.
Doãn Công
Theo dantri
VCCI không gửi tiền ngân sách lấy lãi để tiêu Tại cuộc họp báo sáng 16/7, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng trả lời thắc mắc về kết luận thanh tra tại VCCI. Ông Lượng khẳng định, đơn vị có sai phạm về thủ tục nhưng không có tiêu cực, sử dụng, chi tiêu sai tiền ngân sách. Trả lời một số câu hỏi của báo giới liên quan đến...