Cựu cầu thủ V-League lừa đảo các quý bà hơn 1 tỷ đồng
Cựu cầu thủ V-League cùng đồng bọn lập mưu lừa đảo quý bà ở Cần Thơ và Phú Yên hơn 1 tỷ đồng.
TAND TP Cần Thơ hôm nay xét xử sơ thẩm các bị cáo Nguyễn Hằng Tcheuko Minh (36 tuổi, người Cameroon, quốc tịch Việt Nam), Ifeanyi Matthew Anthony (29 tuổi, quốc tịch Nigeria) và Monthe De Fouda Paul Martial (30 tuổi, quốc tịch Cameroon) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Trong đó, Nguyễn Hằng Tcheuko Minh là cựu cầu thủ V-League, từng đá cho các đội Kiên Giang, Đồng Tháp và Đồng Nai.
Các bị cáo tại toà
Theo cáo trạng, nhóm bị cáo nói trên là người gốc châu Phi sinh sống, làm việc tại TP.HCM nên quen biết nhau.
Tháng 12/2017, thông qua một người đàn ông, Anthony biết có một nhóm người châu Phi tổ chức đường dây chuyên lừa đảo để chiếm đoạt tiền của phụ nữ thông qua mạng xã hội Facebook.
Kế hoạch của các đối tượng này sẽ kết bạn với những người phụ nữ rồi nhờ họ giữ giùm 1 lượng lớn tiền do đang ở nơi có chính trị bất ổn.
Khi xong nhiệm vụ những người này sẽ sang Việt Nam sinh sống và nhận lại tiền, đồng thời chi cho người phụ nữ giữ tiền 10%. Anthony tham gia, song không biết tiếng Việt nên đã rủ Minh cùng tham gia và được cựu cầu thủ V-League đồng ý.
Để thuận tiện cho việc giao nhận tiền của các “con mồi”, Minh nhờ bạn mở 2 tài khoản giúp. Với thủ đoạn tinh vi nói trên, Minh và đồng phạm đã thực hiện thành công 2 vụ lừa đảo tiền của quý bà ở Cần Thơ và Phú Yên.
Nguyễn Hằng Tcheuko Minh – cựu cầu từng đá cho một số đội bóng tại giải V – League tại thời điểm bị bắt giữ
Video đang HOT
Theo đó, bà Hằng (tên đã đổi, ở Phú Yên) quen với một người đàn ông tên Alex Tophen qua mạng xã hội. Quý bà ở Phú Yên được Alex nhờ giữ giùm 2,5 triệu USD, bà Hằng đồng ý.
Từ thông tin này, Minh đóng giả là nhân viên giao hàng, điện thoại cho bà Hằng để chuyển tiền nhận quà của Alex.
Bà Hằng đã chuyển cho Minh 7 lần với số tiền gần 530 triệu đồng. Sau nhiều lần chuyển tiền nhưng không nhận được 2,5 triệu USD, bà Hằng biết bị lừa đảo nên cắt đứt liên lạc với Minh.
Còn bà Hương (tên đã đổi, ở Cần Thơ) làm quen với một người đàn ông ngoại quốc xưng là quân nhân Hoa Kỳ tên Emmanuel qua Facebook. Bà Hương được người này nhờ giữ giùm 1 số tiền lớn để sau này về hưu sẽ sinh sống.
Sau khi bà Hương đồng ý, Minh đóng giả là nhân viên công ty ký gửi hàng hoá gọi điện yêu cầu quý bà Cần Thơ đóng phí Hải quan để nhận thùng quà từ Mỹ. Bà Hương tưởng thật nên chuyển cho Minh hơn 356 triệu đồng.
Tinh vi hơn, để bà Hương tiếp tục chuyển tiền, các đối tượng này hẹn “quý bà” Cần Thơ tại 1 khách sạn ở TP. HCM.
Tại đây, Martia đóng giả là nhà ngoại giao mang tiền từ nước ngoài về. Gã cũng chuẩn bị 1 vali tiền giả gồm những tờ giấy trắng cắt thành nhiều tờ có kích thước tương đương tờ tiền 50, 100 USD và EURO rồi đóng lại thành xấp. Trong đó, có vài tờ tiền là thật được phủ lên 1 lớp chất trắng.
Tại khách sạn, Martia lấy 2 tờ giấy trắng có hình dạng như tiền trong vali rồi dùng hoá chất bôi lên thì hiện ra tờ 100 USD. Gã rửa 2 tờ 100 USD rồi đưa cho bà Hương, nói muốn sử dụng số tiền trong vali phải mua hoá chất để rửa.
Martia yêu cầu bà Hương đưa 100.000 USD, do không đủ tiền nên người phụ nữ Cần Thơ đưa trước 25.000 USD.
Sau khi nhận tiền, Minh gọi điện cho bà Hương nói chính sách mua hoá chất tẩy rửa tiền đã thay đổi, ít nhất phải 50.000 USD mới mua được. Cựu cầu thủ này yêu cầu bà Hương đưa thêm tiền. Do không có tiền nên bà Hương xin chia thành nhiều lần và hẹn các đối tượng xuống Cần Thơ giao 160 triệu đồng. Lúc này, nghi ngờ mình bị lừa nên bà Hương báo công an. Khi các đối tượng đang nhận tiền của bà Hương tại 1 khách sạn ở Cần Thơ thì bị các trinh sát ập vào bắt quả tang.
Kết quả giám định kết luận, hóa chất mà các bị cáo dùng để “rửa tiền” là cồn Iốt, còn chất bột màu trắng phủ lên tiền có các thành phần Naphtalen, Silic, Magie. Riêng những xấp giấy trắng có kích cỡ như những tờ USD chỉ là loại giấy A4 thông thường.
Theo đó, những xấp giấy trắng có kích cỡ tờ tiền USD được in bằng một loại hóa chất không màu. Khi tác dụng với một số loại hóa chất, dưới ánh sáng của tia cực tím (UV) thì hình tờ tiền sẽ hiện lên.
Trong phiên xét xử, các bị cáo cho rằng cáo trạng quy kết là không đúng. Đồng thời, giữa 3 bị cáo còn có sự mâu thuẫn trong lời khai. Do đó, HĐXX quyết định hoãn phiên tòa để trả hồ sơ điều tra bổ sung.
Hoài Thanh
Theo vietnamnet
Chọn nghề vào đời: Sự lựa chọn cân não
Người ta vẫn nói: "Đại học không phải là con đường duy nhất để vào đời". Điều này hoàn toàn chính xác. Đường vào đời không phải là độc đạo. "Mọi con đường đều dẫn đến thành Rome".
Để sống được và cao hơn nữa là để sống một cuộc đời hạnh phúc, thành công, chúng ta có rất nhiều cách thức và sự lựa chọn khác nhau, tùy theo điều kiện, hoàn cảnh, nhận thức và quyết tâm của mỗi người.
Điều cốt yếu nhất là chúng ta sẽ chọn học ngành gì, làm nghề gì để nghề đó có thể vừa nuôi sống được bản thân, mang lại cho chúng ta niềm vui, những cơ hội thăng tiến tốt lại vừa giúp ích cho cộng đồng và xã hội? Câu hỏi này không dễ trả lời.
Đứng trước thời điểm mang tính quyết định, các bạn trẻ cần tỉnh táo để có những lựa chọn phù hợp. Ảnh: Quang Vinh.
Có người may mắn chọn được nghề phù hợp ngay từ đầu nhưng cũng có những người phải trả giá bằng thời gian, tiền bạc, sức khỏe mới có được đáp án chính xác cho mình. Vậy, để chọn được một ngành nghề phù hợp, chúng ta cần phải làm gì?
Có ba tiêu chí quan trọng cần lưu ý khi lựa chọn nghề nghiệp:
1. Chọn nghề mình có thể làm tốt nhất.
2. Chọn nghề mình yêu thích nhất.
3. Chọn nghề xã hội đang cần nhất.
Trước ngưỡng cửa vào đời, mỗi người phải tự tìm hiểu, so sánh, cân nhắc và tự đưa ra quyết định cuối cùng cho riêng mình. Ở trình độ lớp 9 hoặc lớp 12, các em học sinh cũng đã đuợc trang bị một phông nền kiến thức và khả năng tư duy nhất định rồi.
Từ nhỏ tới lớn, chúng ta đã từng trải qua biết bao nhiêu ước mơ về nghề nghiệp tương lai. Bé trai thì hay mơ thành chú công an, bộ đội, cầu thủ, bác sĩ, luật sư... Bé gái thích trở thành cô giáo, người mẫu, ca sĩ, diễn viên... Ước mơ về nghề nghiệp trong tương lai của trẻ con nhiều khi nó ngây thơ và hồn nhiên tới mức: ngày hôm nay vì ta thích ăn bim bim, kẹo mút... mà ta mơ lớn lên trở thành người bán hàng tạp hóa để được ăn quà vặt cho thỏa thích, ngày mai vì thích đọc truyện tranh quá ta lại đổi sang mơ trở thành chủ một hiệu sách thật to! Cái sở thích, đam mê nhiều khi nó rất dễ bị thay đổi. Vậy làm thế nào để biết mình thực sự đam mê công việc gì? Lại một câu hỏi khó được đặt ra.
Khi chúng ta làm một công việc mà chúng ta cảm thấy mình bị cuốn hút, càng làm càng say mê, tìm tòi khám phá, không thấy khó, không thấy khổ; càng khó, càng khổ càng hấp dẫn, thôi thúc bản thân muốn vượt qua mọi khó khăn để chinh phục những đỉnh cao của nghề; làm việc mà như đang tận hưởng, thưởng thức công việc, làm như không làm, luôn luôn có cảm hứng sáng tạo để phát triển... thì đó đích thực là một công việc dành cho bạn. Nhưng vấn đề là chúng ta phải quyết định chọn một nghề khi chúng ta chưa hề được làm thử mà hoàn toàn chỉ tìm hiểu nó trên lý thuyết, qua hình ảnh và quan sát từ người khác mà thôi thì sự nhầm lẫn vẫn có thể xảy ra.
Thật chẳng có gì sung sướng bằng việc chúng ta được tự do chọn nghề, chọn công việc theo đúng sở thích, năng lực của mình. Đấy gọi là "người chọn nghề chủ động", chúng ta được quyền tự lựa chọn và tự chịu trách nhiệm về sự lựa chọn ấy. Nhưng cũng có rất nhiều người phải "chọn nghề thụ động", tức là chọn nghề theo hoàn cảnh, theo ý muốn và sự sắp đặt của người khác mà cụ thể là bố mẹ. Chỉ vì bố mẹ hoặc người thân công tác lâu năm trong nghề, có sẵn "suất thế chân" hoặc có mối quan hệ ngoại giao tốt để xin việc sau khi con ra trường nên chọn học ngành đó. Có được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp là mơ ước của tất cả mọi học sinh - sinh viên. Có em học sinh nhà nghèo quá, không đủ tiền ăn học mấy năm trời nên quyết tâm thi vào các trường được bao cấp trong suốt quá trình ăn học lẫn đảm bảo đầu ra, được bố trí việc làm sau khi ra trường như công an, an ninh, quân đội... mặc dù em thích làm nghề khác.
Nhưng dễ dàng xin được việc không có nghĩa là công việc ấy dễ làm, không phát sinh khó khăn. Bất cứ một ngành nghề, một công việc gì cũng có lúc nọ lúc kia, lúc thăng lúc trầm, có niềm vui và khó khăn riêng của nghề ấy. Nếu không thực sự yêu nghề, đam mê công việc, chúng ta sẽ không đủ kiên nhẫn để vượt qua thử thách, cảm thấy nhàm chán, dễ nản lòng, thối chí và bỏ cuộc. Phải làm một công việc mình không thích cũng giống như việc chúng ta phải chung sống với một người mà chúng ta không có tình yêu thương. Điều đó thật nhàm chán và tẻ ngắt, thậm chí như một sự tra tấn, cực hình.
Bên cạnh những yếu tố chủ quan, chúng ta cũng cần xét các yếu tố khách quan khi chọn nghề. Chúng ta làm việc tức là chúng ta bán sức lao động. Vậy thì chúng ta phải tuân theo quy luật "cung - cầu". Chúng ta không chỉ bán thứ chúng ta có mà cần phải bán thứ thị trường cần thì mới đắt hàng được. Nhu cầu nhân lực của xã hội không cố định, không bất biến mà có tính thời điểm, thậm chí thay đổi với tốc độ chóng mặt. Ngành này, nghề này năm nay đang hot, thí sinh đâm đơn vào ầm ầm, điểm tuyển sinh cao chót vót, người làm nghề hái ra tiền nhưng có khi chỉ một vài năm sau nó đã trở nên lỗi thời, mất vị thế. Bởi vậy, để chọn được một nghề có tuổi thọ lâu dài cũng không hề đơn giản chút nào, nếu không nói là vô cùng cân não, có khi còn hên xui.
Thị trường lao động Việt Nam luôn luôn xảy ra tình trạng "thừa thầy - thiếu thợ". Ai cũng mong mình đỗ đại học để được làm công việc trí óc, nhàn hạ hơn, thu nhập cao hơn, có cơ hội thăng tiến tốt hơn công việc lao động chân tay thuần túy nên lĩnh vực sản xuất, thi công... luôn khan hiếm thợ có tay nghề, đặc biệt là thợ bậc cao. Nhiều cử nhân vừa ra trường đã ngay lập tức thất nghiệp. Người có điều kiện kinh tế thì tiếp tục theo học lên các bậc cao hơn để chờ cơ hội xin việc. Người bị thúc ép về kinh tế thì buộc phải vứt bằng cử nhân vào xó tủ để làm tạm công việc gì đấy kiếm sống qua ngày, cho dù trái ngành trái nghề hoặc lao động phổ thông. Thậm chí có nhiều người còn phải đăng ký học thêm nghề mới, lãng phí 4 - 5 năm trời ăn học đại học.
Để khắc phục tình trạng "thừa thầy - thiếu thợ", hạn chế lãng phí chi phí đào tạo, để "cung" sát với "cầu" hơn thì Chính phủ đã phê duyệt đề án "Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông giai đoạn 2018-2025", trong đó đáng chú ý là: "Mục tiêu đến năm 2025 sẽ có ít nhất 40% học sinh tốt nghiệp THCS "rẽ ngang" sang học nghề ở trình độ sơ cấp, trung cấp; ít nhất 45% học sinh tốt nghiệp THPT sẽ tiếp tục học nghề ở trình độ cao đẳng". Đấy là chính sách vĩ mô từ trung ương. Còn bản thân mỗi học sinh cũng cần tự đánh giá năng lực của mình và tham khảo nhu cầu của thị trường lao động mà quyết định học tiếp lên cao hay rẽ ngang đi học nghề cho phù hợp.
Không có nghề nào không cao quý, không có nghề nào tự thân nó phân biệt đẳng cấp sang - hèn, sự phân biệt chẳng qua là do con người tự đặt ra và gán cho nó thôi. Mỗi một nghề chân chính đều có giá trị và sự cần thiết riêng. Tự mình làm việc để nuôi sống mình, mang lại lợi ích cho gia đình, góp phần xây dựng xã hội phồn vinh, hạnh phúc thì đều được tôn trọng. Thầy cô, cha mẹ và các tổ chức giáo dục, các trung tâm môi giới - tuyển dụng lao động cần quan tâm, tư vấn, hướng nghiệp cho các em để các em có được sự lựa chọn đúng đắn nhất, sáng suốt nhất, sát với thực tế nhất. Để mỗi em sau khi học nghề, ra đời có thể nhanh chóng tìm được việc làm và làm việc bằng tất cả sự háo hức, say mê, nghiên cứu, cống hiến, chinh phục được nhiều đỉnh cao trong sự nghiệp. Hay chí ít ra, cũng cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc khi được làm nghề mình đã chọn, đã học. Để mỗi giây phút, mỗi giờ, mỗi ngày, được sống và làm việc là niềm vui chứ không phải là áp lực hay gánh nặng trách nhiệm.
Bất cứ sự lựa chọn sai lầm nào cũng phải trả giá. Có những sai lầm phải trả giá bằng cả một cuộc đời, không thể làm lại được. Sai lầm khi chọn nghề sẽ phải trả giá bằng tiền bạc, thời gian, công sức và cơ hội thành đạt. Tôi mong các bạn trẻ khi đứng trước những thời điểm mang tính quyết định, hãy bình tĩnh, tỉnh táo, khôn ngoan để phân tích, lựa chọn và có được quyết định lựa chọn nghề nghiệp phù hợp nhất cho bản thân mình. Khi thấy không phù hợp thì dám bước ra khỏi "vùng an toàn" để thay đổi và làm lại.
Phố Hoa
Theo daidoanket
Vợ chưa thể quên Reyes, vẫn đăng ảnh chồng và con gái Góa phụ của Jose Antonio Reyes khoe ảnh cho thấy sự giống nhau khó tin của cầu thủ với cô con gái nhỏ. Reyes và con gái út Triana. "Cầu thủ quá cố Jose Antonio Reyes vẫn còn hiện diện trong cuộc sống của những người trong gia đình và đặc biệt là góa phụ Noelia Lopez, người phụ nữ thường xuyên nhắc...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

573 nhãn hiệu sữa giả, 11 công ty và doanh thu gần 500 tỷ đồng

Khống chế đối tượng "múa dao" gây rối tại khu vực cửa khẩu quốc tế Lào Cai

Vụ 573 nhãn hiệu sữa giả cho trẻ em, thai phụ: Thu gần 27.000 hộp sữa

Công an tỉnh Tiền Giang triệu tập 24 thanh, thiếu niên gây rối trật tự công cộng

Xử lý nghiêm hành vi đánh người sau khi va chạm giao thông

Phi vụ ship ma tuý từ biên giới giáp Lào vào nội địa bất thành

Nhóm "trẻ trâu" cầm mã tấu vào quán nước chém 3 người nhập viện

Vụ xách ngược trẻ 20 tháng tuổi, đánh đập dã man: Công an vào cuộc điều tra

Phó Giám đốc Công an Cần Thơ thông tin về vụ án xảy ra tại Công ty CIPCO

3 đối tượng tổ chức tài xỉu online, lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Đòi tiền không được, đánh bạn gái gây thương tích

Nữ chủ quán cà phê tử vong bất thường trong tình trạng khỏa thân
Có thể bạn quan tâm

Trúc Anh (Mắt Biếc) có tình mới sau 1 tháng lộ chuyện chia tay bạn trai đạo diễn?
Sao việt
23:58:30 12/04/2025
Sốc: Sơn Tùng bị fan cuồng lao thẳng vào người khi đang trên sân khấu, để lộ vết xước gây xót xa
Nhạc việt
23:55:05 12/04/2025
Bất ngờ vì láng giềng của Dải Ngân hà đang bị xé toạc
Thế giới
23:48:32 12/04/2025
Không chỉ "chủ tịch showbiz", các nghệ sĩ nam này từng công khai ủng hộ băng vệ sinh cho chị em phụ nữ
Sao âu mỹ
23:41:39 12/04/2025
Động thái của Matic sau màn chế nhạo Onana
Sao thể thao
22:47:59 12/04/2025
Em gái của nàng công chúa đẹp nhất Châu Âu chọn lối đi riêng, không theo con đường của chị gái
Netizen
22:47:45 12/04/2025