Cựu cầu thủ mưu sinh bên bàn vé số
Từng chơi cho đội Thương Khẩu Sài Gòn ( Cảng Sài Gòn sau này) rồi làm HLV trong một thời gian ngắn nhưng cuộc sống của cựu trung vệ Lê Đình Thi (sinh năm 1942) bây giờ “gắn chặt” với bàn bán vé số trước hẻm nhà mình ở đường Cống Quỳnh (TP.HCM).
Ông Lê Đình Thi bên bàn vé số trên đường Cống Quỳnh trưa 2-1-2013 – Ảnh: N.K.
21 tuổi, Lê Đình Thi đã được nhiều người biết đến sau khi chơi nổi bật trong màu áo đội tuyển Cần Thơ (thua 0-1) trước đội Nguơn Lãng (Hong Kong) do “cầu vương” Lý Huệ Đường dẫn dắt trong trận giao hữu trên sân Cửu Long năm 1963. Qua trận đấu đó, trung vệ trẻ có lối chơi lăn xả và kèm người dai như đỉa này đã được mời lên Sài Gòn khoác áo đội bóng nổi tiếng Thương Khẩu Sài Gòn. Không chỉ được thi đấu bên cạnh các tên tuổi lớn của bóng đá Sài Gòn lúc bấy giờ như Võ Bá Hùng, Trần Ta, Nguyễn Thành Sự…, Đình Thi còn có dịp đối mặt với những tên tuổi khác khi thi đấu ở hạng danh dự.
Nhưng đời cầu thủ của trung vệ Lê Đình Thi cũng long đong. Chơi cho đội Thương Khẩu Sài Gòn chưa được bao lâu, ông bị chuyển về đá cho đội bóng Phủ Tổng Thống vào năm 1967 sau khi chế độ Ngô Đình Diệm bị lật đổ. Một năm sau ngày đất nước giải phóng, ông đầu quân cho đội Xí nghiệp Ôtô vận tải và đảm nhiệm công tác đào tạo trẻ của đội. Nhưng cũng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, đội trẻ lại bị giải thể. Sau đó ông phải đi đá cho các đội lão tướng của Sài Gòn để tiếp tục giữ niềm đam mê bóng đá của mình.
Video đang HOT
Khi ông mải mê đi đá bóng thì người vợ kê bàn bán vé số trên vỉa hè đường Nguyễn Đình Chiểu (nơi gia đình ông ở nhờ người thân) để kiếm tiền nuôi gia đình. Rồi vợ ông mắc bệnh tim mạch, hai vợ chồng quyết định chuyển về căn nhà nhỏ nằm trong hẻm đường Cống Quỳnh mà ba mẹ cho vào những năm đầu thập niên 1980. Và thế là ngày ngày ông lại ra đầu hẻm ngồi bán vé số thay vợ để kiếm tiền mua thuốc cho vợ và nuôi con trai nhỏ.
Thấm thoát mà đã gần 30 năm ông ngồi bán vé số ở đường Cống Quỳnh. Ngày trước chưa có nhiều người đi bán vé số dạo ông cũng kiếm được kha khá. Còn bây giờ một tháng có khi ông chỉ kiếm được 1,2 triệu đồng. Người con trai cũng không thể giúp gì cho ba mẹ già khi tiền lương đứng bán ở cây xăng cũng chỉ đủ lo cho gia đình của mình. 1,2 triệu đồng tiền lời bán vé số không đủ cho hai vợ chồng già chi tiêu hằng tháng nói chi là tiền mua thuốc uống của hai vợ chồng hơn 2 triệu đồng/tháng. May mà hai vợ chồng còn căn nhà ở Cần Thơ mỗi tháng cho thuê cũng được 2 triệu đồng, rồi tiền bà con ở nước ngoài hằng tháng gửi cho một ít nên cũng đủ vá víu sống qua ngày.
Ngồi trò chuyện cùng ông trong những ngày đầu năm mới vào trưa 2-1-2013, ông già 71 tuổi này vẫn giữ nụ cười lạc quan vào cuộc sống. Ông bảo mình vẫn thường xuyên theo dõi bóng đá nước nhà và thấy cầu thủ đang thất nghiệp khá nhiều sau khi nhiều ông bầu bỏ bóng đá. Ông nói: “Tình trạng thất nghiệp của các cầu thủ chắc cũng tạm thời vì họ còn trẻ và có nhiều cơ hội chơi bóng hơn chúng tôi ngày trước. Như tôi khi giải nghệ đã lớn tuổi và không thể làm công việc gì khác. Điều quan trọng là họ phải biết quý trọng sự nghiệp của mình chứ đừng để một ngày nào đó rơi vào hoàn cảnh như tôi thì buồn lắm”.
Theo TTVH
Sách hay: Ba là bóng mát đời con
Bằng lối viết kể chuyện nhẹ nhàng và gần gũi, tác giả thủ thỉ kể lại cho chúng ta nghe những câu chuyện giản dị về tình cha con.
" Tình phụ tử thật thiêng liêng, như có một sức mạnh thần kỳ" - Đó là một dòng viết ý nghĩa và cũng là chủ đề của cuốn sách có cái tên giản dị "Ba là bóng mát đời con". Cuốn sách là tập hợp những câu chuyện xúc động về tình phụ tử, về những người cha đức độ, giàu lòng hi sinh và luôn hết mực yêu thương con cái.
Mở đầu, cuốn sách kể về một người cha dù đang mắc căn bệnh ung thư quái ác nhưng vẫn cố gắng tỏ ra lạc quan, yêu đời và là chỗ dựa tinh thần cho vợ con, là người lặng lẽ dành dụm tiền tham gia hợp đồng bảo hiểm tài chính trọn đời để chăm lo cho con cái đến khi trưởng thành sau khi ông mất đi. Không chỉ thế, người cha ấy còn là tấm gương sáng cho cô con gái nhỏ bởi ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống của mình. "Khi ba là một chàng trai tỉnh lẻ, bắt đầu từ công việc thấp nhất để có tiền đóng học phí cho những năm học đại học. Có trong tay tấm bằng, ba nộp đơn xin việc khắp nơi nhưng các công ty đều từ chối chỉ vì ba không có hộ khẩu thành phố. Ba vẫn kiên cường, vươn lên để thoát khỏi những khó khăn. Rồi ba được nhận vào làm việc bán thời gian cho một công ty nước ngoài, ba phấn đấu làm việc hết việc, cuối cùng người ta cũng nhận thấy năng lực của ba".
Bằng lối viết kể chuyện nhẹ nhàng và gần gũi, tác giả thủ thỉ kể lại cho chúng ta nghe những câu chuyện giản dị về tình cha con, khơi dậy trong những kỷ niệm thân thương về thời thơ ấu bên cạnh người cha yêu dấu của mình. Đó là những buổi học, được ba đón về trên chiếc xe cà tàng, được ba đưa đi ăn món kem bảy sắc cầu vồng yêu thích. "Những viên kem đủ màu và trái cây tươi thật ngọt ngào làm sao. Bé Ni thích màu kem dâu, con bé háu ăn làm cho mặt mũi tèm lem. Trong khi con ăn từ tốn, nhận xét hương vị mỗi loại kem khác biệt nhau. Ba là người hạnh phúc nhất, ba mỉm cười và hướng ánh mắt hiền từ nhìn chúng con". Mỗi lần đi ăn kem, con chọn ngồi chiếc ghế màu da cam, em gái thích màu hồng. Còn ba ngồi chiếc ghế màu tím. Ba bảo màu tím là màu chung thủy, trái tim ba lúc nào cũng có mẹ và các con".
Cuốn sách cũng khiến nhiều người đọc giật mình sực nhớ về thời trẻ con ngây thơ với những suy nghĩ non nớt, những câu nói vô tình khiến cha buồn. Ba nói "ba cũng thích ăn kem bảy sắc cầu vồng lắm. Con sẽ đãi ba chứ?" và đứa con gái nhỏ lúc ấy chỉ biết bắt đầu tính toán: "50 ngàn cho bảy viên kem. Mỗi ngày, ba cho con tiền tiêu vặt, con dư sức tiết kiệm một ít. Nhiều tuần cộng lại, con có thể đãi ba một ly kem bảy màu. Nhưng chuyện này con chưa nghĩ tới, bởi vì để dành tiền mua kem, dường như là một chuyện xa xỉ, không cần thiết". Để rồi, đến khi người cha đã đi xa mãi mãi, cô con gái mới hiểu rằng đã quá muộn để có thể dành dụm tiền đãi ba một li kem bảy màu. Nhưng câu chuyện ấy đã giúp con gái nhận ra một bài học ý nghĩa rằng: "Đôi khi hai chữ "cám ơn" thôi chưa đủ, chúng ta cần phải thể hiện lòng biết ơn với người mà chúng ta mang ơn".
Trên đây chỉ là một trong số 17 câu chuyện mà tác giả Lê Đình Thi kể cho chúng ta nghe trong cuốn " Ba là bóng mát đời con". Hãy tiếp tục đọc những trang tiếp theo của cuốn sách để cảm nhận sâu sắc tình cảm cha con thiêng liêng bạn nhé. Gấp cuốn sách lại, Tiin chắc hẳn bạn sẽ chiêm nghiệm và có cách riêng để yêu thương người cha đáng kính của mình đấy!
Tên sách: Ba là bóng mát đời con
Tác giả: Lê Đình Thi
NXB Văn hóa thông tin
Giá bìa 35.000 đồng
Theo Tiin
Tạm giữ container hàng đã qua sử dụng Đại diện Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 4 (thuộc Cục Hải quan TP.HCM) cho biết vừa thực hiện lệnh khám xét 1 container hàng nhập khẩu của Công ty TNHH Q.A.K vào ngày 28.12. Trong container có gần 800 máy lạnh, xe đạp, đàn ghi ta, nồi cơm điện... đã qua sử dụng, thuộc danh mục cấm nhập khẩu,...