“Cứu’ cầu Long Biên: Giữ không được, dịch không xong

Theo dõi VGT trên

Được coi là chứng nhân lịch sử, là di sản của thủ đô nên việc giữ nguyên hiện trạng cầu Long Biên là mong mỏi của hầu hết người dân. Tuy nhiên trên thực tế, giữ nguyên hay xây mới là bài toán khó của ngành giao thông.

Xóa di sản là xóa ký ức

Sau khi Bộ GTVT đề xuất 3 phương án trong dự án bảo tồn cầu Long Biên, đã có nhiều ý kiến được đưa ra, trong đó hầu hết đều mong muốn giữ nguyên hiện trạng như hiện tại.

Cầu Long Biên hiện tại

Cứu cầu Long Biên: Giữ không được, dịch không xong - Hình 1

Chia sẻ trên TS, nhiều độc giả cho rằng, cây cầu ấy không đơn thuần chỉ là một công trình giao thông mà là công trình lịch sử, là di sản, là biểu tượng, là ký ức vắt qua 3 thế kỷ, qua 2 cuộc kháng chiến của người dân Thủ đô. Xóa bỏ cây cầu là xóa bỏ ký ức.

“Hãy giữ nguyên trạng cầu Long Biên, một di sản mà không phải quốc gia hay thành phố nào trên thế giới cũng có được”, anh Nguyễn Văn Tuân chia sẻ.

Đồng quan điểm, bạn đọc Đặng Tiến Thành cho rằng nên bảo tồn dạng bảo tàng nguyên vị trí vì nó gắn liền với thời gian và lịch sử.

“Cầu có thể xây mới, làm mới nhưng không thể làm lại lịch sử. Ngoài giá trị sử dụng, cầu Long Biên còn có giá trị thẩm mỹ về mặt kiến trúc, thậm chí có thể liệt kê vào dạng hiếm hoi trên thế giới. Chúng ta đang có đồ quý, tại sao lại muốn dẹp bỏ”, anh Thành đặt câu hỏi.

Nhắc lại bài học của ngành giao thông cách đây 30 năm đối với cầu Hiền Lương (Quảng Trị), độc giả Vũ Minh cho rằng Bộ GTVT nên nghiên cứu và cân nhắc kỹ để tránh sai lầm.

“Chúng ta không thể chạy tàu hơi nước mãi, việc một thành phố có tới chục cây cầu đi nữa cũng là phù hợp với xu hướng phát triển, việc xây mới một cây cầu theo đó là tất yếu. Tôi thấy không có lý do gì để phải di dời hay xây mới cầu Long Biên cả.”, anh Minh nêu quan điểm.

“Tôi có dịp đến Paris và lên tháp Eiffel, tôi tự hỏi cái tháp Eiffel ở Pháp đến tận bây giờ vẫn còn mới, một ngày đón hàng ngàn lượt khách đến thăm quan. Nhìn lại cây cầu Long Biên xây cùng thời kỳ đó mà giờ xuống cấp trầm trọng.

Hiện tại phía Pháp cũng có nguyện vọng bảo tồn nguyên trạng cầu Long Biên và cam kết tài trợ tiền. Cầu không ở nước họ, họ còn muốn giữ vậy sao ta lại muốn biến nó thành phế tích?”, độc giả ở địa chỉ vuvanminh@… đặt câu hỏi.

Thẳng thắn hơn, bạn đọc Hoàng An cho rằng, cả 3 phương án của Bộ GTVT đều không đảm bảo cho cầu Long Biên tính nguyên vẹn, vậy lấy đâu ra ý nghĩa bảo tồn.

“Không thể lấy giá trị kinh kế để xâm hại cả một di sản”, độc giả này nhấn mạnh.

Video đang HOT

Bài toán khó của ngành giao thông

Bên cạnh những ý kiến không đồng thuận, nhiều bạn đọc chia sẻ khó khăn với ngành giao thông khi lên phương án bảo tồn cây cầu hơn 100 năm tuổi này.

Bạn đọc Phạm Anh cho biết, nếu xây dựng một cây cầu mới, chi phí di dời, thay đổi cung đường sắt sẽ kéo thêm cả núi tiền so với việc xây cầu mới ở vị trí hiện tại.

Cứu cầu Long Biên: Giữ không được, dịch không xong - Hình 2

Phối cảnh Cầu Long Biên trong tương lai

Phân tích sâu thêm, độc giả Nam Phan cho rằng, khi xây cầu mới ra chỗ khác, nền đường sắt cũ sẽ không tận dụng được, lại phải giải phóng mặt bằng mới bao gồm cả Hàng Đậu, Hàng Than kéo lên đến Nguyễn Trung Trực. Chi phí sẽ rất tốn kém và có thể dân không đồng ý.

Trong khi đó nếu xây cầu tại tim cầu Long Biên hiện tại sẽ tận dụng được luôn tuyến đường sắt cũ để nối vào dự án tuyến đô thị số 1.

Ngay cả trong trường hợp cả 3 phương án không được chấp thuận, Bộ GTVT sẽ phải nghiên cứu phương án sửa chữa, nâng cấp để nâng giá trị sử dụng của cây cầu có tuổi thọ hơn 100 năm tuổi. Đây là điều không dễ khi mọi thứ đã quá cũ nát và chắp vá

“Nhiều người chỉ xét trên khía cạnh văn hóa, di sản và lịch sử mà quên không cân nhắc đến các yếu tố kinh tế, thi công. Đây là bài toán khó, chứ không đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ”, độc giả Nam Phan chia sẻ với ngành giao thông.

Trên diễn đàn cầu đường, bạn Nguyễn Phong cũng phân tích: “Không đồng ý xây mới, không di dời nhưng cầu đã quá cũ, theo thời gian sẽ không đảm bảo lưu thông. Vậy cách duy nhất là nâng cấp, sửa chữa. Khi ấy cũng không khác gì dựng lại cầu Long Biên với toàn bộ kết cấu mới, chỉ còn lại hình dáng cũ. Mà mới quá sẽ bị nói là mất giá trị lịch sử. Quả là ngành giao thông cũng đau đầu”.

Nhiều độc giả hiến kế, ngành giao thông nên tham khảo các chuyên gia về cầu của các nước Pháp và Nhật trước khi quyết định và phải đặt tính hiệu quả lên hàng đầu.

“Theo tôi nên làm hầm ngầm qua sông Hồng, để thủ đô ngàn năm văn hiến có di sản để lại cho đời sau nên bảo tồn nguyên vẹn cho cây cầu cũ”, độc giả Vũ Ngọc Diện gợi ý.

Bạn đọc Khánh Toàn lại hiến kế: “Hãy làm lại toàn bộ cầu Long Biên mới theo như thiết kế ban đầu (1902). Chọn 3 nhịp cầu cũ (để nguyên hiện trạng) di dời lên phía thượng lưu để bảo tồn”.

Trong khi đó phần đông ý kiến đều cho rằng, số tiền 9.000 tỷ hoàn toàn đủ để xây một cây cầu mới.

Bạn đọc ở địa chỉ phong.dang2011@… dẫn chứng: “Tôi thấy nên giữ nguyên câu Long Biên như hiên tại Tại sao di dời và bảo tồn 1 cái cầu cũ mà hết 9.000 tỷ đồng ??? Không hiểu tính thế nào? Xây cầu Cần Thơ mới hết có 4,5 nghìn tỷ. Cầu rồng Đà Nẵng cũng chỉ có 1,5 nghìn tỷ. Mà tại sao lại kết hợp được cả du lịch?

Vậy tốt nhất nên bảo tồn cầu cũ, còn đường sắt và ga ta chuyển sang ven sông phía đông sông Hồng. Như thế vừa hiện đại hóa đường sắt vừa hiện đại hoá ven sông phía đông đáp ứng được cả mọi tiêu chí”.

Đ.Tâm (tổng hợp)

Theo_VietNamNet

"Muốn bảo tồn cầu Long Biên thì phải giữ hình dáng, chức năng ban đầu"

"Muốn bảo tồn cầu Long Biên thì phải giữ đúng hình dáng ban dầu, với chức năng là cây cầu cho đường sắt, người đi bộ và xe cơ giới nhẹ. Nếu không như vậy, nó không còn là cây cầu Long Biên trước đây nữa", GS. TSKH Lã Ngọc Khuê, Nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải trao đổi với VnMedia.

- Bộ Giao thông Vận tải vừa đưa ra 3 phương án xây dựng mới và bảo tồn cầu Long Biên. Quan điểm của GS về việc này thế nào?

GS. Lã Ngọc Khuê: Việc Bộ Giao thông Vận tải và UBND Hà Nội đưa ra 3 phương án xây mới và bảo tồn cầu Long Biên gần đây là việc làm hết sức có trách nhiệm vừa để bảo tồn được cây cầu vứa để phát triển tuyến đường sắt đô thị phục vụ giao thông công cộng ngày càng ùn tắc nặng nề.

Cần phải hiểu rằng, đi đến bước này, Bộ Giao thông Vận tải và UBND Hà Nội đã trải qua gần chục năm với rất nhiều đề xuất và phương án khác nhau. Đầu tiên phương án được đưa ra là làm một cầu đường sắt đô thị cách đó 50 mét. Tuy nhiên, nếu làm như vậy sẽ làm cho không gian kiến trúc bị phá vỡ, dồn nén nặng nề ở trung tâm thành phố cho nên phương án đó không được chấp nhận.

Sau đó, lại chuyển sang một phương án khác là làm cầu đường sắt đô thị dịch chuyển lên 186 mét về phía Bắc. Phương án này sẽ phải phá nhiều tuyến phố từ Bốt Hàng Đậu qua Hàng Than đến Nguyễn Trung Trực...

Mặt khác, việc giải phóng mặt bằng ở khu "đất vàng" này thì chưa thể nào tính hết được. Nhân dân ở đây đã sống lâu đời và cũng kế cận không gian khu phố cổ, cho nên cũng không đồng tình với phương án này. Vì vậy, qua nhiều năm nay không xử lý được.

Muốn bảo tồn cầu Long Biên thì phải giữ hình dáng, chức năng ban đầu - Hình 1

Bộ Giao thông vừa đưa ra 3 phương án để xây mới và bảo tồn cầu Long Biên. Ảnh: Internet.

- Mới đây, đại diện Sở Giao thông vận tải nêu ý kiến cho rằng nên bảo tồn nguyên trạng cây cầu, đồng thời sửa chữa, nâng cấp tải trọng để phục vụ giao thông. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là nếu bảo tồn thì sẽ phải bảo tồn như thế nào cho đúng, thưa GS?

Trong lúc còn có nhiều ý kiến khác nhau, tôi cho rằng chúng ta phải tìm cách để đi đến đồng thuận. Muốn vậy, phải dựa trên nguyên tắc, còn nếu chúng ta thảo luận mà không có nguyên tắc làm chuẩn sẽ rất khó kết luận.

Ý kiến cá nhân của tôi là phải làm sao để bảo tồn không mâu thuẫn với phát triển. Cho nên phải cố gắng làm thế nào để giữa cái bảo tồn và phát triển sống chung với nhau, đừng vì bảo tồn mà hy sinh phát triển, nhưng cũng đừng vì phát triển mà hy sinh bảo tồn.

Vấn đề thứ hai, khi bảo tồn một đối tượng, phải bảo tồn về không gian, hình dáng, kết cấu...nhưng quan trọng là phải bảo tồn đúng chức năng và công năng của nó.

Ví dụ như, ta bảo tồn khu phố cổ Hội An thì dân vẫn sống ở đó, vẫn sinh con đẻ cái, kinh doanh... chứ không phải rào lại chỉ cho người vãn cảnh xem ở bên ngoài. Bảo tồn như vậy mới có giá trị. Hoặc bảo tồn một cái chùa thì sau đó vẫn để cho người dân đến làm lễ chứ không phải ta rào lại vì sợ hư hại không cho ai vào. Nói một cách khác, bảo tồn thì phải làm sao cho đối tượng "sống" được chứ không phải làm cho nó "chết đi".

Ở đây, nó là cây cầu, muốn bảo tồn thì trước hết nó phải là cây cầu. Cầu thì phải dùng cho giao thông. Ở đây là giao thông đô thị. Điều cần nhấn mạnh rằng đây vốn dĩ là một cây cầu đường sắt.

Năm 1902, khi khánh thành chỉ để chạy tàu đường sắt. Hai bên có lan can cho người đi bộ; sau đó, hơn 10 năm, người Pháp mới mở ra hai bên cánh gà có đường cho ô tô hạng nhẹ. Bây giờ bảo tồn thì phải giữ đúng chức năng là cây cầu. Giữ đúng công năng cho cả đường sắt, người đi bộ và xe cơ giới nhẹ. Còn nếu không đúng như vậy, nó không còn là cây cầu Long Biên trước đây.

Nguyên tắc thứ ba là chúng ta cố gắng tối đa giữ cho được hình dáng, vẻ đẹp và không gian. Việc này đương nhiên chúng ta phải làm.

Xuất phát từ đó thì thấy phương án số 2 mà Bộ Giao thông vận tải và UBND Hà Nội đưa ra là rất hợp lý. Vẫn cho đường sắt hoạt động, vẫn cho xe cơ giới nhẹ đi qua và vẫn xây dựng với dáng vẻ của giàn thép như ngày xưa. Như vậy, về tổng thể vẫn là cây cầu Long Biên như trước đây. Vẫn vị trí cũ, công năng, chức năng, hình dáng như cũ... Vậy tại sao lại bảo đây không phải là cầu Long Biên nữa?.

- Tuy nhiên, nếu bảo tồn như vậy, nhiều ý kiến e ngại sẽ mất đi tính "cổ" của cây cầu. GS nói sao về điều này?

Theo tôi, không khác gì nét cổ cả, vì hình dáng vẫn thế không thay đổi. Bây giờ nhiều ý kiến cho rằng không được đụng đến và giữ nguyên trạng cây cầu hiện nay. Tuy nhiên, nếu giữ nguyên trạng cây cầu hiện nay có còn là cầu Long Biên nữa không?.

Cây cầu Long Biên ngày xưa dài hơn 1.600 mét với 19 nhịp. Sau một thế kỷ sử dụng và bị chiến tranh tàn phá nặng nề, quá nửa số nhịp (10 nhịp đã bị phá hoại hoàn toàn). 9 nhịp còn lại thì 2 nhịp số 6 và 8 bị phá hoại một phần, phải gia cố lại.

Hơn nữa, 9 nhịp còn lại hiện nay nhiều chỗ bị han gỉ rất nhiều. Các trụ cũng bị hư hại nhiều. Nhiều nhịp bây giờ đang phải kê đỡ bằng các trụ tạm. Cho nên nếu giữ nguyên trạng cây cầu hiện nay thì đây không phải là cây cầu Long Biên ngày xưa. Đấy là cái người ta nối ghép, chắp vá từ những mảnh vỡ của thời gian và chiến tranh còn lại chứ không phải là cầu Long Biên mà chúng ta hoài vọng như những gì vốn có của những năm 1967 vế trước.

Ví như có một ngôi chùa cổ bị sập đi hơn một nửa, phần còn lại cũng xuống cấp nặng nề, nếu không trùng tu lại toàn bộ mà giữ nguyên sự đổ nát như vậy mà lại bảo rằng như thế là bảo tồn ngôi chùa cổ là không đúng.

Cho nên, nếu nói bảo tồn cầu Long Biên thì chắc chắn phải thực hiện phương án 2 như Bộ Giao thông vận tải và UBND Hà Nội đã đề xuất.

- Xin cảm ơn GS về cuộc trao đổi!

Xuân Tùng - (Thực hiện)

Theo_VnMedia

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Xe cứu thương bốc cháy dữ dội tại sảnh phòng cấp cứu bệnh viện
14:27:49 15/11/2024
Điều tra chiếc ô tô cháy trơ khung ở đèo Con Ó
12:25:40 15/11/2024
Một phụ nữ tử vong sau khi tiểu phẫu, tiêm thuốc tại nhà trọ ở TP.Thủ Đức
22:33:22 14/11/2024
Hà Nội: Cháy lớn kèm tiếng nổ tại huyện Đông Anh, cột khói cuồn cuộn
10:05:15 15/11/2024
Công an xác minh tin "người chết trong bể nước khu công nghiệp"
12:34:57 15/11/2024
Mua pháo về nhà tự chế, nam thanh niên 27 tuổi tử vong
05:55:54 15/11/2024
Tai nạn trên cao tốc, xe container cháy rụi cabin, một người nhập viện
10:07:01 15/11/2024
Bão Usagi khả năng vào Biển Đông hôm nay, trở thành bão số 9
12:18:50 15/11/2024

Tin đang nóng

Chiến thắng đầu tiên của Việt Nam tại Miss Universe 2024
07:30:27 16/11/2024
Màn "hóa bướm" trên sân khấu Miss Universe của Kỳ Duyên bị "ném đá", phía nàng hậu nói gì?
07:15:18 16/11/2024
Trịnh Sảng kêu cứu
07:06:13 16/11/2024
Nữ NSND vào Sài Gòn công tác, đăng một status liên quan tới chồng gây chú ý, hơn 300 bình luận
08:21:02 16/11/2024
Thông gia vừa rời khỏi, mẹ chồng lập tức sai giúp việc lau nhà vì "bẩn," tôi xách đồ bỏ đi và để lại một câu nói khiến bà tức tím mặt
07:23:58 16/11/2024
Vừa đưa nhân tình vào nhà nghỉ thì cô lễ tân hớt hải chạy lên đưa cho chúng tôi thứ này, cảnh tượng sau đó khiến cả 2 kinh hãi thật sự
08:10:45 16/11/2024
Quá đói nên lỡ ăn đồ cúng trên bàn thờ, cô giúp việc kinh hãi khi gặp bóng đen lù lù từ phía sau kéo vào phòng
08:17:26 16/11/2024
Lộ bằng chứng Angelababy hẹn hò ông trùm, quyền lực hơn cả chồng cũ Huỳnh Hiểu Minh?
12:57:14 16/11/2024

Tin mới nhất

Xử lý hơn 42.000 thanh thiếu niên chưa đủ tuổi điều khiển xe máy

13:38:46 16/11/2024
Trong 6 tháng đầu năm, lực lượng chức năng đã xử lý 42.520 thanh thiếu niên chưa đủ lái xe máy và 17.253 trường hợp giao xe cho người không đủ điều kiện tham gia giao thông.

Liên tiếp 2 cơn bão 'lạ thường', bão Man-yi cấp 15 khả năng vào Biển Đông

13:19:25 16/11/2024
Bão Man-yi đã mạnh lên cấp 15, giật trên cấp 17, di chuyển rất nhanh, dự báo vào Biển Đông khoảng ngày 18/11. Bão Usagi đang đi dọc theo kinh tuyến 120, chưa ghi nhận thành bão số 9.

Cô gái trẻ xinh đẹp, cao 1,78m mất tích lúc nửa đêm

13:09:03 16/11/2024
Trước đó, Công an huyện Đăk Glei nhận được tin báo của ông Lê Đình Tuân (42 tuổi) về việc con gái Lê Hồ Thanh Mai bỏ nhà đi từ khoảng 23h30 ngày 9/11, đến nay chưa về.

Vụ đòi nợ gây ầm ĩ ở Hà Nội: Chủ nhà nhập viện, hàng xóm 'nhức đầu'

13:05:21 16/11/2024
Thượng tá Nguyễn Thành Tín, Phó trưởng Công an quận Hai Bà Trưng xác nhận có vụ việc gây mất trật tự và đang tiến hành xác minh, làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Vụ bé gái 7 tuổi tử vong tại bệnh viện: Bố của nạn nhân nói gì?

05:11:20 16/11/2024
Đến khoảng 15 sau, gia đình mới thấy một người đi ra từ phòng hành chính, không đeo bảng tên tiến đến nhưng không cấp cứu cho cháu mà chỉ khóa và rút dịch ra ngoài.

Thanh Hóa: Bệnh nhân tử vong bất thường tại Bệnh viện Đa khoa Trí Đức Thành

17:58:17 15/11/2024
Đến 12 giờ 27 phút ngày 14-11, bệnh nhi xuất hiện tình trạng tức ngực, khó thở. Mặc dù bệnh viện nhanh chóng xử lý cấp cứu, tuy nhiên bệnh nhi đã không qua khỏi.

Bão Usagi tiến đến gần biển Đông, giật cấp 13

14:23:52 15/11/2024
Hồi 10h ngày 18/11, bão di chuyển theo hướng Đông Bắc, tốc độ 5-10km/h và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới; Tọa độ 24,1N-123,7E, trên vùng biển phía Đông Đài Loan; Gió cấp 6, giật cấp 8.

Voọc bất ngờ lao xuống phố tấn công người đi đường

12:23:29 15/11/2024
Một cá thể voọc đã tấn công người đi đường ở thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch (Quảng Bình). Lực lượng chức năng đang triển khai phương án đưa cá thể voọc trở lại rừng.

Bình Dương: Tài xế có nồng độ cồn rất cao gây tai nạn liên hoàn, 1 người tử vong

10:03:18 15/11/2024
Tại đây, xe của Hùng va chạm với xe máy của bà Nghiêm Bích Ngọc (sinh năm 1970, ngụ Bình Dương). Không dừng lại sau va chạm, tài xế tiếp tục bỏ chạy, đâm trúng bà Ngô Thị Thu Hà (sinh năm 1972) khi bà đang đi bộ và kéo lê bà trên đường.

Bão Toraji chưa tan, bão Usagi đã ngấp nghé Biển Đông

20:06:54 14/11/2024
Trong khi bão số 8 (Toraji) mạnh cấp 8, giật cấp 10 đang hoạt động trên vùng biển phía Bắc của khu vực Bắc Biển Đông thì một cơn bão khác có tên quốc tế Usagi đang tiến sát Biển Đông.

Phạt nặng 2 phòng khám ở TPHCM hù dọa để "moi tiền" thai phụ trên bàn mổ

13:28:59 14/11/2024
Hai phòng khám có hành vi vẽ bệnh, moi tiền các thai phụ trên bàn mổ đã bị cơ quan chức năng xử phạt hàng trăm triệu đồng cùng các hình thức xử phạt bổ sung.

Xuất hiện đợt triều cường mới ở ven biển Đông Nam Bộ

12:41:00 14/11/2024
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ tháng 12/2024 đến tháng 1/2025, tại khu vực ven biển Đông Nam Bộ khả năng xuất hiện 4 đợt triều cường.

Có thể bạn quan tâm

7 thực phẩm làm giảm quầng thâm mắt

Làm đẹp

14:05:39 16/11/2024
Có nhiều nguyên nhân gây quầng thâm mắt. Việc sử dụng một số loại rau củ hàng ngày có thể hỗ trợ làm mờ quầng thâm dưới mắt nhanh chóng.

Hơn 2 tạ pháo lậu giấu trên xe khách nhập cảnh từ Lào

Pháp luật

14:02:35 16/11/2024
Qua kiểm tra phương tiện, lực lượng chức năng phát hiện có khoang tự chế phía trên trần xe cất giấu 168 hộp pháo hoa, nhãn hiệu nước ngoài có trọng lượng 212kg.

Vấn đề làm lu mờ chương trình tái thiết trị giá hàng tỷ USD của Ukraine

Thế giới

13:58:20 16/11/2024
Theo hãng tin AFP, khi đồng ý tham gia xây dựng lại các khu chung cư bị phá hủy ở thị trấn Gostomel ngoại ô Kiev, ông Gruyaert không ngờ rằng mình sẽ gặp phải những yêu cầu bất thường từ chính quyền địa phương.

Thanh Hương, Á hậu Đào Hiền diện váy cúp ngực khoe đường cong nóng bỏng

Phong cách sao

13:58:03 16/11/2024
Dàn sao Việt lên đồ với phong cách sành điệu, sang trọng để góp mặt tại đêm diễn thứ 3 của Aquafina Tuần lễ Thời trang Quốc tế Việt Nam 2024 .

Anh Trai nhạt nhất show Say Hi ra nhạc mới khiến dân tình hiểu ngay vì sao bị loại sớm

Nhạc việt

13:27:39 16/11/2024
Theo đuổi hình tượng trẻ trung, năng động, Đỗ Phú Quí phát huy thế mạnh ngoại hình trong MV lần này. Nhưng, phản ứng lại không như mong đợi.

Câu chuyện về chàng trai thao túng tâm lý thành viên BLACKPINK

Nhạc quốc tế

13:14:08 16/11/2024
Mới đây, Rosé (BLACKPINK) khiến người hâm mộ toàn cầu vô cùng bất ngờ khi cùng NSX Teddy livestream hé lộ những ca khúc nằm trong album rosie.

Sao Việt 16/11: Bảo Thy cho con trai bế trăn trong tiệc sinh nhật

Sao việt

13:11:25 16/11/2024
Bảo Thy đăng tải loạt ảnh tổ chức sinh nhật 3 tuổi cho quý tử. Cô cho con trai trải nghiệm bế trăn để mừng sinh nhật. Dù khá lo sợ nhưng gia đình nữ ca sĩ vẫn cố gắng để chụp ảnh kỷ niệm.

Mẹ bỉm nghe cuộc điện thoại của bố mẹ chồng ở quê sinh trầm cảm, chồng lên mạng cầu cứu nhưng toàn bị trách

Netizen

13:02:05 16/11/2024
Cuộc sống sau khi kết hôn, sinh con là một bước ngoặt lớn đối với các cặp vợ chồng. Gia đình nào cũng có những mâu thuẫn, khó khăn cần phải trải qua.

David Beckham bỏ phố về quê "nuôi cá, trồng rau" trong nông trại giá 350 tỷ đồng

Sao thể thao

12:44:20 16/11/2024
Sau hơn một thập kỷ rời xa sân cỏ, cựu danh thủ người Anh David Beckham vẫn khiến người hâm mộ phát sốt trước hình ảnh làm vườn đầy giản dị.

Sôi động du lịch tàu biển tại Quảng Ninh

Du lịch

12:15:05 16/11/2024
Du lịch tàu biển Quảng Ninh bước vào giai đoạn sôi động, khi liên tiếp đón các chuyến tàu biển với hàng nghìn lượt khách quốc tế tới tham quan và trải nghiệm.

Top 3 con giáp âm thầm làm giàu, tháng sau mưa tài lộc, tình duyên nở rộ, Thần tài kề cận

Trắc nghiệm

11:54:10 16/11/2024
Trong thời đại đầy biến động, luôn có những người vững vàng tiến bước giữa sóng gió và cuối cùng gặt hái thành công lẫn hạnh phúc.