Cựu cảnh sát ghì giết George Floyd có thể không mất khoản trợ cấp 1,5 triệu USD
Cựu cảnh sát Derek Chauvin vẫn được nhận khoản trợ cấp lên tới 1,5 triệu USD kể cả trong trường hợp bị kết tội giết người.
Derek Chauvin là viên cảnh sát ghì cổ George Floyd suốt hơn 8 phút khiến người đàn ông da màu thiệt mạng. Hành động đó gây ra cơn thịnh nộ trên khắp nước Mỹ cả tháng qua. Chauvin ngay lập tức bị sa thải và bị cáo buộc giết người cấp độ hai.
Theo CNN, kể cả trong trường hợp bị kết tội, Chauvin vẫn có thể nhận khoản tiền trợ cấp, vốn được chi trả một phần bởi tiền thuế. Không giống một số bang khác, Minnesota vẫn trả trợ cấp cho người lao động phạm tội nghiêm trọng liên quan đến công việc.
Derek Chauvin bị truy tố tội giết người cấp độ 2.
Hiệp hội hưu trí Minnesota xác nhận rằng Chauvin vẫn đủ điều kiện nộp hồ sơ xin trợ cấp khi đến 50 tuổi, nhưng không tiết lộ cụ thể số tiền cựu cảnh sát này có thể được nhận là bao nhiêu. Luật sư của Chauvin từ chối bình luận.
Có nhiều yếu tố được xét đến khi tính toán số tiền trợ cấp trong các trường hợp như vậy. Theo ước tính của CNN, dựa vào thời gian công tác của Chauvin, dữ liệu về lương, hợp đồng… của Sở cảnh sát Minneapolis, anh ta có thể được trả 50.000 USD mỗi năm hoặc nhiều hơn, nếu bắt đầu nhận từ năm 55 tuổi. Tổng số tiền trợ cấp cho Chauvin có thể lên tới 1,5 triệu USD trong 30 năm.
Ngoài Chauvin, một cảnh sát có liên quan đến vụ việc George Floyd thiệt mạng, cũng rơi vào trường hợp tương tự. Anh ta không mất quyền được hưởng trợ cấp hưu trí.
Quỹ trợ cấp được tạo nên bởi tiền thuế và đóng góp của người lao động. Quỹ an sinh xã hội là một trong những quỹ chi trả lớn nhất, khiến các khoản chi ngân sách phình to. Dù vậy, những khoản tiền này không thể bị cắt giảm. Có nhiều tranh cãi liên quan đến vấn đề này, trong đó có việc hủy trợ cấp đối với những đối tượng phạm tội và một số bang đã áp dụng điều này.
Em trai George Floyd dự điều trần tại quốc hội Mỹ
Philonise Floyd, em trai của George Floyd, tham dự điều trần tại quốc hội Mỹ và kêu gọi "chấm dứt đau thương" liên quan tới bạo lực của cảnh sát.
"Tôi đến đây để xin các vị hãy chấm dứt nó. Hãy chấm dứt đau thương. Tôi không thể tả nổi sự đau đớn khi xem lại cảnh... anh trai mình, người cả đời mình kính trọng, chết trong khi cầu cứu 'mẹ ơi'", Philonise, em trai của George Floyd, người da màu bị cảnh sát ghì chết tháng trước ở Minnesota, Mỹ, nói trong phiên điều trần tại quốc hội hôm 10/6.
"Anh ấy không đáng phải chết vì 20 USD. Tôi hỏi các vị, đó có phải là cái giá của một người da màu không, 20 USD? Đây là năm 2020. Đủ rồi", Philonise đeo khẩu trang in ảnh anh trai mình, lau trán và nước mắt khi phát biểu tại quốc hội. Người đàn ông này nói được đưa ra lời kêu gọi trên tại quốc hội Mỹ có thể giúp cái chết của anh trai trở nên "không vô ích".
Philonise Floyd tại phiên điều trần ở quốc hội Mỹ ngày 10/6. Ảnh: AFP.
Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ mời Philonise ra làm chứng trước quốc hội tại phiên điều trần hôm 10/6. Một nguồn tin am hiểu vấn đề cho hay nội dung của phiên điều trần là về hoạt động trị an và trách nhiệm của cơ quan thực thi pháp luật.
George Floyd, 46 tuổi, tử vong sau khi bị cảnh sát Derek Chauvin ghì gáy trong gần 9 phút hôm 25/5, ở Minneapolis, bang Minnesota, do bị cáo buộc dùng tờ 20 USD giả để mua hàng. Video ghi lại sự việc Floyd bị khống chế dù đã nhiều lần cầu xin "Tôi không thể thở", đã thổi bùng các cuộc biểu tình trên khắp nước Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới, đòi công lý cho Floyd và bình đẳng cho người da màu.
Derek Chauvin, cảnh sát ghì Floyd hôm 25/5, bị truy tố tội giết người cấp độ hai, tức cố ý giết người nhưng không có suy tính hay kế hoạch từ trước, và ngộ sát, với khung hình phạt lên tới 40 năm tù. Ba đồng nghiệp của Chauvin bị truy tố tội hỗ trợ và tiếp tay cho giết người cấp độ hai, hỗ trợ và tiếp tay cho ngộ sát.
Philonise tuần trước cho biết anh đã nói chuyện với Tổng thống Donald Trump và cựu phó tổng thống Mỹ Joe Biden. Theo lời anh, cuộc nói chuyện với Tổng thống Trump rất "ngắn gọn" trong khi cựu tổng thống Biden trao đổi "liên tục" với anh. "Ông ấy thậm chí còn không cho tôi cơ hội nói", Philonise kể, đề cập tới cuộc trao đổi với Tổng thống Trump.
Tang lễ George Floyd hôm 9/6 ở Houston, bang Texas, Mỹ. Video: Reuters.
Đám tang George Floyd, diễn ra hôm 9/6 tại nhà thờ Fountain of Praise, thành phố Houston, bang Texas, quê hương của anh, với hàng trăm người có mặt để bày tỏ lòng tiếc thương với người đàn ông da màu. Lễ tang được phát sóng trực tiếp trên truyền hình.
Floyd được an táng tại nghĩa trang ở Houston bên cạnh Larcenia Floyd, mẹ của anh, người qua đời hồi năm 2018.
Cảnh sát Mỹ nói đã cố cứu George Floyd Luật sư của Thomas Lane, một trong 4 cảnh sát liên quan cái chết của George Floyd, cho hay thân chủ đã cố cứu nạn nhân khi anh này bất tỉnh. "Anh ấy đã làm hơn thế", luật sư Earl Gray nói trong cuộc phỏng vấn hôm 8/6. "Anh ấy đã lên xe cứu thương và là người hồi sức tim phổi (CPR)...