Cựu cán bộ phường được hưởng án treo
HĐXX phúc thẩm chấp nhận kháng cáo xin hưởng án treo của cựu cán bộ phường vì bị cáo bị bệnh hiểm nghèo, phải nuôi con nhỏ.
Ngày 28-5, TAND cấp cao tại TP.HCM xử phúc thẩm vụ thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại phường 11, quận 6, TP.HCM.
HĐXX bác kháng cáo xin giảm án của Phùng Thị Lộc (cựu thủ quỹ Ban Xóa đói giảm nghèo (XĐGN) phường 11), y án sơ thẩm ba năm sáu tháng tù.
HĐXX giảm án cho Trần Ngọc Tân (cựu phó chủ tịch phường) từ ba năm sáu tháng tù còn hai năm sáu tháng tù, Nguyễn Thị Thanh Lan (cựu phó chủ tịch phường, trưởng Ban XĐGN phường 11) ba năm tù nhưng cho hưởng án treo.
Riêng Quách Vân Loan (cựu kế toán Ban XĐGN phường 11) bị tòa sơ thẩm tuyên phạt 20 năm tù về tội tham ô tài sản và không kháng cáo.
Theo hồ sơ, từ tháng 10-2012 đến 11-2015, Loan lập 267 hồ sơ khống cho vay vốn của quỹ XĐGN rồi thu hồi vốn vay nhưng không nộp vào quỹ mà chiếm đoạt 7,4 tỉ đồng.
Tân, Lộc, Lan ký duyệt hồ sơ cho vay mà không kiểm tra, tạo điều kiện cho Loan chiếm đoạt tiền.
HĐXX nhận định Tân thành khẩn khai báo, gia đình có công với cách mạng, có thành tích tốt trong công tác, bị bệnh, phải nuôi cha mẹ già, con nhỏ…
Video đang HOT
Từ đó, HĐXX giảm nhẹ một phần hình phạt nhưng không cho hưởng án treo vì hành vi của bị cáo cần xử nghiêm để phòng ngừa, răn đe.
HĐXX xét thấy Lan phạm tội trong thời gian mang thai, bị bệnh ban đỏ, nuôi con còn nhỏ, có nhiều tình tiết giảm nhẹ nên chấp nhận kháng cáo xin hưởng án treo của bị cáo.
Lộc kháng cáo xin giảm án nhưng không đưa ra được tình tiết giảm nhẹ nào mới.
Xét xử vụ hỗn chiến giành đất rừng: Nhiều bị cáo bật khóc vì được mẹ bị hại xin giảm án
Trong vụ hỗn chiến giành đất rừng ở Ea Súp, con bà Độ đã bị thương tật đến 77% nhưng người mẹ này vẫn xin giảm án cho các bị cáo. Những lời gan ruột của bà khiến các bị cáo bật khóc.
Ngày 27/5, tại trụ sở TAND tỉnh Đắk Lắk, TAND Cấp cao tại Đà Nẵng đã mở phiên tòa phúc thẩm vụ hỗn chiến giành đất rừng. Vụ việc xảy ra tại huyện Ea Súp (Đắk Lắk) làm một người chết, 7 người bị thương.
Các bị cáo tại tòa.
Vụ án có 8 bị cáo cùng trú tại huyện Ea Súp là: Phạm Thị Phượng (47 tuổi) Nguyễn Văn Hiệp (29 tuổi), Dương Văn Huấn (36 tuổi), Nguyễn Văn Hoàng (31 tuổi), Nguyễn Văn Thủy (28 tuổi), Dương Văn Hiến (31 tuổi), Nguyễn Trọng Tố (33 tuổi) và Hà Văn Pha (43 tuổi). Cáo trạng truy tố các bị cáo về các tội "Giết người" và "Cố ý gây thương tích".
Theo cáo trạng, năm 2010, anh Nguyễn Duy Điển (trú tỉnh Bình Phước) mua 9,5 ha đất lâm nghiệp tại TK263 (xã Ea Bung). Việc mua bán được thỏa thuận bằng giấy viết tay với giá trị chuyển nhượng 314 triệu đồng.
Vụ hỗn chiến tranh giành đất đã làm một người chết.
Năm 2016, anh Điển và ông Đặng Văn Hà (biệt danh Hà "đen", 48 tuổi, trú thị trấn Ea Súp, huyện Ea Súp) và một số người khác xảy ra tranh chấp. Sau đó, anh Điển viết giấy tay giao đất cho bà Phạm Thị Phượng (46 tuổi) ở gần khu đất để trồng cây và nhờ bà Phượng trông giữ đất giúp. Bà Phượng đã trồng và thu hoạch được một vụ lúa.
Ngày 5/12/2017, anh Nguyễn Văn Hoàng (30 tuổi, con trai bà Phượng) san ủi đất thì anh Đặng Văn Sơn (con trai Hà "đen") dùng dao đuổi chém gây thương tích 5%.
Ngày 16/12/2017, ông Sơn, Đặng Công Báo (38 tuổi) và Vũ Hồng Phong (50 tuổi) tới cày mảnh đất nói trên. Trưa cùng ngày, 2 con trai bà Phượng là Hoàng và Nguyễn Văn Hiệp (28 tuổi) cùng anh kết nghĩa là Dương Văn Huấn (36 tuổi) ra ngăn cản. Hoàng nhận ra Sơn là người đã từng chém mình nên lấy dao rựa đuổi, chém trúng tay ông Sơn.
Các bị hại trong vụ án bị thương tích từ 4%-77%.
Hà "đen" nhận được tin báo liền rủ thêm 4 người khác mang theo mã tấu, súng tự chế, gậy gộc kéo vào khu đất này để giải quyết mâu thuẫn.
Khoảng 13h cùng ngày, hàng chục người dân ở khu vực gần đó mang theo cuốc, xẻng, gậy gộc...đến giúp bà Phượng đối phó với nhóm Hà "đen". Lúc này, nhóm Hà "đen" lên thùng xe, cầm dao, mã tấu, gậy đứng chờ. Khi nhóm bà Phượng đến gần, Đặng Công Hải cầm súng tự chế bắn một phát lên trời. Ngay lập tức, nhóm bà Phượng lao vào tấn công nhóm Hà "đen".
Vụ hỗn chiến làm 8 người trong nhóm Hà "đen" thương vong. Trong đó, Phạm Thế Văn tử vong, Trịnh Sơn Thành thương tích 77%, những người khác bị thương tích từ 4%- 37%.
Tại phiên sơ thẩm, TAND tỉnh Đắk Lắk đã tuyên phạt Phạm Thị Phượng 21 năm tù, Nguyễn Văn Hoàng 20 năm tù, Nguyễn Văn Hiệp 20 năm tù, Dương Văn Hiến 19 năm tù, Dương Văn Huấn 19 năm tù, Nguyễn Trọng Tố 18 năm tù, Nguyễn Văn Thùy 14 năm tù và Hà Văn Pha 15 năm tù về các tội "Giết người" và "Cố ý gây thương tích".
Sau đó, tất cả các bị cáo đã kháng cáo, đề nghị tòa cấp Phúc thẩm giảm nhẹ hình phạt và xem xét lại tội danh.
Tại phiên tòa phúc thẩm, tất cả các bị cáo đều ăn năn, hối hận, thành khẩn khai báo hành vi phạm tội của mình. Họ mong muốn HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt và xem xét lại tội danh.
Cũng tại phiên toà, bà Phùng Thị Độ (mẹ của anh Trịnh Sơn Thành, người bị đánh thương tích 77% trong vụ hỗn chiến) cho biết, từ khi xảy ra vụ việc đến nay, bà mới nhận được tổng cộng 23 triệu đồng tiền bồi thường từ gia đình các bị cáo.
Bà nói đã rất giận các bị cáo vì đã khiến con bà phải nằm tại chỗ. Tuy nhiên, bà Độ vẫn xin HĐXX giảm án cho các bị cáo. Bà muốn họ sớm có cơ hội làm lại cuộc đời.
"Quê tôi nghèo, các bị cáo đều là nông dân, hoàn cảnh rất cơ cực. Vì ai cũng muốn có nương rẫy canh tác nên xảy ra cơ sự như vậy. Con tôi tật nguyền suốt đời rồi, tôi đành chịu. Giờ được đứng trước tòa, tôi đành coi đây là cơ hội để giúp các cháu, xin HĐXX xem xét, giảm nhẹ hình phạt cho các cháu. Tuy nhiên, tôi cũng yêu cầu các cháu phải coi đây là bài học, phải ăn năn hối cải để sau này không lặp lại sai lầm"- bà Độ nói. Bà Độ vừa dứt lời, nhiều bị cáo bật khóc, quay sang nhìn mẹ của bị hại với ánh mắt đầy hối hận...
Tuy nhiên, HĐXX cấp phúc thẩm đã giữ nguyên bản án sơ thẩm đối với các bị cáo.
Vụ tham ô tài sản ở tòa án tỉnh Phú Yên: Bốn bị cáo được giảm án Trong vụ án tham ô tài sản xảy ra tại Tòa án Nhân dân tỉnh Phú Yên, bị cáo Lê Văn Phước, nguyên Chánh án Tòa án Nhân dân, tỉnh được giảm án còn 12 năm 6 tháng tù. Bị cáo Lê Văn Phước, nguyên Chánh án Tòa án Nhân dân tỉnh Phú Yên, lĩnh án 12 năm 6 tháng tù, giảm 3...