Cựu cán bộ địa chính xã lãnh năm năm tù
Ngày 1-8, TAND huyện Tân Biên, Tây Ninh xử sơ thẩm đã tuyên phạt Đỗ Viết Tình năm năm tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Đỗ Viết Tình nguyên là cán bộ địa chính xã Hòa Hội, huyện Tân Biên, được tuyển dụng vào UBND xã từ năm 2010 đến 2015. Tình có nhiệm vụ hướng dẫn người dân đăng ký đất ban đầu, thẩm tra, xác minh, tham mưu để UBND xã trình cấp trên quyết định giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với cá nhân và tổ chức.
Trong thời gian làm việc tại UBND xã, Tình đã tiếp nhận hồ sơ của ba hộ gia đình tại ấp Hòa Bình, xã Hòa Hiệp. Tình đã không làm đúng chức trách, nhiệm vụ khi “giúp” các hộ này kê khai nguồn gốc đất sai (đất sang nhượng năm 1993 nhưng kê khai là đất tự khai phá trước năm 1993), mục đích để giảm tiền thuế đất phải nộp, gây thất thoát của Nhà nước hơn 170 triệu đồng. Ngoài ra, kết quả điều tra còn thể hiện việc cấp mới chín giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chín hộ dân, tuy thấy vị trí đất, khu vực sai nhưng Tình vẫn cố tình làm.
Quá trình điều tra, ban đầu Tình khai rõ hành vi sai phạm nhưng sau đó đã thay đổi lời khai, cho rằng mình bị oan. Tại tòa, Tình cho rằng do người dân khai sai nguồn gốc đất và bị cáo thấy người dân nghèo, muốn giúp đỡ để người dân không phải nộp thuế và vay vốn làm ăn…
Luật sư bào chữa cho Tình đề nghị tòa chuyển tội danh từ lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ sang tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Ngoài ra, luật sư còn đề nghị giảm nhẹ cho bị cáo như nghiệp vụ non kém, nhân thân tốt, thành khẩn khai báo.
Video đang HOT
HĐXX đã làm rõ hành vi sai phạm của Tình như tự lập hồ sơ, kê khai nguồn gốc đất của các hộ dân không đúng, không lấy ý kiến địa phương về nguồn gốc đất. HĐXX nhận định hành vi của bị cáo là rất nghiêm trọng, gây dư luận xấu cho nhân dân, đã trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan nhà nước, làm thất thoát ngân sách.
LÊ HÙNG
Theo PLO
Tổng giám đốc vào tù vì lập khống chứng từ "tiếp khách"
Doanh nghiệp phải cổ phần hóa, Tẩm chỉ đạo nhân viên lập chứng từ khống bòn rút tiền Nhà nước và cho rằng đó là tiền "tiếp khách".
Sau nhiều lần bị trì hoãn, ngày 17-12, TAND TP Hà Nội mở lại phiên tòa xét xử Nguyễn Cự Tẩm (SN 1959, trú ở phường Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội) - nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên, kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Haprosimex (gọi tắt là Công ty Haprosimex) về các tội "Tham ô tài sản" và "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Liên quan và giữ vai trò giúp sức cho Tẩm, Phạm Thị Minh Phương (SN 1975, trú ở xã Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội) - cựu Kế toán Công ty Haprosimex cũng bị đưa ra xét xử về tội "Tham ô tài sản".
Nguyễn Cự Tẩm và đồng phạm bị đưa ra xét xử tại tòa.
Theo cáo trạng truy tố, Công ty Haprosimex có tiền thân là Công ty Sản xuất - XNK tổng hợp Hà Nội, do Nhà nước sở hữu 100%. Tháng 9-2010, Nguyễn Cự Tẩm được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Gần 3 năm sau, Tẩm tiếp tục được bổ nhiệm giữ thêm chức Chủ tịch Hội đồng thành viên.
Trước đó, cuối năm 2007, Công ty Haprosimex thành lập thêm chi nhánh - Nhà máy Dệt kim Haprosimex và sau đó Tẩm tiếp tục được bổ nhiệm kiêm giữ vị trí người đứng đầu chi nhánh của doanh nghiệp. Tháng 8-2017, Công ty Haprosimex buộc phải tái cơ cấu, đồng thời chuyển loại hình hoạt động sang Công ty CP Tập đoàn Haprosimex.
Trong thời gian giữ các chức vụ nêu trên, Tẩm chỉ đạo các nhân viên cấp dưới tại Nhà máy Dệt kim Haprosimex là phó giám đốc và các phòng hành chính, kế toán thủ quỹ lập chứng từ khống, rồi ra quyết định chi trả tiền phụ cấp trái pháp luật cho bản thân với tổng số tiền gần 1,4 tỷ đồng.
Tương tự, từ tháng 4-2014 đến tháng 4-2015, lợi dụng chức vụ là giám đốc, kế toán Nhà máy Dệt kim Haprosimex, Tẩm và Phạm Thị Minh Phương đã lập khống chứng từ để thu khoản vay 600 triệu đồng, sau đó hoạch toán lãi được hơn 233 triệu đồng, rồi yêu cầu thủ quỹ chi số tiền này cho chính bản bản thân.
Ngoài ra, từ tháng 5 đến tháng 11-2015, Tẩm còn yêu cầu nhân viên dưới quyền chi số tiền tạm ứng 156 triệu đồng để ăn tiêu cá nhân. Không có hóa đơn chứng từ hợp lý để hoàn ứng, ông ta tiếp tục chỉ đạo nhân viên lập chứng từ khống và đưa vào danh mục "tiếp khách" của cơ quan.
Với những hành vi nêu trên, VKSND TP Hà Nội cáo buộc Nguyễn Cự Tẩm đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ và trục lợi cá nhân gần 1,4 tỷ đồng. Đối với số tiền hơn 233 triệu đồng và 156 triệu đồng, cơ quan truy tố xác định đó là hành vi tham ô tài sản của Nhà nước.
Sau hơn 1 ngày xét xử và xem xét toàn diện nội dung vụ án, HĐXX sơ thẩm TAND TP Hà Nội đi đến quyết định tuyên phạt Nguyễn Cự Tẩm 8 năm tù về tội "Tham ô tài sản" và 9 năm tù về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Tổng hợp cả 2 tội danh là 17 năm tù.
Xác định Phạm Thị Minh Phương đồng phạm với cựu Tổng giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Haprosimex, Tòa án Hà Nội cũng quyết định tuyên phạt bị cáo này 4 năm tù.
Theo Danviet
Xét xử 24 bị cáo trong đường dây đánh bạc và tổ chức đánh bạc gần khu vực biên giới Ngày 27/6, Tòa án nhân dân huyện Tân Biên (tỉnh Tây Ninh) tổ chức xét xử sơ thẩm 24 bị cáo trong đường dây đánh bạc và tổ chức đánh bạc bằng hình thức lắc tài xỉu. Phiên tòa xét xử 24 bị cáo trong đường dây đánh bạc và tổ chức đánh bạc. Sau khi nghị án Tòa án nhân dân huyện...