Cựu Bộ trưởng Y tế Pháp bị điều tra vì cách xử lý đại dịch Covid-19
Cựu Bộ trưởng Y tế Pháp Agnès Buzyn đã bị điều tra liên quan đến việc xử lý đại dịch Covid-19 hồi đầu năm 2020, trong đó có những phát ngôn được coi là coi nhẹ dịch bệnh.
Cựu Bộ trưởng Y tế Pháp Agnès Buzyn (Ảnh: AFP).
Hãng tin AFP ngày 10/9 đưa tin, theo công tố viên tại một tòa án đặc biệt chuyên xử lý trách nhiệm cấp bộ, bà Agnès Buzyn bị điều tra về cáo buộc “gây nguy hiểm đến tính mạng người khác” và “không ngăn chặn được thảm họa”.
Trong ngày 10/9, cựu Bộ trưởng Buzyn đã tham dự phiên điều trần tại tòa án, trong đó bà cho rằng đây là “cơ hội tuyệt vời để tôi giải trình và xác minh sự thật”.
Video đang HOT
Cựu Bộ trưởng Buzyn nhấn mạnh, bà sẽ không để hành động của bản thân gây ảnh hưởng đến uy tín của chính phủ trong khi “chúng tôi đã làm rất nhiều để chuẩn bị đối phó với một cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu vẫn đang tiếp diễn”.
Bà Buzyn đã từ chức hồi tháng 2/2020, chỉ vài tuần sau khi các ca nhiễm Covid-19 đầu tiên được xác nhận ở Pháp. Sau đó, bà đối mặt với những lời chỉ trích về tuyên bố ban đầu đối với đại dịch.
Vào tháng 1/2020, bà Buzyn nói Pháp “không có rủi ro” bùng dịch khi ca Covid-19 mới là ca nhập cảnh từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Bà Buzyn khi đó cũng nói rằng, nguy cơ lây lan virus trong dân số là rất nhỏ.
Một tháng sau, khi quyết định từ chức để chạy đua vào chiếc ghế thị trưởng Paris nhưng thất bại, bà Buzyn nói rằng, “làn sóng dịch bệnh vẫn chưa đến”, mâu thuẫn rõ ràng với những tuyên bố trước đó của chính bà.
Sau đó, phát biểu tại một phiên điều trần tại quốc hội, cựu Bộ trưởng Buzyn cho biết đã cảnh báo Tổng thống và Thủ tướng khi đó Edouard Philippe về những “mối nguy hiểm” tiềm tàng của Covid-19 ngay từ đầu tháng 1/2020.
Tòa án đặc biệt, còn gọi là tòa án công lý, được thành lập vào năm 1993 để điều tra các quan chức chính phủ Pháp như một cách để nâng cao trách nhiệm giải trình của họ.
Đã có những chỉ trích cho rằng tòa án làm việc quá chậm và khoan dung, trong khi những người bảo vệ bà Buzyn coi cuộc điều tra là không công bằng và có khả năng ngăn cản những người khác tham gia chính trị.
Chuyên gia hàng đầu Pháp cảnh báo biến thể mới xuất hiện trong mùa đông
Ngày 23/7, cố vấn dịch bệnh hàng đầu của Chính phủ Pháp cảnh báo có thể sẽ xuất hiện thêm biến thể mới của virus SARS-CoV-2 trong những tháng mùa đông năm nay.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 gần Tháp Eiffel ở thủ đô Paris, Pháp, ngày 21/7/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Pháp đang đương đầu với làn sóng mới với số ca mắc mới tăng cao chưa từng có được cho là do sự xuất hiện của biến thể Delta, được phát hiện đầu tiên tại Ấn Độ. Đến nay, Pháp ghi nhận tổng cộng trên 5,93 triệu ca mắc bệnh, trong đó có trên 111.000 ca tử vong. Những ngày gần đây, trung bình Pháp ghi nhận khoảng trên 19.000 ca mắc mới.
Phát biểu trên kênh BFM, chuyên gia Jean-Francois Delfraissy, Chủ tịch Hội đồng Khoa học của Chính phủ Pháp, cho rằng biến thể mới có thể xuất hiện trong mùa đông năm nay. Dù cho biết không thể đưa ra những dự báo về hậu quả hoặc về mức độ nguy hiểm của biến thể mới, nhưng chuyên gia Pháp cho biết thêm rằng năng lực biến đổi của virus gây bệnh COVID-19 "tương đối hạn chế".
Chuyên gia dịch bệnh truyền nhiễm của Pháp kêu gọi người dân nước này trở lại tuân thủ các biện pháp giãn cách xã hội, đeo khẩu trang. Theo ông Delfraissy, chiến lược của chính phủ nhằm kiềm chế làn sóng dịch bệnh thứ 4 sẽ dựa trên kế hoạch triển khai hệ thống "giấy thông hành y tế", yêu cầu người dân hoặc du khách xuất trình các giấy chứng nhận tiêm phòng hoặc giấy xét nghiệm âm tính với virus khi đến những địa điểm công cộng.
Kể từ ngày 21/7, yêu cầu này đã được áp dụng tại các rạp chiếu phim, bảo tàng, bể bơi và các địa điểm thể thao.
Sáng 23/7, Hạ viện Pháp đã thông qua dự luật, qua đó cho phép mở rộng diện áp dụng quy định về "giấy thông hành y tế" tại các quán cafe và nhà hàng từ tháng 8 tới và yêu cầu các nhân viên tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe và an sinh xã hội phải tiêm vaccine từ tháng 9 tới. Dự luật này sẽ được Thượng viện Pháp xem xét và thảo luận trong phiên họp khẩn cấp sắp tới. Chính phủ Pháp hy vọng dự luật sẽ được thông qua vào cuối tuần này.
Ngoài ra, ông Delfraissy cũng dự báo phải đến năm 2022 hoặc năm 2023, cuộc sống mới có thể bình thường trở lại. Theo ông, thách thức lớn trong những năm tới là làm sao để có thể cùng chung sống trong một thế giới gồm các quốc gia đã tiêm phòng đầy đủ cho người dân và các quốc gia chưa đạt được mục tiêu này.
Điểm danh những quốc gia bắt buộc tiêm vaccine COVID-19 Sự gia tăng mạnh mẽ các ca nhiễm COVID-19 mới do biến thể Delta và tỷ lệ tiêm chủng giảm đã khiến nhiều chính phủ phải áp đặt quy định bắt buộc tiêm vaccine COVID-19, hoặc những rào cản với người không chịu tiêm phòng. Người dân xếp hàng để xét nghiệm COVID-19 miễn phí ở Bangkok, Thái Lan ngày 15/7/2021. Ảnh: Reuters...