Cựu bộ trưởng Pháp tử vong vì nCoV
Cựu bộ trưởng nội các Pháp Patrick Devedjian, 75 tuổi, là chính trị gia cấp cao đầu tiên của nước này qua đời vì Covid-19.
Devedjian là bộ trưởng phụ trách khôi phục kinh tế Pháp sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Ông còn từng là cố vấn thân cận của cựu tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy. Cựu bộ trưởng Devedjian thông báo ông có các triệu chứng nhiễm nCoV từ hôm 25/3.
Cựu bộ trưởng nội các Pháp Patrick Devedjian. Ảnh: AFP.
“Tôi đã bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và tôi giờ đây có thể trực tiếp chứng kiến những nỗ lực xuất chúng của đội ngũ bác sĩ và y tá”, ông viết trên Twitter hồi đầu tuần. “Tôi gửi lời cảm ơn vì sự giúp đỡ không ngừng nghỉ của họ dành cho các bệnh nhân”.
Devedjian đã giữ nhiều chức vụ trong chính quyền Pháp từ khi tham gia chính trường năm 1983. Ông còn từng giữ chức thị trưởng thành phố Antony trước khi trở thành chủ tịch khu hành chính Haut-de-Seine ở ngoại ô phía tây thủ đô Paris.
Pháp đến nay ghi nhân hơn 38.000 ca nhiễm nCoV, trong đó có 2.300 ca tử vong. Nước này áp lệnh phong tỏa từ ngày 17/3 trong nỗ lực ngăn chặn đại dịch lây lan. Giới chức nhiều lần nhấn mạnh các biện pháp cần thời gian để thu lại kết quả. Thủ tướng Philippe hôm 27/3 cho biết lệnh phong tỏa sẽ kéo dài thêm hai tuần, đến ngày 15/4 do áp lực của cuộc khủng hoảng.
Vũ Hoàng
Ngừng hôn má, bắt tay: Covid-19 đang thay đổi thế giới thế nào?
Thay vì bắt tay, hôn má, nhiều người dùng ánh mắt hoặc cử chỉ tay như một cách chào hỏi giữa mùa dịch Covid-19.
Ở khắp nơi trên thế giới, nhiều người đang thay đổi thói quen tại nơi làm việc, ở nhà và trong những nơi thờ phụng để giảm nguy cơ mắc Covid-19 và ngăn không cho dịch lây lan thêm.
Tại Trung Quốc, giới chức Bắc Kinh treo băng rôn khuyến cáo người dân giơ tay chào thay vì bắt tay trực tiếp. Loa phóng thanh hướng dẫn chào hỏi theo kiểu chắp tay, tức là bàn tay này nắm chặt lòng bàn tay kia.
Ở Pháp, các báo tràn ngập lời khuyên ngừng các nụ hôn lên má - một cách chào hỏi hàng ngày ở Pháp và bắt tay - một hình thức phổ biến ở nơi làm việc.
Dịch Covid-19 thay đổi thói quen chào hỏi khắp thế giới. (Ảnh: New Vision)
Nhiều tờ trích dẫn lời chuyên gia về các nghi thức Philippe Lichtfus gợi ý người dân chỉ vào mắt người đối diện thay cho lời chào.
Bộ Y tế Brazil khuyến nghị công dân không dùng chung ống hút kim loại để uống chimarrao - thứ nước giàu caffein, đồng thời kêu gọi người dân không hôn khi chào hỏi.
Tại cuộc họp về vấn đề di cư ở Berlin hôm 2/3, Bộ trưởng Nội vụ Đức Horst Seehofer từ chối bắt tay Thủ tướng Angela Merkel. Cả hai người sau đó bật cười trong khi bà Merkel giơ tay lên cao rồi ngồi xuống.
Ở Italy, nghi thức hôn lên tượng Đức Trinh nữ Maria trong Lễ Phục sinh tới đây nhiều khả năng sẽ bị cấm. "Đó là một trong các phương án đang được cân nhắc", quan chức y tế nước này cho hay.
Mới nhất, đoạn video lan truyền trên cộng đồng mạng Iran ghi lại cảnh 3 người bạn gặp nhau nhưng đút tay trong túi, đá chân vào nhau thay cho lời chào.
Một video tương tự ở Lebanon cho thấy ca sĩ Ragheb Alama và diễn viên hài Michel Abou Sleiman chạm hai chân vào nhau và hôn gió.
Một số tổ chức giáo dục ở New Zealand kêu gọi ngừng kiểu chào hỏi Maori buộc 2 người ép mũi vào nhau.
2 quốc gia Trung Đông là Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Qatar cũng khuyên công dân ngừng cách thức chào hỏi bằng mũi truyền thống.
UAE khuyên mọi người chỉ vẫy tay chào nhau thay vì bắt tay hay hôn.
Video: Bộ trưởng Nội vụ Đức từ chối bắt tay Thủ tướng Angela Merkel
SONG HY (Nguồn: Straitstimes)
Theo vtc.vn
Covid-19: Việt Nam chuẩn bị phương án bảo hộ công dân ở Italy và Pháp Đại sứ quán Việt Nam tại các nước này đang theo dõi chặt chẽ tình hình Covid-19 và chuẩn bị các phương án bảo hộ công dân khi cần thiết. Trước các diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 tại các nước Italy, Pháp, Đức... Đại sứ quán Việt Nam tại các quốc gia này đang theo dõi chặt chẽ tình hình và...