Cựu Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhận có can thiệp giúp Việt Á ở Hải Dương
Tại phiên tòa xét xử vụ Việt Á chiều 3/1, HĐXX dành thời gian để thẩm vấn cựu Bộ trưởng Bộ Y tế.
Trước câu hỏi: Bị cáo có can thiệp gì giúp Việt Á không? Ông Nguyễn Thanh Long cho hay, duy nhất có can thiệp ở Hải Dương.
Theo cáo buộc, các ông Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Bộ Y tế) và Nguyễn Huỳnh (cựu thư ký bị cáo Long) biết rõ test xét nghiệm Covid-19 là sản phẩm thuộc sở hữu của Nhà nước, Công ty Việt Á không phải là đối tượng được cấp số đăng ký, nhưng đã đồng ý làm theo một số đề nghị của Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt.
Bị cáo Nguyễn Thanh Long tại tòa. Ảnh: CTV
Cụ thể, hai bị cáo đã lợi dụng chức vụ quyền hạn để can thiệp, chỉ đạo tới các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền giúp Công ty Việt Á xuyên suốt trong quá trình cấp số đăng ký lưu hành tạm thời, chính thức cho Test xét nghiệm trái quy định của pháp luật, biến test xét nghiệm từ sản phẩm thuộc sở hữu Nhà nước thành sở hữu của Công ty Việt Á; hiệp thương giá, thanh toán 200.000 test xét nghiệm theo giá đã được Công ty Việt Á nâng khống, công khai giá để tạo mặt bằng giá test xét nghiệm và giới thiệu với các lãnh đạo tỉnh, thành phố để bán thương mại test xét nghiệm Covid-19.
Hành vi của hai bị cáo bị cho là đã gây thiệt hại hơn 1.235 tỷ đồng, trong đó thiệt hại cho Ngân sách Nhà nước hơn 402 tỷ đồng.
Quá trình giúp Công ty Việt Á, ông Nguyễn Thanh Long đã thông qua bị cáo Nguyễn Huỳnh gợi ý và nhận tiền hối lộ của Phan Quốc Việt nhiều lần.
Cáo trạng xác định, ông Nguyễn Thanh Long đã nhận tổng cộng 2,25 triệu USD (tương đương hơn 51 tỷ đồng); ông Nguyễn Huỳnh nhận tổng cộng 2,2 triệu USD và 4 tỷ đồng, trong đó số tiền 2,2 triệu USD, ông Huỳnh nhận để chuyển cho ông Long.
Cựu Bộ trưởng nhận sai
Trả lời thẩm vấn tại tòa, ông Nguyễn Thanh Long trình bày, trong bối cảnh cấp bách về phòng chống dịch, thời điểm đó cần phải có một sản phẩm để chống dịch. Bị cáo chỉ được biết đến kit test của Việt Á sau khi kit test đã được cấp phép. Lúc đó bị cáo nói ông Huỳnh không dính vào.
Bản thân bị cáo cũng không tin là Việt Á sản xuất được kit test, nhưng khi đó ông Huỳnh nói là Học viện Quân y phối hợp với Việt Á sản xuất. Bị cáo cho hay, khi nghe Huỳnh hay ca ngợi sản phẩm Việt Á, đã nói: “Ăn vàng ăn bạc gì mà bảo vệ”.
Vẫn theo lời khai của ông Nguyễn Thanh Long, khi được ông Nguyễn Minh Tuấn (cựu Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị & Công trình y tế, Bộ Y tế- PV) báo cáo về việc cấp phép, bị cáo cũng nhắc Tuấn cấp phép tạm thời 6 tháng. “Tôi nhắc cần truyền thông giải thích với người dân đây là việc cấp phép tạm thời. Về cấp phép chính thức, nằm trong cái chung, nôn nóng có sản phẩm chống dịch nên sản phẩm kit test được cấp phép”, cựu Bộ trưởng khai.
Video đang HOT
Trình bày trước tòa, ông Long thừa nhận có phần trách nhiệm trong việc đôn đốc cấp phép.
Đối với việc Phan Quốc Việt đề nghị ông Long để Trung ương dùng kit test Việt Á rồi các địa phương thực hiện theo, bị cáo Long khai đều từ chối và bảo đơn vị nào trúng thầu của công ty nào thì sử dụng kit test của công ty đó.
Bị cáo khẳng định: “Tôi rất quân bình với tất cả các vấn đề. Tôi không thực hiện theo yêu cầu của Việt Á”.
Trả lời câu hỏi thẩm vấn: Bị cáo có ưu ái hay hỗ trợ gì Phan Quốc Việt không, bị cáo Nguyễn Thanh Long cho biết không hề có chuyện ưu ái hay hỗ trợ gì Chủ tịch Việt Á.
Trước câu hỏi: Bị cáo có can thiệp gì giúp Việt Á không? Ông Nguyễn Thanh Long cho hay, duy nhất có can thiệp ở Hải Dương.
Tại tòa, cả bị cáo Phan Quốc Việt và ông Nguyễn Thanh Long đều khai rằng đã quen nhau từ năm 2017, khi cả hai tham gia một cuộc khai trương trạm y tế ở quận 3, TP HCM, nhưng sau đó hai bên không liên lạc.
Trả lời thẩm vấn tại tòa, bị cáo Nguyễn Huỳnh thừa nhận có đề nghị Chủ tịch Việt Á hỗ trợ 2 lần, mỗi lần 1 triệu USD để làm việc.
Trước lời khai của ông Huỳnh, ông Long trình bày: “Tôi không đòi hỏi, gợi ý gì. Trong quá trình điều tra tôi đã thành khẩn, nói với gia đình khắc phục toàn bộ số tiền đó”.
Trước câu hỏi của HĐXX: Bị cáo nói rất công tâm, tại sao Phan Quốc Việt đưa tiền lại nhận, cựu Bộ trưởng trả lời: “Tôi đã sai, tôi xin lỗi”.
Vụ Việt Á: Bị cáo Phan Quốc Việt gây thiệt hại hơn 1.235 tỷ đồng
VKSND Tối cao cho rằng, hành vi của Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt gây thiệt hại số tiền hơn 1.235 tỷ đồng, trong đó thiệt hại cho Ngân sách Nhà nước hơn 402 tỷ đồng...
Liên quan đến vụ Việt Á, bị cáo Phan Quốc Việt vừa bị Tòa án Quân sự Thủ đô Hà Nội tuyên phạt 25 năm tù về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng". Hôm nay (3/1), bị cáo Việt lại hầu tòa cùng 37 người khác.
Vai trò của vợ bị cáo Phan Quốc Việt
Công ty Việt Á có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, gồm 4 cổ đông sở hữu vốn điều lệ. Trong đó, Phan Quốc Việt sở hữu 47,25% vốn điều lệ, bà Hồ Thị Thanh Thủy (vợ của bị cáo Việt) sở hữu 24%.
Theo cáo trạng của VKS Quân sự Trung ương, sau khi được Bộ KH&CN giao đề tài, trên cơ sở tham khảo quy trình do Tổ chức Y tế thế giới công bố, nhóm nghiên cứu Học viện Quân y (HVQY) đã nghiên cứu để tối ưu hóa, đến ngày 9/2/2020 bước đầu tìm ra quy trình chế tạo bộ sinh phẩm RT- PCR sử dụng gene đích là P và E và real- time RT-PCR sử dụng gene đích là P phát hiện vi rút SARS- CoV- 2 trong phòng thí nghiệm.
Ngày 10/2/2020, ông Hồ Anh Sơn (cựu Thượng tá, cựu Phó Giám đốc Viện nghiên cứu y dược học quân sự, HVQY) đã ký biên bản bàn giao quy trình chế tạo bộ sinh phẩm RT-PCR và real- time RT-PCR với Công ty Việt Á để sản xuất thử nghiệm theo yêu cầu của Đề tài nhưng không có nội dung chi tiết về công thức mồi và mẫu dò (dựa trên quy trình này không đủ điều kiện để sản xuất 20.000 test thử nghiệm).
Bị cáo Phan Quốc Việt. Ảnh: CTV
Khoảng cuối tháng 1 và đầu tháng 2/2020, bà Hồ Thị Thanh Thủy (Phó TGĐ Công ty Việt Á) đã nghiên cứu, tối ưu từ các tài liệu do Tổ chức Y tế thế giới, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ và một số nước khác công bố trên mạng Internet và xây dựng quy trình sản xuất kit sử dụng gene đích là N phát hiện vi rút SARS- CoV- 2.
Ngày 7/2/2020, bà Thủy đã nghiên cứu xong quy trình (thành phần tạo nên kit gồm 11 hóa chất) và đặt hàng mua các hóa chất để sản xuất kit phát hiện vi rút SARS- CoV- 2. Khoảng giữa tháng 2/2020, ông Việt đã chỉ đạo vợ mang các bộ kit ra Hà Nội để đánh giá chất lượng.
Ngày 21/2/2020, ông Hồ Anh Sơn và Phan Quốc Việt thống nhất cho chạy thử bộ sinh phẩm do nhóm nghiên cứu của HVQY chế tạo và bộ sinh phẩm do Công ty Việt Á mang đến trên máy real- time tại labo phòng thí nghiệm của HVQY. Kết quả, bộ kit do Công ty Việt Á đưa đến có chất lượng tốt hơn bộ sinh phẩm của HVQY.
Tháng 3/2020, Hội đồng đánh giá, nghiệm thu kết quả giai đoạn 1 đề tài của Bộ KH&CN đã thông qua quy trình do HVQY nghiên cứu, nhưng dựa trên kết quả đánh giá bộ kit của Công ty Việt Á cung cấp và kiến nghị Bộ Y tế xem xét cấp phép để sử dụng phòng, chống dịch.
Cáo buộc của VKSND Tối cao cho rằng, bị cáo Phan Quốc Việt và Trịnh Thanh Hùng (cựu Phó Vụ trưởng Vụ KH&CN các ngành kinh tế - kỹ thuật, Bộ KH&CN) đều biết rõ kết quả nghiên cứu đề tài thuộc sở hữu Nhà nước do Bộ trưởng Bộ KH&CN làm đại diện cho đến khi nghiệm thu, báo cáo với cơ quan có thẩm quyền.
Nhưng do có thỏa thuận và nhận tiền (tổng số tiền 350.000 USD) từ Chủ tịch Việt Á nên bị cáo Hùng đã giúp Công ty Việt Á được tham gia phối hợp nghiên cứu, kiểm định, nghiệm thu và sử dụng kết quả nghiên cứu đề tài để Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành rồi sản xuất, bán thương mại test xét nghiệm.
Việc này đã biến test xét nghiệm từ sản phẩm nghiên cứu thuộc sở hữu của Nhà nước, thành sản phẩm thương mại thuộc sở hữu của Công ty Việt Á.
Ông Hùng thậm chí còn cố ý không tham mưu, thực hiện đúng trách nhiệm chủ sở hữu Nhà nước đối với sản phẩm của đề tài, xâm hại quyền sở hữu, quản lý tài sản của Nhà nước do Bộ KH&CN là đại diện Chủ sở hữu, giúp Công ty Việt Á bán thương mại trái phép, gây thiệt hại số tiền hơn 1.235 tỷ đồng.
Cáo trạng của VKSND Tối cao xác định, hành vi của bị cáo Việt gây thiệt hại số tiền hơn 1.235 tỷ đồng, trong đó thiệt hại cho Ngân sách Nhà nước hơn 402 tỷ đồng.
Đối với hành vi sai phạm của ông Trịnh Thanh Hùng và Phan Quốc Việt gây thất thoát 18,98 tỷ đồng tiền Ngân sách chi cho nghiên cứu đề tài đã được CQĐT tra hình sự Bộ Quốc phòng điều tra, xét xử theo thẩm quyền nên không đề cập xử lý trong vụ án này.
Những người liên quan
Đối với một số cá nhân tại Bộ KH&CN gồm các ông: Huỳnh Thành Đạt (Bộ trưởng Bộ KH&CN), Trần Văn Tùng (nguyên Thứ trưởng Bộ KH&CN), Nguyễn Đình Hậu (Vụ trưởng Vụ KH&CN) có trách nhiệm liên quan trong việc quản lý, khen thưởng, thông tin tuyên truyền Đề tài.
Nhưng VKSND Tối cao cho rằng, các cá nhân trên không can thiệp, tác động hoặc thông đồng, thỏa thuận; cũng không được hưởng lợi nên Cơ quan CSĐT Bộ Công an không xem xét trách nhiệm hình sự, kiến nghị xử lý theo quy định về Đảng, chính quyền là phù hợp.
Ông Nguyễn Trường Sơn (nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế) đã ký 2 quyết định cấp số đăng ký lưu hành tạm thời và chính thức cho test xét nghiệm để Công ty Việt Á sản xuất, bán thương mại thu thời bất chính, gây thiệt hại Ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, đây không phải lĩnh vực ông Sơn phụ trách. Ông Sơn không thông đồng, thỏa thuận để làm lợi cho Công ty Việt Á, cũng không có động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác, hơn nữa ông đã bị UBKTTW và Thủ tướng ra quyết định kỷ luật nên Cơ quan CSĐT Bộ Công an vận dụng các quy định của pháp luật, miễn trách nhiệm hình sự là có căn cứ.
Ông Trương Quốc Cường (cựu Thứ trưởng Bộ Y tế), từng là Chủ tịch Hội đồng cấp số đăng ký lưu hành nhưng đã thiếu kiểm tra trong việc cấp số đăng ký lưu hành, giá hiệp thương.
Theo đánh giá của VKSND Tối cáo, ông Cường không thông đồng; không có động cơ vụ lợi, động cơ cá nhân, các sai phạm trên, trách nhiệm chính thuộc về cựu Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long và các bị can nên CQĐT không xem xét trách nhiệm đối với ông Cường là phù hợp.
Đối với một số cá nhân tại Bộ Tài chính gồm các ông: Đỗ Hoàng Anh Tuấn (nguyên Thứ trưởng), Nguyễn Anh Tuấn (nguyên Cục trưởng Cục giá) có liên quan đến Hiệp thương giá, kiểm tra giá hiệp thương.
Nhưng theo VKSND Tối cao, việc Hiệp thương thuộc trách nhiệm của Bộ Y tế. Hơn nữa, khi kiểm tra hiệp thương, hai ông đã đề nghị Trưởng đoàn kiểm tra chi phí, không thông đồng, không có động cơ vụ lợi, chủ động khai báo, tích cực hợp tác để làm rõ bản chất vụ án nên CQĐT không xem xét trách nhiệm hình sự là phù hợp.
Chuỗi sai phạm trong vụ Việt Á khiến Phan Quốc Việt và 37 bị cáo phải hầu tòa Bằng thủ đoạn tinh vi, được tính toán kỹ lưỡng, Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt biến test xét nghiệm từ sản phẩm nghiên cứu của đề tài thuộc sở hữu của Nhà nước thành sản phẩm của công ty, sản xuất, bán giá nâng khống, thu lợi bất chính số tiền lớn. Liên quan đến vụ Việt Á, ngày 3/1/2024, Chủ...