Cựu Bộ trưởng Mai Tiến Dũng bị tuyên phạt 30 tháng tù treo, thử thách 5 năm
Sau 5 ngày xét xử và nghị án kéo dài, chiều 20/1, Hội đồng xét xử sơ thẩm TAND TP Hà Nội đã ra phán quyết đối với các bị cáo trong vụ án “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng và một số địa phương liên quan.
Trong phần tuyên án, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng vắng mặt. Trước đó, bị cáo Dũng có mặt ngày đầu tiên trong phiên tòa để trình bày lời khai trước Hội đồng xét xử và đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa. Khi được đưa tới tòa, bị cáo Dũng rất yếu, luôn phải có hai người dìu.
Một bị cáo khác cũng vắng mặt từ ngày đầu xét xử cho tới khi tuyên án là bị cáo Nguyễn Hồng Giang (cựu Cục trưởng Cục trưởng Cục Thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 2, Thanh tra Chính phủ). Luật sư của bị cáo Giang cho biết, bị cáo Giang bị bệnh nặng, liệt nửa người, không đủ điều kiện sức khỏe tới dự tòa. Quá trình điều tra, bị cáo Giang hợp tác, khai báo thành khẩn.
Hội đồng xét xử nhận định, hành vi của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, gây ảnh hưởng môi trường đầu tư, gây ảnh hưởng việc huy động các nguồn lực cho sự phát triển cho địa phương và đất nước, gây bức xúc trong dư luận.
Hành vi của các bị cáo thể hiện suy thoái, băng hoại về đạo đức và lối sống của một bộ phận cán bộ, làm mất niềm tin uy tín vào các cấp chính quyền. Do đó, việc khởi tố, truy tố, đưa các bị cáo ra xét xử áp dụng hình phạt nghiêm minh, tương xứng mức độ tính chất hành vi là cần thiết, nhằm xử lý nghiêm các cá nhân có hành vi đi ngược lại lợi ích của Nhà nước và nhân dân và để đấu tranh phòng ngừa tội phạm nói chung.
Tuy nhiên, Hội đồng xét xử cũng ghi nhận tình tiết giảm nhẹ của các bị cáo như: Thành khẩn khai báo, ăn năn hối lỗi, tích cực khắc phục hậu quả vụ án, nhân thân tốt, có thành tích trong công tác, gia đình có công với cách mạng…
Theo Hội đồng xét xử, quá trình điều tra và xét hỏi công khai tại phiên tòa, có đủ cơ sở xác định, Dự án Đại Ninh của Công ty Sài Gòn Đại Ninh có nhiều sai phạm, từng bị kiến nghị thu hồi theo Kết luận số 929 của Thanh tra Chính phủ.
Tuy nhiên, bị cáo Nguyễn Cao Trí (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Giáo dục Văn Lang, Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh) đã mua lại Công ty Sài Gòn Đại Ninh và chi hơn 7 tỷ đồng hối lộ nhiều cựu lãnh đạo tại Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Tỉnh ủy Lâm Đồng, UBND tỉnh Lâm Đồng. Ngoài ra, bị cáo Trí còn có lời khai đưa hối lộ 10 tỷ đồng cho ông Trần Văn Minh, lúc đó là Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, do ông Minh đã qua đời nên cơ quan tố tụng không xem xét.
Qua việc đưa hối lộ, bị cáo Trí đã gián tiếp làm thay đổi nội dung kết luận thanh tra, khiến Dự án Đại Ninh từ việc phải “thu hồi” thành “giãn tiến độ, cho tiếp tục thực hiện”. Sau đó, bị cáo Trí mua lại dự án này nhưng không thực hiện mà bán lại cho Tập đoàn Novaland, thu lời bất hợp pháp số tiền hơn 2.700 tỷ đồng.
“Đây là vụ án là điển hình về sai phạm trong hoạt động thanh tra, có sự cấu kết của các đối tượng trong và ngoài cơ quan nhà nước. Bị cáo Trí có vai trò xuyên suốt, vì động cơ vụ lợi đã hối lộ hàng loạt cán bộ, lãnh đạo để được thay đổi đăng ký kinh doanh Công ty Sài Gòn Đại Ninh, thay đổi kết luận thanh tra trái quy định. Qua đây, bị cáo Trí hưởng lợi bất hợp pháp số tiền đặc biệt lớn”, chủ tọa phiên tòa nhấn mạnh.
Video đang HOT
Đối với bị cáo Mai Tiến Dũng, Hội đồng xét xử nhận thấy, bị cáo Dũng phạm tội khi giữ chức Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Bị cáo Dũng đã nhận đơn kiến nghị từ bị cáo Trí, sau đó bút phê rồi giao cấp dưới là bị cáo Trần Bích Ngọc xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ. Từ đây, Thanh tra Chính phủ có căn cứ lập đoàn kiểm tra, sửa đổi Kết luận số 929 đã ban hành trước đó. Do vậy, bị cáo Dũng được bị cáo Trí “cám ơn” số tiền 200 triệu đồng.
Bản án sơ thẩm cũng xác định, các bị cáo còn lại vì động cơ vụ lợi mà làm trái quy định, giúp bị cáo Trí thâu tóm Dự án Đại Ninh. Bị cáo Trí sau đó bán lại dự án cho Novaland, đến nay đã được thanh toán 2.700 tỷ đồng. Việc này có một phần trách nhiệm của Tập đoàn Novaland. Do vậy, phải tịch thu xung công quỹ số tiền 2.700 tỷ đồng. Bị cáo Trí đã nộp 442 tỷ đồng nên phải tiếp tục truy thu số tiền còn lại. Dự án Đại Ninh cũng phải được thu hồi về cho Nhà nước.
Bị cáo Trần Văn Hiệp.
Các bị cáo trong vụ án công tác ở Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Tỉnh ủy Lâm Đồng, UBND tỉnh Lâm Đồng đều là những người có học hàm, học vị cao nên biết được những hành vi nào đúng pháp luật, làm sai phải chịu trách nhiệm. Dù vậy, vì động cơ vụ lợi mà họ cố tình phạm tội nên cần xử lý nghiêm. Tuy nhiên, các bị cáo được ghi nhận các tình tiết giảm nhẹ như: Nộp tiền khắc phục hậu quả, thành khẩn khai báo, có nhiều thành tích trong công tác…
Từ những phân tích, đánh giá trên, Hội đồng xét xử tuyên phạt các bị cáo:
Mai Tiến Dũng (cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ) 30 tháng tù treo về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Bị cáo Dũng phải chịu thêm thời gian thử thách là 5 năm, sau khi chấp hành xong hình phạt tù.
Trần Đức Quận (cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng) 5 năm 6 tháng tù về tội “Nhận hối lộ”.
Trần Văn Hiệp (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng) 6 năm 6 tháng tù về tội “Nhận hối lộ”.
Lê Quốc Khanh (cựu Phó Cục trưởng Cục Thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 2, Thanh tra Chính phủ) 3 năm 6 tháng tù về tội “Nhận hối lộ”.
Nguyễn Ngọc Ánh (cựu Chánh Thanh tra tỉnh Lâm Đồng) 3 năm tù về tội “Nhận hối lộ”.
Nguyễn Nho Định (cựu Thanh tra viên Cục II, Thanh tra Chính phủ) 2 năm tù về tội “Nhận hối lộ”.
Hoàng Văn Xuân (cựu Thanh tra viên chính Cục II, Thanh tra Chính phủ) 3 năm tù về tội “Nhận hối lộ”.
Trần Bích Ngọc (cựu Vụ trưởng Vụ Theo dõi công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả – Văn phòng Chính phủ) 14 tháng 21 ngày tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Hội đồng xét xử xác định, bị cáo Ngọc đã chấp hành xong hình phạt tù.
Nguyễn Hồng Giang (cựu Cục trưởng Cục trưởng Cục Thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 2, Thanh tra Chính phủ) 24 tháng tù treo về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Nguyễn Cao Trí (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Giáo dục Văn Lang, Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh 3 năm tù về tội “Đưa hối lộ”. Tổng hợp với bản án 6 năm tù trong vụ án Trương Mỹ Lan, bị cáo Trí phải thi hành hình phạt chung là 9 năm tù.
Điểm chung trong 12 lần nhận hối lộ của cựu Bí thư và cựu Chủ tịch Lâm Đồng
Theo cáo trạng, ông Nguyễn Cao Trí đã 5 lần đưa hối lộ cho cựu Bí thư tỉnh Lâm Đồng Trần Đức Quận và 7 lần cho cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp.
Trong vụ án xảy ra tại dự án Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh (tỉnh Lâm Đồng), VKSND Tối cao truy tố cựu Bí thư tỉnh Lâm Đồng Trần Đức Quận và cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp cùng về tội Nhận hối lộ.
Theo cáo trạng, ông Quận với vai trò là Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng đã thực hiện công việc theo yêu cầu của ông Nguyễn Cao Trí (Tổng giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh, Chủ tịch Công ty Đầu tư và Giáo dục Văn Lang), chỉ đạo cán bộ dưới quyền thực hiện các thủ tục.
Từ đó, Công ty Sài Gòn Đại Ninh được gia hạn, giãn tiến độ dự án Đại Ninh trái quy định.
Ông Trần Đức Quận (Ảnh: L.Đ.).
Hành vi cụ thể của ông Quận, theo cáo trạng, là chỉ đạo, can thiệp, tác động đến ông Hiệp và Phó chủ tịch tỉnh Đặng Trí Dũng trong việc cấp Giấy chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh của Công ty Sài Gòn Đại Ninh (SGĐN), thay đổi người đại diện pháp luật công ty sang cho ông Trí; đồng thuận với Thanh tra Chính phủ không thu hồi, cho giãn tiến độ dự án.
Ông Quận cũng bị cáo buộc có thái độ quan tâm, chỉ đạo việc triển khai thực hiện Kết luận số 1033, để ông Trí hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xác định nghĩa vụ tài chính, tính giá đất, quy hoạch, xây dựng... để triển khai dự án Đại Ninh.
Theo VKSND Tối cao, ông Quận đã nhận 2,1 tỷ đồng, thông qua 5 lần được ông Trí đưa hối lộ.
Cụ thể, thời điểm đưa tiền là vào các ngày 25/11/2020, 15/3/2021, 30/3/2021, 19/10/2021 và 12/1/2022 (dịp Tết Nguyên đán) với lần lượt là 200 triệu đồng, 500 triệu đồng, 400 triệu đồng, 500 triệu đồng và 500 triệu đồng.
Với ông Hiệp, cơ quan tố tụng cáo buộc cựu Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng đã nhận sự chỉ đạo của ông Quận và có mối quan hệ với ông Trí, để chỉ đạo cấp dưới giúp Công ty SGĐN thực hiện các thủ tục thay đổi Kết luận 929 không thu hồi, gia hạn dự án trái quy định pháp luật.
Theo cáo trạng, ông Hiệp đã nhận 4,2 tỷ đồng từ đại gia Nguyễn Cao Trí.
Ông Trần Văn Hiệp (Ảnh: L.Đ.).
Cụ thể, lần đầu tiên vào cuối tháng 11/2020, tại phòng làm việc của ông Hiệp ở UBND tỉnh, Trí đưa cho ông Hiệp 200 triệu đồng và đề nghị được quan tâm, tạo điều kiện thực hiện các thủ tục liên quan đến dự án Đại Ninh.
Lần thứ 2, ngày 15/3/2021, sau khi kết thúc cuộc họp với tổ công tác của Thanh tra Chính phủ, ông Trí đến phòng làm việc của ông Hiệp và đưa 500 triệu đồng.
Lần tiếp theo vào ngày 29/3/2021, trước khi diễn ra cuộc họp giữa Thanh tra Chính phủ với UBND tỉnh Lâm Đồng về kết quả xác minh đơn của Công ty SGĐN, ông Trí đã đến nhà riêng của ông Hiệp, đưa 500 triệu đồng để "tranh thủ ủng hộ của Hiệp".
Lần thứ 4 là ngày 19/10/2021, sau cuộc họp với các Sở, Ngành về tính tiền sử dụng đất để Công ty SGĐN thực hiện nghĩa vụ tài chính, ông Trí đến nhà riêng của ông Hiệp, đưa 1 tỷ đồng.
Sau đó, khi gần đến Tết Nguyên đán năm 2022, khi tham gia cuộc họp với UBND tỉnh, các sở, ngành về việc thực hiện các thủ tục để gia hạn, giãn tiến độ dự án, ông Trí đến phòng làm việc của ông Hiệp và đưa tiếp 1 tỷ đồng.
Đến ngày 27/5/2022, sau cuộc họp với Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng về xác định nghĩa vụ tài chính của Công ty SGĐN, ông Trí đưa cho vị Chủ tịch tỉnh 500 triệu đồng tại phòng làm việc.
Lần cuối cùng là trước Tết Nguyên đán 2023, tại nhà riêng của ông Hiệp, ông Trí đưa 500 triệu đồng.
Ông Nguyễn Cao Trí (Ảnh: FB).
Theo cáo trạng, những lần Trí đưa tiền cho 2 vị cựu lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng nêu trên đều vào các thời điểm UBND tỉnh Lâm Đồng, Thanh tra Chính phủ từng bước tạo điều kiện cho ông Trí được tiếp tục thực hiện dự án Đại Ninh.
Số tiền nhận hối lộ trên, cơ quan tố tụng cho biết ông Hiệp và ông Quận đã tác động gia đình nộp lại toàn bộ vào tài khoản tạm giữ của cơ quan điều tra.
Bữa ăn sáng với 'đại gia' và bút phê của ông Mai Tiến Dũng Liên quan đến sai phạm tại dự án Đại Ninh, ông Mai Tiến Dũng (cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP) bị đề nghị truy tố tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Kết luận điều tra chỉ ra rằng, sau khi đạt được thỏa thuận chuyển nhượng dự án Đại Ninh với bà Phan Thị Hoa, ông...