Cựu Bộ trưởng Indonesia bị bắt vì tham nhũng
Ngày 17-10, ông Andi Alfian Mallarangeng, cựu Bộ trưởng Thanh niên và Thể thao Indonesia đã bị Ủy ban Chống Tham nhũng Quốc gia (KPK) bắt giữ vì bị cáo buộc tham nhũng từ các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho Sea Games 26, trong thời gian ông này còn đương chức.
Đại diện của KPK, ông Johan Budi cho biết, việc bắt giữ ông Andi nhằm đẩy nhanh quá trình điều tra kết thúc sớm vụ án và làm rõ trách nhiệm hình sự đối với những đối tượng bị cáo buộc liên quan đến tham nhũng từ dự án xây dựng khu Trung tâm Thể thao Hambalang phục vụ cho Sea Games 26, khi Indonesia là nước chủ nhà hồi năm 2011. Đây là lần thứ 2 ông Andi bị tạm giam trong quá trình điều tra của KPK. Hồi tháng 7 vừa qua, ông đã từng bị cơ quan này bắt giữ vì bị cáo buộc lạm dụng chức quyền, trục lợi cho bản thân và bè phái của mình gây thiệt hại cho nhà nước hơn 463 tỷ rupiah (gần 47 triệu USD). Ngoài ra, KPK cũng bắt giam một số đồng phạm của ông Andi là Vụ trưởng Kế hoạch Bộ Thanh niên và Thể thao Deddy Kusdinar và Teuku Bagus Mukhamad Noor, cựu Giám đốc điều hành Công ty xây dựng nhà nước Persero.
Theo ANTD
Trộm điện có thể bị xử lý hình sự
Theo quy định mới ban hành của Chính phủ, cá nhân hoặc tổ chức ăn cắp điện nhẹ sẽ bị phạt 2 triệu đồng, nặng nhất sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Từ ngày 1/12 tới, Nghị định mới quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sẽ có hiệu lực.
Theo đó, với hành vi ăn trộm điện, Chính phủ áp dụng mức phạt nhẹ nhất là 2 triệu đến 5 triệu đồng khi lượng điện mất cắp dưới 1.000 kWh và nặng nhất sẽ phạt từ 45 triệu đến 50 triệu đồng nếu trộm từ 18.000 đến dưới 20.000 kWh. Với trường hợp trộm cắp từ 20.000 kWh trở lên, cơ quan quản lý sẽ chuyển hồ sơ để truy cứu trách nhiệm hình sự.
Từ ngày 1/12/2013, ăn cắp lượng lớn điện sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Liên quan đến bảo vệ hành lang an toàn lưới điện, Nghị định quy định mức phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng với việc chặt và để cây đổ vào lưới điện; xây nhà, công trình lên hành lang bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm. Những hành vi như trồng cây hoặc để cây vi phạm khoảng cách an toàn đối với đường dây dẫn điện trên không, trạm điện, thả diều hoặc bất kỳ vật gì gây sự cố lưới điện sẽ bị phạt tối đa 5 triệu đồng.
Quy định xử phạt được đưa ra sau khi có nhiều sai phạm làm ảnh hưởng đến lưới điện truyền tải trong thời gian qua. Hy hữu là vào tháng 5/2013, một xe cần cẩu ở Bình Dương khi làm nhiệm vụ cẩu cây dầu đã vi phạm hành lang an toàn lưới điện đường dây 500 kV, khiến nhiều tỉnh thành phía Nam mất điện dẫn tới thiệt hại lớn cho ngành điện, doanh nghiệp và các hộ dân trên địa bàn.
Bên cạnh đó, Nghị định cũng áp mức phạt với các hành vi không đảm bảo an toàn đập thủy điện, không có phương án phòng chống lũ lụt cho vùng hạ du do xả lũ khẩn cấp hoặc tình huống vỡ đập thủy điện. Mức phạt cao nhất theo Nghị định mới sẽ lên tới 200 triệu đồng.
Huyền Thư
Theo VNE
Dắt 'cave' về nhà nhậu, chém cha vợ toác đầu Dắt 2 gái bán dâm về nhà nhậu trước mặt vợ, nhưng khi bị cha vợ dạy bảo thì Hường vác dao chém ông này toác đầu. Ngày 4/9, Công an TP.Pleiku (Gia Lai), cho biết vừa tiếp nhận can phạm Nguyên Xuân Hường (34 tuổi, quê Phù Mỹ, Bình Định) từ công an huyện Phù Mỹ để tiếp tục hoàn tất các...