Cựu binh Úc trả lại thêm kỷ vật của bộ đội Việt Nam
Nhóm cựu binh Úc trong dự án “Những linh hồn phiêu bạt” vào tháng 11 này sẽ trở lại Việt Nam, mang trả lại thêm những kỷ vật của bộ đội Việt Nam mà các binh sỹ Úc đã mang về nước trong những năm tháng chiến tranh.
Bob Hall (phải) và Derill de Heer tại Yên Dũng, Bắc Giang, ngày 28/7/2013.
Theo Derrill de Heer, cựu binh Úc từng tham chiến ở Việt Nam, nhóm “Những linh hồn phiêu bạt” của ông cùng Tiến sỹ Bob Hall, cũng là một cựu binh tham chiến ở Việt Nam, sẽ trở lại Việt Nam từ ngày 7-22/11 tới. Dự án “Những linh hồn phiêu bạt”, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Xung đột vũ trang và Xã hội của Úc, Đại học New South Wales, Canberra, do tiến sỹ Bob Hall và Derrill de Heer sáng lập, nhằm nghiên cứu các chiến dịch của Úc từ năm 1966 đến 1971 tại Phước Tuy (nay thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) và Biên Hòa (nay thuộc tỉnh Đồng Nai).
Dự án của họ đã chuyển cho chính phủ Việt Nam và một số nhóm cựu chiến binh nhiều thông tin đánh dấu vị trí những địa điểm binh sỹ Úc và New Zealand đã chôn cất bộ đội Việt Nam.
Dự án Những linh hồn Phiêu bạt cũng kêu gọi các cựu binh Úc và New Zealand trao trả những kỷ vật chiến tranh mà họ còn lưu giữ suốt gần 40 qua. Thành quả của họ được thấy trong lần trao trả cuốn sổ thơ “Lá thư xuân” của người lính họ Phan cùng một cuốn sơ yếu lý lịch và một chiếc khăn quàng cổ vào những ngày đầu tháng 4/2012. Tháng 7 năm ngoái, Bob Hall và Derrill de Heer đã trở lại Việt Nam, trao trả trên 150 di vật của các liệt sỹ Việt Nam các binh sỹ Úc và New Zealand lưu giữ trong cuộc chiến tranh Việt Nam từ 1966-1971.
Trong lần trở lại Việt Nam sắp tới, họ mong muốn được gặp gỡ và trò chuyện cùng các tướng lĩnh cấp cao của Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Ngoài ra, họ cũng dự định trả lại thêm các kỷ vật chiến tranh như giấy khen, sổ nhật ký, tranh, ảnh mà binh sỹ Úc và New Zealand đã lưu giữ mấy chục năm qua cho các gia đình ở Việt Nam.
Cuốn sổ da cá sấu có nhiều bài thơ, văn và bài hát
Trong số những kỷ vật các cựu binh Úc dự định trao trả lần này có cuốn sổ nhật ký do David Keay, một binh sỹ Úc, tìm thấy tại một bệnh viện dã chiến của đơn vị quân y K76 quân đội Việt Nam vào thời gian gần lễ giáng sinh năm 1969. Cuốn nhật ký được tìm thấy trong một chiếc túi nhựa màu xanh cùng với một quyển vở bài tập của học sinh có chữ viết tay và một cuốn sách in.
Video đang HOT
Cuốn nhật ký bọc da cá sấu gồm rất nhiều các trích đoạn ngắn thơ, văn, bài hát. Nhiều trích đoạn có chữ ký các bạn của người viết nhật ký và cũng thuộc bệnh viện K76. Dường như tên của người sở hữu là Hong. Trong cuốn nhật ký có một trang do Hong viết thay một chiến sỹ có sức khỏe rất yếu, hoặc không biết chữ. Đằng sau cuốn nhật ký là một phong bì có địa chỉ.
Ngoài ra, trong những kỷ vật trao trả lần này còn có bức ảnh mà nhóm “Những linh hồn phiêu bạt” cho là ảnh “Thành hoàng làng”, được một binh sỹ Úc tìm thấy ở một ngôi chùa tại làng Long Phước, Phước Tuy (nay là Bà Rịa Vũng Tàu) vào ngày 19/6/1966.
Bức ảnh được cho là “Thành hoàng làng”.
Derrill de Heer cho biết nhóm của ông dự kiến sẽ liên lạc với quan chức tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và sẽ trao bức ảnh cho Long Phước hoặc nếu may mắn, cho chính ngôi chùa trước kia.
Hình ảnh một số kỷ vật dự kiến được “Những linh hồn phiêu bạt” trao trả lần này:
Một tờ bằng khen.
Một bức tranh khác được tìm thấy ở ngôi chùa tại Long Phước.
Vũ Quý
Theo Dantri
Mexico: Bi kịch rùng rợn trong địa ngục "tình thương"
Hàng trăm trẻ em bị hãm hiếp, ngược đãi và bỏ đói trong nhà tình thương suốt thời gian dài.
Ngày 16/7, các công tố viên Mexico cho biết họ vừa giải cứu được 607 trẻ em và thanh niên trong một cuộc đột kích vào một nhà tình thương nổi tiếng, trong đó có nhiều em bị lạm dụng tình dục, hành hạ và bỏ đói trong thời gian dài.
Sau khi được giải cứu, nhiều em đã kể lại những câu chuyện rùng rợn khi bị các nhân viên trong nhà tình thương ép buộc quan hệ tình dục và bị nhốt trong các buồng biệt giam nhỏ hẹp mà không được ăn uống nếu các em phản đối. Có đến 10 nạn nhân bị suy dinh dưỡng trầm trọng đến mức cảnh sát không thể xác định được tuổi của các em.
Cảnh sát giải cứu hàng trăm trẻ em khỏi địa ngục mang tên "Nhà Tình thương"
Ông Tomas Zeron, Cục trưởng Cục Điều tra liên bang Mexico cho biết: "Nạn nhân số 4 cho biết cô bị ép vào nhà tình thương từ khi cô 18 tuổi. Cô đã bị một quản lý của nhà tình thương hãm hiếp nhiều lần đến mức có thai. Chính người đó đã nhiều lần đánh đập cô để khiến cô sẩy thai."
Hai cậu bé khác khai với các điều tra viên rằng họ đã bị một nam nhân viên của nhà tình thương ép buộc phải quan hệ tình dục bằng miệng và đe dọa sẽ "sát hại và bán nội tạng" nếu họ từ chối.
Cảnh sát Mexico đã mở cuộc đột kích vào nhà tình thương "Đại Gia đình" ở thành phố Zamora, bang Michoacan và giải phóng 6 bé sơ sinh, 154 bé gái, 278 bé trai, 50 phụ nữ và 109 đàn ông đang sống chen chúc giữa 20 tấn rác thải trong khu nhà này.
9 nhân viên nhà tình thương đã bị cảnh sát bắt giữ và thẩm vấn, tuy nhiên một vài người trong số họ đã tìm cách bảo vệ những đứa trẻ tội nghiệp và đứng ra tố cáo với cảnh sát.
Chủ của nhà tình thương bị cảnh sát bắt giữ
Nhà chức trách Mexico cho biết nhà tình thương này từng được coi là một "thiên đường" của những người bất hạnh và chính phủ đã nhiều lần cấp kinh phí, thậm chí đưa trẻ mồ côi tới địa chỉ trên. Tuy nhiên chính danh tiếng của nó đã khiến các cơ quan chính phủ lơ là trong việc giám sát, khiến các nhân viên nhà tình thương có thể lộng hành và lạm dụng các cháu.
Thế nhưng ít ai biết được bên trong ngôi nhà này, các trẻ em bị nhốt trong điều kiện vô cùng tồi tệ, phải ăn các loại cơm thiu canh cặn và ngủ giữa nền nhà lúc nhúc chuột bọ, ruồi nhặng trong phần lớn quãng đời của mình.
Cô Veronica Gamina cho biết cách đây 4 năm cô đưa đứa con trai 9 tuổi của mình tới nhà tình thương này bởi cô phải đi làm xa và không thể chăm sóc cho nó. Đến khi cô quay lại để nhận con, nhà tình thương này đòi cô phải thanh toán 2.800 USD tiền chuộc, khiến Gamina phải ngậm ngùi quay về vì không xoay đâu ra tiền.
Cơ quan chức năng Mexico thông báo về vụ việc
Những câu chuyện khủng khiếp bên trong nhà tình thương này chỉ bị phanh phui sau khi một số phụ huynh nộp đơn tố cáo với nhà chức trách rằng họ không được phép thăm con cái tại nhà tình thương.
Cảnh sát đã bắt giữ Rosa del Carmen Verduzco, chủ của nhà tình thương này, tuy nhiên bà ta đã phải ngay lập tức nhập viện vì cao huyết áp.
Với biệt danh "Mẹ Rosa", bà Verduzco là một nhà hoạt động bảo vệ quyền trẻ em có tiếng ở địa phương bởi bà này thường xuyên tiếp đón các chính trị gia tới thăm nhà tình thương, trong đó có cựu Tổng thống Vicente Fox và cựu Thống đốc bang Michoacan Leonel Godoy.
Theo Khampha
Pháo binh Việt Nam ở Điện Biên Phủ 1954 mạnh cỡ nào? Một trong những yếu tố then chốt làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ 1954lẫy lừng phải kể tới sự góp công lớn từ bộ đội pháo binh. Ta có bao nhiêu pháo ở Điện Biên Phủ 1954? Trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, quân đội ta lần đầu lực lượng pháo lớn, hiện đại hơn so với các chiến dịch Tây...