Cựu binh Pháp chia sẻ về ký ức Điện Biên Phủ
65 năm đã trôi qua, những người lính trẻ của Pháp từng tham gia trận đánh tại Điện Biên Phủ nay đều đã trên dưới 90 tuổi.
Một số người đã ra đi, một số khác đã không còn minh mẫn. Nhưng trong tâm trí họ, ký ức về Điện Biên Phủ, dù đã qua hơn 6 thập kỷ, vẫn còn rất mạnh mẽ. Họ vẫn giữ ký ức về những trận đánh đẫm máu, những cảm giác hổ thẹn khi bị bắt làm tù binh, nhưng luôn có sự tôn trọng đối với những người bộ đội Việt Nam.
Đại tá Jacques Allaire trả lời phóng viên VOV.
Trong căn hộ xinh xắn ở thành phố Tours ở miền Trung nước Pháp, cách thủ đô Paris 250km, Đại tá Jacques Allaire vẫn còn giữ trọn vẹn trong tâm trí những gì đã diễn ra tại Điện Biên Phủ 65 năm trước. Không chỉ vì mới cách đây vài tháng, ông đã được sống lại cùng ký ức khi tháp tùng Thủ tướng Pháp Édouard Philippe thăm lại Điện Biên mà còn bởi trận chiến Điện Biên Phủ là dấu mốc quan trọng nhất trong cuộc đời binh nghiệp của ông.
Anh lính trẻ Allaire ngày đó sau này kể lại trong các cuốn sách về Điện Biên Phủ rằng đã ước gì có thể đào đất chui xuống khi phải hứng chịu những trận pháo dội như ngày tận thế của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ám ảnh về hoả lực kinh hoàng đó càng khiến Jacques Allaire bất mãn hơn khi nhớ lại thái độ của các tướng lĩnh chỉ huy Pháp ngày đó trước một đối thủ mà những người lính trực tiếp chiến đấu như ông vô cùng xem trọng.
“Tôi vẫn nhớ vài ngày trước khi trận chiến nổ ra hôm 13/3, các chỉ huy Pháp đến thị sát Điện Biên Phủ lần cuối. Tướng Navarre có hỏi tướng De Castres là ông đã có đủ người chưa? Ông có muốn tôi điều thêm cho ông 1 vài tiểu đoàn không? Tướng De Castres có trả lời rằng không phải lo, ông ấy đã có đủ người để đẩy lùi bộ đội Việt Minh.
Rồi tướng Navarre có hỏi một Đại tá chỉ huy pháo binh, người sau này thiệt mạng trong trận chiến, là tin tình báo cho biết là bộ đội Việt Nam có pháo binh, ông cũng biết đấy chứ? Vị này trả lời là cứ yên tâm, chúng tôi sẽ giải quyết nhanh gọn. Chính thái độ tự mãn đó của các tướng lĩnh Pháp là một trong những nguyên nhân khiến Pháp bại trận, trong khi các đơn vị chúng tôi, những người đã chiến đấu với bộ đội nhiều trận, chúng tôi hết sức xem trọng bộ đội Việt Minh. Trong khi quân đội của Bảo Đại không phải là đội quân có động lực và thực sự mang ý nguyện độc lập của nhân dân thì bộ đội Việt Minh thực sự là những chiến binh. Họ có tinh thần quả cảm và có ý chí độc lập”, ông Jacques Allaire nhớ lại.
Khác với Jacques Allaire đã có những hiểu biết nhất định về bộ đội Việt minh và chiến trường Đông Dương từ năm 1945, hơn 65 năm trước, Pierre Bonny chỉ là một anh binh nhất lính dù, được lệnh nhảy xuống Điện Biên Phủ vào thời khắc Pháp cận kề thất bại tháng 4/1954. Khi ấy, Pierre Bonny mới 19 tuổi, thuộc tiểu đội 4 trung đoàn II/1 lính dù, dưới sự chỉ huy trực tiếp của tướng Bigeard, có nhiệm vụ đánh chiếm lại đồi A1. Vài năm trước, khi trò chuyện cùng chúng tôi về Điện Biên Phủ, Pierre Bonny đã không ngần ngại nói rằng mình “hối tiếc vì đã tham gia cuộc chiến tại Việt Nam”.
Video đang HOT
Và ông cũng không ngạc nhiên về lí do đã làm nên chiến thắng của bộ đội Việt Nam. “Tôi nghĩ rằng bộ đội Việt Nam đã chiến thắng đơn giản vì họ xứng đáng chiến thắng. Họ đã làm mọi điều để chiến thắng. Họ đặc biệt dũng cảm, đặc biệt kiên cường. Dĩ nhiên là Bộ chỉ huy quân đội Pháp cũng đã phạm những sai lầm nghiêm trọng, đặc biệt là đã nhầm lẫn về khả năng tiếp viện của không quân cho căn cứ Điện Biên Phủ.
Trên thực tế thì các máy bay Pháp đã không thể tiếp viện trong thời gian dài mà đã bị ghim trên mặt đất bởi pháo binh của bộ đội Việt Minh. Vì vậy, một mặt là đã có những sai lầm nghiêm trọng từ phía quân Pháp và mặt khác, đối mặt với chúng tôi là ý chí, sự dũng cảm và sự kiên cường bền bỉ của những chiến sĩ Việt Minh. Họ đã chiến thắng vì họ xứng đáng với điều đó”.
Từng bị bắt làm tù binh, nhưng ông Bonny không giữ trong mình sự hận thù, vì như ông nóibộ đội Việt Minh không có ý định làm hại ông và ông cũng chưa từng bị ngược đãi về thân xác. Với ký ức khôn nguôi về Điện Biên Phủ, về một quãng đời tuổi trẻ dữ dội ở đó, Pierre Bonny sau này đã cùng các cựu chiến binh và vợ quay lại thăm chiến trường xưa, chứng kiến cuộc sống được gây dựng lại và phát triển ở nơi từng diễn ra các trận đánh ác liệt nhất.
Tại Pháp, đa số các cựu binh Đông Dương ngày trước cũng đã hành xử như Pierre Bonny. Họ chọn cách quay lại, nhìn lại những ký ức đau đớn đã khiến nhiều người trở nên cực đoan, nhưng như Đại tá Jacques Allaire thừa nhận, thời gian bị giữ làm tù binh đã khiến ông có cái nhìn cảm thông hơn với những bộ đội Việt Minh phía bên kia chiến tuyến, vì ông hiểu quá khứ, để hướng đến những điều tốt đẹp hơn trong quan hệ giữa hai đất nước Việt Nam và Pháp. Không phải không có rằng nếu đặt mình vào vị trí đó, ông cũng sẽ hành động như thế, vì những bộ đội Việt minh đã đứng lên cầm súng để bảo vệ và để giành lại độc lập cho tổ quốc của mình./.
Theo Quang Dũng/VOV-Paris
Toàn cảnh hiện trường cháy Nhà thờ Đức Bà Paris
Ngọn tháp của Nhà thờ Đức Bà lịch sử đã bị sụp đổ khi cấu trúc bằng gỗ chống đỡ mái nhà bị ngọn lửa tàn phá. Ngọn lửa đã lan sang một trong hai tòa tháp của nhà thờ.
Ngọn lửa dữ dội bùng lên lúc 18h50 ngày 15/4 (23h50 giờ Việt Nam) tại Nhà thờ Đức Bà ở thủ đô Paris của Pháp, tạo ra cột khói lớn, khiến tháp chuông và phần lớn mái vòm nhà thờ đổ sập trước mặt nhiều người chứng kiến.
Nhà chức trách đã triển khai hơn 400 lính cứu hỏa để dập lửa và cố gắng cứu phần cấu trúc chính của Nhà thờ Đức Bà. Đám cháy chỉ được khống chế lúc 0h ngày 16.4, một lính cứu hỏa bị thương nặng trong quá trình dập lửa. Tuy nhiên, khói vẫn bốc lên từ nhà thờ, buộc lực lượng cứu hỏa tiếp tục phun nước.
"Chúng ta có thể coi cấu trúc chính và hai tháp cao của Nhà thờ Đức Bà đã được bảo vệ an toàn", giám đốc sở cứu hỏa Paris Jean-Claude Gallet phát biểu.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã phải huỷ bài phát biểu quan trọng về phong trào Áo Vàng trên truyền hình để có mặt ngay lập tức ở hiện trường vụ cháy. Ông Marcon khẳng định "điều tồi tệ nhất đã qua đi" và cam kết sẽ xây dựng lại công trình này. Tỷ phú Pháp Francois-Henri Pinault hứa đóng góp 113 triệu USD để trùng tu Nhà thờ Đức Bà Paris sau đám cháy.
Nguyên nhân dẫn tới vụ cháy chưa được xác định, nhưng các công tố viên Pháp loại bỏ khả năng đây là hành động cố ý. Lực lượng cứu hỏa nhận định đám cháy có thể liên quan đến công việc trùng tu đang diễn ra tại nhà thờ.
Phó Thị trưởng Paris Emmanuel Gregoire cho biết các công nhân đang chiến đấu với lửa "để cứu tất cả các tác phẩm nghệ thuật có thể cứu".
Các chuyên gia đã cảnh báo trong nhiều năm rằng Nhà thờ Đức Bà Paris đang trong tình trạng tồi tệ, vì nhà nước Pháp miễn cưỡng tài trợ cho công việc cải tạo trong những thập kỷ gần đây.
Các chuyên gia cho biết tòa nhà cần phục hồi 129,5 triệu bảng (150 triệu euro), nhưng nhà nước chỉ cung cấp 40 triệu euro.
Theo Danviet
Cận cảnh Nhà thờ Đức Bà Paris 850 tuổi chìm trong biển lửa Di sản 850 năm tuổi bị hư hại nặng nề sau vụ cháy, trong khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cam kết sẽ xây dựng lại công trình này. Các nhà lãnh đạo thế giới đã có phản ứng về vụ cháy kinh hoàng ở Paris, Pháp. Tổng thống Donald Trump đã gửi lời chia buồn với mất mát của người dân Pháp...