Cựu binh Mỹ tìm sự thật ảnh thảm sát Mỹ Lai
Tóc bạc trắng, nhà báo, nhiếp ảnh gia Ron Haeberle ngồi trong quán cà phê dưới chân Cột Cờ Hà Nội, gần Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, gương mặt đầy suy tư khiến tôi cứ nghĩ ông là người Mỹ trầm lặng. Nhấp một ngụm cà phê, ông nói: “Sang Việt Nam lần này, tôi sẵn sàng gặp bất cứ ai để có thể làm sáng tỏ một sự thật…”.
Buổi sáng định mệnh
Hóa ra người cựu binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam này vẫn còn sự thật cần làm rõ sau khi đã phơi bày một sự thật kinh hoàng khiến nước Mỹ và cả thế giới phẫn nộ.
Đến mức, nhiều người Mỹ phải thảng thốt kêu lên: “Đó không phải là sự thật. Không thể tin nổi chuyện như vậy đã xảy ra”. Nhưng đó là sự thật. Sự thật về cuộc thảm sát Mỹ Lai tưởng như đã bị chôn vùi nhưng đã được Ron Haeberle đưa ra ánh sáng.
“Tôi không thể quên được buổi sáng định mệnh hôm ấy, tôi đi trên trực thăng tới Mỹ Lai. Tôi mang theo hai chiếc máy ảnh: một chiếc Laika chụp phim đen trắng để nộp cho quân đội; một chiếc Nikon riêng của tôi chụp phim màu…” , Ron Haeberle nhớ lại.
Lúc ấy, Ron Haeberle không phải là nhà báo chuyên nghiệp mà là một quân nhân tập sự, được đi theo đại đội Charlie làm nhiệm vụ chụp ảnh những xác chết, để phục vụ việc báo cáo thành tích “diệt Việt cộng” của quân đội, và cung cấp hình ảnh cho tờ Stars and Stripes của quân đội Mỹ.
“Anh che chở cho em” ở khu chứng tích Sơn Mỹ
Sáng 16/3/1968, một nhóm lính Mỹ đổ bộ xuống thôn Mỹ Lai, Sơn Mỹ (Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) trong một cuộc tiến công “càn quét Việt cộng”. Khoảng 140 lính Mỹ, chủ yếu ở hai trung đội Bravo và Anphal của đại đội Charlie dưới sự chỉ huy của đại tá Ernest Medina.
Ngay khi đổ bộ xuống, lính Mỹ bắt đầu bắn phá điên cuồng vào mọi mục tiêu: người lớn, trẻ em, gia súc. Trong vòng bốn tiếng đồng hồ, quân Mỹ đã giết chết 504 thường dân, hầu hết là phụ nữ, người già và trẻ em. Những người lính quân đội Việt Nam (Việt cộng) trên thực tế lúc đó ở cách Mỹ Lai 240km.
“Bằng mọi giá tôi đi tìm sự thật nhân vật trong bức ảnh này là ai, họ còn sống hay đã chết. Khi sự thật lịch sử mất đi thì tính nhân văn cũng không còn”.
Ron Haeberle
Trung úy William Calley, chỉ huy đại đội Charlie – đại đội đã giết chết hơn 300 người dân ở Mỹ Lai ra lệnh “giết sạch, đốt sạch” những gì thấy trong làng. Ron Haeberle kể: “Khi chúng tôi đến gần hơn, tôi chứng kiến một người phụ nữ đang cố đứng dậy từ đống xác người, có vẻ chị ta, không thể đứng. Tôi không biết chị ta có phải Việt cộng không, chỉ biết chị là một trong những mục tiêu vẫn đang chuyển động, và một người lính đã sớm kết liễu chị bằng một phát súng vào đầu.
Ngay sau đó tôi thấy một người đàn ông già dắt hai đứa trẻ đi tới. Đó là những người Việt đầu tiên tôi nhìn thấy ở một khoảng cách gần. Ngay sau đó ông ta cùng hai đứa trẻ bị bắn chết. Tôi thực sự sốc, ông ta không có dáng vẻ gì là một du kích Việt cộng, hai đứa trẻ lại càng không. Đó chính là bức ảnh người đàn ông chết trên ruộng lúa và xác đứa bé trai nằm trên đường mà tôi đã chụp”.
Tôi hỏi: “Ông đã chụp bức ảnh nổi tiếng: “Anh che chở cho em” trong bối cảnh nào?”
Ron Haeberle đáp: “Khi máy bay quay lại và rà xuống mặt đường làng, tôi nhìn thấy một cậu bé đang nằm xuống che chở cho em gái mình. Tôi bấm máy”.
Ron Haeberle
Khi “người chết sống lại”
Cuộc thảm sát Mỹ Lai đã bị bưng bít, vụ việc vẫn chưa được biết đến nhiều khi nhà báo Seymour Hersh đăng bài viết đầu tiên trên một tờ báo nhỏ, trước đó rất nhiều báo đã từ chối đăng câu chuyện “không mấy thuyết phục” của ông.
Video đang HOT
Ron Haeberle quyết định gọi điện cho một người bạn, Joe Eszterhas, từng làm biên tập viên của tờ The Plain Dealer nói: ông có những bức ảnh về Mỹ Lai. Những bức ảnh của Ron Haeberle đã thực sự tạo nên một cơn địa chấn trong lòng nước Mỹ.
Những “người hùng” quân đội Mỹ bỗng chốc trở thành những tên sát nhân man rợ. Một cuộc điều tra quy mô lớn trong quân đội Mỹ do tướng William Peers thực hiện kéo dài ba tháng.
Ron Haeberle được mời đến nhiều nơi ở nước Mỹ để nói chuyện về cuộc thảm sát. Ông trở thành nhân chứng quan trọng của vụ việc tai tiếng nhất lịch sử quân đội Hoa Kỳ.
Nhưng mỗi khi nhắc lại câu chuyện thảm sát Ron Haeberle lại cảm thấy đau đớn. Ông thốt lên: “Tôi ở đó. Tôi là một trong họ. Tôi có tội như mọi người khác”.
Nhiều người đã đặt câu hỏi vì sao hầu như tất cả các bức ảnh ông chụp về vụ thảm sát Mỹ Lai đều là cảnh những người dân đã chết, không có cảnh lính Mỹ đang giết họ.
Ron Haeberle thường im lặng. Ít ai biết ông đã lặng lẽ xé đi rất nhiều bức ảnh lính Mỹ giết dân lành Mỹ Lai, vì xấu hổ, vì bất lực trước tội ác và vì nỗi đau cứ giày vò mỗi khi nhìn lại những khoảnh khắc kinh hoàng ấy.
Tháng 10/2011, Ron Haeberle trở lại Sơn Mỹ thăm lại nơi vụ thảm sát xảy ra. Cùng đi với ông có một nhân vật đặc biệt mà từ đó mở ra một sự thật khác khiến cho Ron Haeberle cứ đau đáu muốn làm sáng tỏ. Nhân vật đặc biệt ấy chính là Trần Văn Đức – đứa bé trong bức ảnh nổi tiếng “Anh che chở cho em” ngày nào.
Ông Ron Haeberle trở lại Mỹ Lai ngày 16/3/2013 và gặp gỡ các nhân chứng để tìm sự thật cho bức ảnh
Nhấp một ngụm cà phê, Ron Haeberle phá tan không khí trầm uất khi kể cho tôi nghe về câu chuyện “người chết sống lại” khi ông trở lại Mỹ Lai.
Trần Văn Đức – cậu bé Mỹ Lai – trước đó ở gần chợ Bình Đức, cách Mỹ Lai gần 10km. Năm 1967, vì sợ bom Mỹ oanh tạc vào khu đông dân cư, gia đình Trần Văn Đức tản cư về Mỹ Lai sinh sống. Khi sự kiện xảy ra, Đức 7 tuổi.
Sáng đó, 5 anh em anh Đức cùng mẹ bị lính Mỹ lùa ra tập trung nơi ruộng lúa. Sau loạt đạn đầu tiên, mẹ anh Đức trúng đạn vào chân và bụng, các chị em của anh rải rác quanh đó, hoặc bị thương, hoặc nằm im giả chết.
Khi toán lính rút vào làng, mẹ Đức bảo anh ôm lấy em gái Trần Thị Hà, 14 tháng tuổi trốn về nhà bà ngoại. Bà bị thương không thể đi theo. Đức nghe lời mẹ ôm em gái đi trên đường làng, không lâu sau đó mẹ Đức bị tên lính Mỹ thứ hai bắn chết.
Đức và Hà đi bộ 7km về đến nhà bà ngoại, không lâu sau chị gái anh cũng sống sót và tìm được về nhưng một chị gái, em gái và mẹ của Đức vĩnh viễn nằm lại trên cánh đồng.
Đức, Hà và chị gái anh sống những ngày đói khổ trong sự đùm bọc của bà ngoại. Sau này Đức lớn lên, đi học, trở thành công an huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi rồi đi xuất khẩu lao động tại Đức và ở lại đó.
Về ban quản lý khu chứng tích Sơn Mỹ, Đức phát hiện mình và em gái chính là hai nhân vật trong bức ảnh “Anh che chở cho em” đang treo ở đây (bức ảnh do Ron Haeberle chụp, nhưng khu chứng tích đã không đề tên tác giả).
Đức rất ngạc nhiên khi chú thích của bức ảnh lại ghi là “Trương Bốn, Trương Năm, sau khi bức ảnh được chụp lại, hai đứa bé đã bị bắn chết”.
Theo Đức, bức ảnh đã viết sai sự thật lịch sử vì nhân vật trong đó không phải là Trương Bốn, Trương Năm và người được chụp vẫn còn sống.
Sau nhiều buổi làm việc, thư từ điện thoại, gặp trực tiếp kiến nghị của Đức với lãnh đạo Quảng Ngãi, Sở Văn hóa Quảng Ngãi đã chỉ đạo BQL Khu chứng tích sửa lại thành: Anh che chở cho em trước họng súng quân thù, hai em bị lính Mỹ bắn chết sau khi bức ảnh được chụp.
Lần sửa lại này, theo Đức, vẫn viết sai sự thật lịch sử nên tiếp tục kiến nghị. Nhưng con đường chứng minh mình và em gái là hai nhân vật trong bức ảnh và vẫn còn sống quả thật “hành lộ nan”. Người đàn ông này đã phải viết đơn khiếu nại lên Bộ trưởng Văn hóa – Thể thao và Du lịch Hoàng Anh Tuấn.
Phóng viên ảnh bị lãng quên và sự thật chưa được chấp nhận
Trần Văn Đức đã tìm gặp Ron Haeberle và họ cùng nhau trở lại Sơn Mỹ để chứng minh một sự thật: nhân vật trong bức ảnh “Anh che chở cho em” là Đức và em gái và họ không chết như chú thích ảnh.
Tới khu chứng tích Sơn Mỹ, dù cố gắng che giấu tâm trạng nhưng Ron Haeberle không giấu được thất vọng khi những bức ảnh về vụ thảm sát Mỹ Lai không đề tên tác giả. Ông lắc đầu: “Phóng viên ảnh thường bị lãng quên”.
Trong cuộc đối chất 24/10/2011 tại khu chứng tích Sơn Mỹ, lãnh đạo khu chứng tích và chính quyền địa phương vẫn khăng khăng cho rằng hai đứa bé trong bức ảnh “Anh che chở cho em” đã chết. Ron Haeberle khẳng định: khi ông chụp bức ảnh thì hai đứa bé còn sống. Nhưng sau đó hai đứa bé còn sống hay chết thì dĩ nhiên ông không thể biết.
Sau cuộc đối chất, Trần Văn Đức và em gái cùng Ron Haeberle đã ra thực địa quãng đường 43 năm trước để “đi lại”. Giữa cánh đồng xanh ngắt như cái buổi sáng năm ấy, giữa bờ cỏ và con đường những người từng hai đầu chiến tuyến đã dựng lại cảnh một bức ảnh mà thực tế đã trùng khớp từng chi tiết.
Đức và em gái diễn tả lại cảnh tượng lúc Ron chụp bức ảnh “Anh che chở cho em”
Mồ hôi và nước mắt của Ron Haeberle và hai anh em Đức đã rơi trong khi diễn cái cảnh mà chỉ nhớ lại thôi cũng khiến họ run rẩy. Nhưng cuộc “thực địa” của họ không được Khu chứng tích Sơn Mỹ quan tâm.
Ron Haeberle ngồi lặng một lúc, ngắm Cột Cờ và chiếc máy bay trưng bày trước Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, rồi nói với tôi: “Những gì ở Mỹ Lai rất buồn. Chúng ta không thể thay đổi lịch sử, nhưng có thể thay đổi cách nhìn về lịch sử”.
“Ông có tin chắc nhân vật trong hai bức ảnh “Anh che chở cho em” là hai anh em Trần Văn Đức?”. Ron Haeberle quả quyết: “Bây giờ tôi có thể khẳng định 99% đó là hai anh em Đức. Đức kể thời điểm tôi chụp ảnh Đức ôm Hà chạy trên đường làng và Đức ngẩng lên nhìn thấy một chiếc trực thăng có vẽ hàm cá mập với bộ răng trắng.
Đúng là có một chiếc trực thăng như thế. Đức cũng nói vào thời điểm đó có hai đứa trẻ đang chạy về phía đường 521 (đường làng Sơn Mỹ), chi tiết này cũng chính xác. Và điều quan trọng nhất là khi chụp ảnh, tôi chụp theo trình tự thời gian đã được đánh thứ tự 1 2 3 4 trên phim.
Đức đã diễn tả được câu chuyện và về chiếc trực thăng cá mập theo đúng trình tự về thời gian, không gian như tôi đã đánh dấu”.
Mặc cho người chụp ảnh, nhân vật trong ảnh, nhiều nhân chứng và cả chuyến “thực địa” đều chứng minh “Anh che chở cho em” chính là Đức và Hà, nhưng lãnh đạo khu chứng tích Sơn Mỹ vẫn không muốn nói về việc này và không chấp nhận sự thật.
Lần trở lại Việt Nam này, ở Hà Nội, Ron Haeberle đã gặp Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên tư lệnh quân khu 4. Tại cuộc gặp, Trung tướng Thước đã nói với người cựu binh Mỹ: “Việc này không chỉ liên quan đến một cá nhân anh Đức hay ông giám đốc bảo tàng, mà chuyện liên quan đến nhiều người và một sự kiện lịch sử rất lớn. Nếu ai đó nên nghe ông thì phải là người có lời nói và vai trò quan trọng. Tôi mong sự thật được trả về đúng vị trí để công bằng với cả người sống và đã mất. Theo tôi nên có một cuộc hội thảo. Hai bên đều có chứng cứ, đều nên đưa ra để bảo vệ quan điểm. Tôi rất hoan nghênh ông Ron đến đây hôm nay”.
16/3 mới đây, đúng ngày kỷ niệm 45 năm vụ thảm sát Mỹ Lai, Ron Haeberle trở lại nơi mà mình đã chụp những bức ảnh gây chấn động nước Mỹ. Ông lại gặp gỡ các nhân chứng, lại đi trên con đường làng xanh ngắt, lúa còn ngậm sữa ấy.
Vẻ bình yên khiến nỗi đau của ông nguôi ngoai đi nhiều. Nhưng người đàn ông Mỹ 70 tuổi này vẫn quyết đi tìm sự thật cho bức ảnh của chính mình. Ông nói: “Bằng mọi giá tôi đi tìm sự thật nhân vật trong bức ảnh này là ai, họ còn sống hay đã chết. Khi sự thật lịch sử mất đi thì tính nhân văn cũng không còn”.
Nhưng một điều không cần tìm, chính là người chụp những bức ảnh thảm sát Mỹ Lai vẫn treo ở Khu chứng tích Sơn Mỹ, nhưng sao người ta vẫn không đề tên tác giả Ron Haeberle?
Theo ANTD
Kỷ niệm 50 năm huyện Quỳ Hợp: Điểm sáng miền Tây xứ Nghệ
Cách đây tròn 50 năm, ngày 19/4/1963, Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ra Quyết định số 52 CP, phê chuẩn việc chia huyện Quỳ Châu để thành lập 3 huyện là Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Quế Phong.
Một góc Hồ Thung Mây.
Hòa chung không khí của toàn Đảng, toàn dân và toàn dân ta ra sức thi đua lập nhiều thành tích hướng tới kỷ niệm 38 năm Ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước, kỷ niệm 123 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và các ngày lễ lớn của đất nước, ngày 19/4/2013 huyện Quỳ Hợp chính thức long trọng kỷ niệm lần thứ 50 năm ngày thành lập huyện (19/4/1963 - 19/4/2013) và vui mừng đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Huyện Quỳ Hợp được thành lập với số dân hơn 23 ngàn người, từ 10 xã của huyện Quỳ Châu (cũ) là Châu Yên, Châu Sơn, Châu Lý, Châu Thái, Châu Quang, Châu Đình, Châu Hồng, Châu Lộc, Châu Cường, Châu Thành và 3 xã của huyện Nghĩa Đàn là Nghĩa Sơn, Nghĩa Xuân và Tam Hợp. Nửa thế kỷ đã qua, trong cuộc hành trình cùng đất nước, trên mảnh đất thân yêu này đã diễn ra những biến động to lớn, những bước đổi thay nhanh chóng, để có được những thành tựu quan trọng và xây đắp nên 1 diện mạo mới cho quê hương Quỳ Hợp hôm nay.
Lịch sử 50 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Quỳ Hợp đã ghi đậm bằng những phấn đấu, hy sinh, những chiến công chói lọi, vượt qua những bước thăng trầm gắn với từng giai đoạn lịch sử huyện nhà.
Ngày mới ra đời đã phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, gian khổ và thiếu thốn tưởng chừng như không thể vượt qua được, đó là hoàn cảnh của một huyện miền núi, đất rộng người thưa, trình độ dân trí thấp, cuộc sống nghèo nàn, lạc hậu và đa số nhân dân còn mù chữ... Thế nhưng, với truyền thống yêu quê hương, đất nước, dưới ánh sáng Đảng quang vinh và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, các thế hệ lãnh đạo và nhân dân các dân tộc huyện nhà đã đồng cam, cộng khổ, kề vai, sát cánh vượt qua mọi khó khăn, thử thách để xây dựng và bảo vệ quê hương.
Với những cống hiến xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, Đảng bộ nhân dân và các lực lượng vũ trang Quỳ Hợp đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương quân công hạng ba và nhiều phần thưởng cao quý khác. Các xã Tam Hợp, Nghĩa Xuân, Châu Quang, Đồng Hợp đã được tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân". 9 bà mẹ được truy tặng và 3 bà mẹ được phong tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng". Hàng ngàn người trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều huân chương, huy hiệu các loại; 1.398 đảng viên lão thành được nhận huy hiệu 40, 50, 60, 70 và 80 tuổi Đảng.
Trong các cuộc kháng chiến lâu dài, anh dũng để bảo vệ và giải phóng Tổ quốc, hàng ngàn người con thân yêu của Quỳ Hợp đã ngã xuống, đã cống hiến cuộc đời và tuổi thanh xuân của mình cho dân tộc, cho đất nước. Trong đó có 642 liệt sỹ, 614 thương binh, 218 bệnh binh và nhiều gia đình cựu chiến binh của quê hương Quỳ Hợp đã phải chịu bao hậu quả tàn ác do chất độc da cam của đế quốc Mỹ gây ra.
Đến nay, toàn huyện đã xây dựng và tu sữa được 206 nhà tình nghĩa với số tiền 1,83 tỷ đồng, tặng hơn 1 ngàn sổ tiết kiệm tình nghĩa cho các Bà mẹ Việt Nam anh hùng và các gia đình liệt sỹ, thương bệnh binh. Xây dựng Đài nghĩa trang liệt sỹ huyện và 7 đài tưởng niệm liệt sỹ ở các xã, thị trấn.
Một góc thị trấn Quỳ Hợp hôm nay.
Năm 2012, sản lượng lương thực toàn huyện đạt 33.128 tấn, cao nhất từ trước tới nay. Tổng đàn trâu, bò toàn huyện đã có 33.550 con, đàn lợn 50.236 con. Cùng với việc đầu tư xây dựng Nhà máy đường Phủ Quỳ với công suất 9 ngàn tấn mía/ngày, cây mía đã phát triển rất mạnh, trở thành "cây xoá đói giảm nghèo" của nhân dân, làm thay đổi bộ mặt của nhiều xã trong huyện. Với 7.107 ha, sản lượng mía của Quỳ Hợp đã đảm bảo gần 50% công suất và là vùng nguyên liệu ổn định của nhà máy.
Non nước Quỳ Hợp.
Huyện Quỳ Hợp được thiên nhiên ban tặng nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú. Năm 1980, nhà nước ta hợp tác với Liên Xô xây dựng và khai thác mỏ thiếc Quỳ Hợp. Hiện nay trên địa bàn huyện có 4 Công ty Liên doanh nước ngoài, 8 Doanh nghiệp nhà nước, 221 Hợp tác xã và Doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động trên lĩnh vực Công nghiệp - Dịch vụ. Toàn huyện đã quy hoạch và xây dựng 3 khu công nghiệp ở Thị trấn, Châu Quang, Châu Hồng, đang lộ trình xây dựng thêm cụm công nghiệp nhỏ Thọ Sơn xã Thọ Hợp.
Năm 2012, các sản phẩm chủ yếu đạt được khá cao, cụ thể: đường kính 77.516 tấn, thiếc thỏi 1.255 tấn, đá ốp lát 1.500.000m2, bột đá siêu mịn 10.000 tấn, ... Giá trị sản xuất Công nghiệp - xây dựng tăng bình quân hàng năm 20%, tỷ trọng Công nghiệp - xây dựng chiếm 34,5% GDP. Sản phẩm công nghiệp Quỳ Hợp có mặt ở khắp thị trường trong nước và nhiều nước trên thế giới... Năm 2012, thu ngân sách huyện đạt 118 tỷ đồng, nhiều năm Quỳ Hợp đứng thứ 2 toàn tỉnh về thu thuế Công thương nghiệp ngoài quốc doanh.
Huyện Quỳ Hợp được Bộ Văn hoá thông tin và UBND Tỉnh Nghệ An chọn xây dựng thí điểm huyện văn hoá miền núi và dân tộc thiểu số khu vực Bắc Trung bộ. Sau 12 năm thực hiện đề án, đã thu được nhiều kết quả quan trọng. Đến nay toàn huyện đã có: 5 xã được công nhận xã đạt chuẩn văn hoá, 208 làng văn hoá; 31 cơ quan, 57 trường học được công nhận đơn vị văn hoá; 80,2 % gia đình văn hoá. Các thiết chế văn hóa, thể thao được đầu tư xây dựng và nâng cấp theo hướng đạt chuẩn quốc gia.
Đến nay, Quỳ Hợp có 70 trường học và 1 Trung tâm Giáo dục Thường xuyên, 1 Trung tâm Hướng nghiệp dạy nghề. Trong đó có 38 trường đạt chuẩn quốc gia. Toàn huyện có 25.912 em học sinh các cấp. Chất lượng giáo dục đào tạo ngày càng được nâng cao. Huyện được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2003, THCS năm 2005 và đạt thành tích xuất sắc vào năm 2012. Hàng vạn học sinh Quỳ Hợp đã được vào các trường đại học và trưởng thành, có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước... Hiện nay, toàn huyện có 1 bệnh viện đa khoa, 1 Trung tâm Y tế, 1 Xí nghiệp Dược phẩm, 21 trạm Y tế xã thị trấn, và 6 xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về Y tế, với hơn 200 cán bộ y bác sỹ.
Quỳ Hợp phát triển các khu công nghiệp nhỏ.
Với những kết quả nổi bật và thành tích đạt được trên Quỳ Hợp vinh dự được Chủ tịch Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba cho nhân dân và cán bộ huyện Quỳ Hợp. Đây là phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước vinh danh và tặng thưởng, là niềm vinh dự, tự hào trong trang lịch sử truyền thống vẻ vang của huyện để các thế hệ hôm nay và mai sau tiếp bước noi theo .
Với truyền thống 50 năm chiến đấu, xây dựng và phát triển, dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng, với những khát vọng cao cả hướng tới tương lai tốt đẹp của quê hương, đất nước. Đảng bộ, nhân dân và các lực lượng vũ trang Quỳ Hợp sẽ siết chặt đội ngũ, chung sức, chung lòng, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước để thực hiện thắng lợi những mục tiên kinh tế xã hội đến năm 2015 mà Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 19 đã đề ra, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội 17 của Đảng bộ tỉnh Nghệ An và Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11.
Theo Dantri
Cục Cảnh sát bảo vệ gặp mặt ngày truyền thống Nhân kỷ niệm 39 năm ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát bảo vệ (15-4-1974/15-4-2013), chiều 12-4, Cục Cảnh sát bảo vệ (CSBV) đã long trọng tổ chức Lễ gặp mặt các thế hệ cán bộ lãnh đạo, chỉ huy. Ra đời trong hoàn cảnh cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang ở giai đoạn quyết liệt, cùng với quân dân cả...